xTer học FUNiX trong 2 năm 8 tháng và lời khuyên cho người trái ngành theo IT
Những câu hỏi tiếp theo trong chuỗi câu hỏi - đáp của bạn Vũ Thế Anh trong chương trình xTalk ngày 3/7. Thế Anh đã chia sẻ kinh nghiệm học tập cho người trái ngành theo IT.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Những câu hỏi tiếp theo trong chuỗi câu hỏi – đáp của bạn Vũ Thế Anh trong chương trình xTalk ngày 3/7. Thế Anh đã chia sẻ kinh nghiệm học tập cho người trái ngành theo IT.
Hỏi: Việc học lập trình mà không nắm hết tất cả các code thì có ổn hay không và nên giải quyết vấn đề này như thế nào?
Vũ Thế Anh: Từ “các code” thì hơi chung nên mình sẽ phân tích thế này:
Một, nếu thuộc về phạm trù những câu lệnh của một ngôn ngữ lập trình, cái này buộc các bạn một phần nào đó phải nhớ rồi, nhưng cũng k sao, giờ các công cụ lập trình đều có chức năng nhắc câu lệnh cho bạn, không cần phải ghi nhớ quá nhiều.
Hai, nếu code này là code giải quyết một bài toán hay vấn đề, thì quan điểm của mình thì các bạn hãy nắm rõ phương pháp và cách giải quyết vấn đề, chứ đừng nên học thuộc code. Chẳng hạn như trong thuật toán sắp xếp chọn (Selection Sort) đi, thì cái mình cần nhớ là thuật toán tìm con số nhỏ nhất và sắp xếp. Mình chỉ nhớ vậy thôi, không cần nhớ code làm gì, nhớ được ý chính của một thuật toán rồi, thì code bằng ngôn ngữ nào cũng được bạn ơi!
Hỏi: Bạn học ngày mấy tiếng. Thời gian học liên tục bình quân là bao lâu? Một môn theo chương trình là 50 tiếng thì bạn học trong bao nhiêu thời gian?
Vũ Thế Anh: Đây, đây là điều mình tự hào khi học tại FUNiX: Học tại FUNIX mình đã phát triển riêng một phương pháp học luôn rồi. Đốii với mình không quan trọng là mình học bao nhiêu tiếng, mình tính theo số buổi học 01 tuần của mình là bao nhiêu. Tức là mình tính theo buổi, một ngày có 03 buổi, sáng chiều tối, thì mình chỉ đơn giản là nếu trong buổi này mình có học (11 tiếng hay đến 03 tiếng cũng được) thì mình cứ tính là một buổi. Và một tuần học ít nhất 08 buổi.
Quan điểm mình thấy nếu mình tính chi tiết từng tiếng quá thì có vẻ hơi mất tập trung, nên mình tính số buổi, để từ đó có động lực và sự an ủi bản thân mình thôi. Ví dụ tuần này mình học tập trung được tới 12 buổi (vượt qua chỉ tiêu 8 buổi luôn). Nhưng tuần sau bận bịu bạn bè với công việc này nọ thì mình chỉ học được 6 buổi thôi (dưới chi tiêu) nhưng bù qua lại thì mình vẫn ổn! Vì vậy nên mình cũng không để ý là một môn ghi là 50 tiếng thì mình học hết mấy tiếng, quan trọng là kiến thức bạn nhé!
Và một điều quan trọng nữa, các bạn phải ghi lại những gì mình đã học nhé, mình là mình chụp hình hết tất cả những bài học của môn học, nên các bạn nhìn nè, sau một thời gian là mình đã có một bộ kiến thức khá đồ sộ rồi!
Hỏi: Nếu là một người trái ngành theo IT, hoàn toàn trước giờ ít sử dụng công nghệ, khi mới học ở FUNiX sẽ cảm thấy rất mơ hồ và rối rắm vì các thuật ngữ chuyên môn, thậm chí là cả về vấn đề ngôn ngữ tiếng Anh. Xin một lời khuyên từ bạn để người trái ngành theo IT như mình vượt qua các khó khăn này?
Vũ Thế Anh: Nói về tiếng Anh, thì mình thấy nếu bạn đã theo ngành lập trình nói riêng, và IT nói chung thì các bạn phải chịu khó cải thiện. Vì các công nghệ cũng như ngôn ngữ lập trình đều được tạo ra từ các nước sử dụng ngôn ngữ Anh mà.
Bạn đừng lo, mình là người trái ngành theo IT, khi học ban đầu cũng rối lắm. Nhưng tiếp xúc nhiều rồi sẽ quen ấy mà. Như hồi đó mình học mình ấn tượng với chữ “polymorphism” (tính đa hình trong lập trình định hướng đối tượng) lắm, hay từ “encapsulation”… đều là các từ nói chung là rất dài, nhưng học riết nó quen, dù là người trái ngành theo IT, khi quen thì lúc gặp là bạn sẽ nhớ.
Bàn về cách học tiếng Anh thì theo mình các bạn hãy cứ tập trung vào 2 điều (mình cũng là người tập trung học và cải thiện tiếng Anh nhiều):
Hãy tạo cho mình thật nhiều cơ hội để cọ xát với tiếng Anh, xem tivi,nghe nhạc, tham dự các câu lạc bộ, v.v miễn là cọ xát với English (kỹ năng nghe, đọc, viết).
Mình khuyên các bạn hãy bỏ thời gian luyện Pronunciation English (Paul Gruber’s Pronunciation workshop), kỹ năng nói, bởi vì mình thấy, nếu các bạn đã nắm cách phát âm một từ, thì các bạn sẽ rất tự tin. Có thể là mình nói tiếng Anh vẫn là giọng Việt Nam nhưng nếu mình phát âm tròn trịa và đúng về từ, thì người nước ngoài họ vẫn nghe được thôi. Và tiếng Anh là công cụ để giao tiếp mà, miễn hai bên hiểu nhau thì bạn đã sử dụng tiếng Anh thành công.
Quỳnh Anh (tổng hợp) – (còn nữa)
- Tôi tốt nghiệp FUNiX rồi anh chị em ơi!
- Kinh nghiệm bảo vệ đồ án tốt nghiệp của sinh viên FUNiX
- Kinh nghiệm học nhanh chương trình Cử nhân Công nghệ thông tin tại FUNiX
Bình luận (0
)