Phân biệt các ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính? Có nên học không?
- Học sinh cấp 2 học khoa học máy tính tại FUNiX: Thích thú vì được làm game
- Muốn làm lập trình viên thì học ngành gì và học ở đâu?
- Trẻ học khoa học máy tính có tốt không? Cách học khoa học máy tính hiệu quả
- Cha mẹ có nên chọn khoa học máy tính làm “điểm bật” cho nghề nghiệp tương lai con?
- Thế hệ trẻ có nên học khoa học máy tính không? Top 3 cơ sở đào tạo Khoa học máy tính uy tín
Table of Contents
Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính sẽ là những ngành cực kỳ “hot” trong tương lai. Chúng ta đang ở thời đại 4.0 nên nhu cầu về công nghệ, khoa học máy tính rất lớn. Tuy nhiên, dù thực tế là khác biệt nhưng hai ngành này hay bị nhầm lẫn với nhau. Hãy cùng FUNiX khám phá nhiều hơn về sự khác nhau của hai ngành học này nhé!
1. Khái niệm Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính
Nhiều bạn tìm hiểu về Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính thì bị nhầm lẫn giữa chúng. Thực chất thì Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính có những khái niệm phân định khác nhau. Sau đây là một số khái niệm giúp bạn hiểu hơn về Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính:
Một số khái niệm đáng chú ý của ngành Khoa học máy tính:
- Sử dụng phương thức viết mã tích hợp dữ liệu và cấu trúc dữ liệu
- Viết các thuật toán và mô hình thống kê.
- Người học sẽ được hướng dẫn về cách viết mã sao cho hiệu quả nhất. Giúp bạn tập trung hơn vào cách tạo ra các thuật toán sao cho hiệu quả tối ưu.
- Ngành Khoa học máy tính thì tập trung vào phần mềm hơn là phần cứng của máy tính.
- Học ngành Khoa học máy tính xong để bạn có thể ra ngoài làm việc thì còn một số yêu cầu như: chứng chỉ phân tích thuật toán, kiến trúc máy tính,…
Một số khái niệm đáng chú ý của ngành Kỹ thuật máy tính:
- Kỹ thuật máy tính tập trung vào cách xây dựng các thiết bị, ứng dụng, phần mềm.
- Không chỉ bao hàm lý thuyết tính toán mà còn kết hợp kỹ thuật điện, vật lý và khoa học máy tính.
- Ngành Kỹ thuật máy tính tập trung vào phần cứng hơn là phần mềm.
- Ngành này liên quan mật thiết đến kỹ thuật và vật lý chuyên sâu.
- Ngành này thiên về cách thức hoạt động của mọi vật. Người học sẽ ứng dụng những nguyên lý đó vào sáng tạo ra cái mới.
>>> Xem thêm: Ngành Khoa học máy tính Bách Khoa điểm chuẩn đầu vào 2023
2. Phân biệt ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính
Ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính có những điểm giống nhau và khác nhau. Sau đây, FUNiX sẽ cùng bạn đi tìm hiểu thêm về các sự khác biệt này nhé.
2.1. Sự giống nhau của Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính
Mặc dù tổng thể thì Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính có những điểm khác nhau về chuyên môn. Tuy nhiên nếu xét sâu hơn về các khía cạnh khác, hai ngành này vẫn có những điểm giống nhau:
- Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính đều được dùng để giải quyết vấn đề.
- Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính đều thuộc Công nghệ thông tin. Chúng đều sử dụng dữ liệu thông tin, ngôn ngữ máy tính và lập trình.
- Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính có sự liên quan đến nhau, bao hàm nhau.
2.2. Sự khác nhau của Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính
Bên cạnh những điểm giống nhau, Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính cũng có sự khác nhau:
Về nội dung học tập:
- Khoa học máy tính: Thiết kế phần mềm và tạo dựng thuật toán.
- Kỹ thuật máy tính: Kết hợp giữa khoa học máy tính và kỹ thuật điện tử.
Về chương trình đào tạo:
- Khoa học máy tính: Nội dung mang tính lý thuyết.
- Kỹ thuật máy tính: Ngoài lý thuyết thì còn nội dung về đạo đức, tác động của kỹ thuật đối với xã hội. Thực hành nhiều, không nặng lý thuyết.
Về các khóa học bổ trợ:
- Khoa học máy tính: Thiết kế và Phân tích các thuật toán. Giới thiệu về Kỹ thuật phần mềm, Phân tích dữ liệu, Hệ điều hành.
- Kỹ thuật máy tính: Điện và từ tính, Giải tích, Cơ khí, Vật lý đại cương, Mạch điện, Thiết kế máy móc,…
Về các kỹ năng kèm theo cần trau dồi:
- Khoa học máy tính: Thiết kế phần mềm, viết mã, thông thạo ngôn ngữ lập trình,…
- Kỹ thuật máy tính: Thiết kế vi mạch, bộ vi xử lý, kiến trúc máy tính,…
>>> Xem thêm: Tìm hiểu các thông tin liên quan đến ngành Khoa học máy tính
3. Có nên học ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính không?
Có nên học hay không hẳn là câu hỏi của nhiều bạn trẻ khi tìm hiểu về hai ngành này. Vậy câu trả lời cho vấn đề này sẽ là nằm ở chính bản thân bạn. Vì chỉ có bạn mới biết được bản thân mong muốn điều gì.
Nếu bạn thích lý thuyết thì bạn có thể học ngành Khoa học máy tính. Nếu bạn không tốt trong việc học lý thuyết thì bạn có thể theo học ngành Kỹ thuật máy tính.
Việc chọn lựa ngành học nào cũng cần dựa vào năng lực của bản thân. Mỗi năm các trường sẽ có điểm chuẩn các ngành khác nhau. Và các thí sinh phải xem xét điểm chuẩn các năm trước để sắp nguyện vọng chọn ngành theo học.
Tuy nhiên, ngành Kỹ thuật máy tính sẽ có triển vọng phát triển hơn. Vì ngành này mang tính thực hành cao hơn lý thuyết. Các công ty, tổ chức sẽ có nhu cầu về kỹ sư thiên điều hành hơn là nghiên cứu lý thuyết.
4. Học Khoa học máy tính ở đâu tốt nhất?
Sau khi đã phân biệt rõ được 2 ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính, chắc chắn bạn đã có được lựa chọn ngành nghề phù hợp cho riêng mình.
Hiện nay, nhiều bạn trẻ đã tìm hiểu và được cha mẹ định hướng theo đuổi ngành khoa học máy tính ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hiểu được nhu cầu đó, FUNiX đã thiết kế chương trình Khoa học máy tính với Python cho các bạn trẻ học cấp 2, cấp 3 với một lộ trình học tập chất lượng.
Chương trình học Khoa học máy tính với Python của FUNiX được thiết kế cá nhân hóa theo năng lực và nhu cầu của từng trẻ với 3 học phần:
- Khoa học máy tính: Làm quen với khoa học máy tính, tìm hiểu về các khái niệm, cú pháp, câu lệnh trong lập trình với ngôn ngữ Python.
- Lập trình Website: Tìm hiểu về website, học cách viết Website bằng HTML, CSS và JavaScript.
- Game với Python: Lên ý tưởng thiết kế game, học các câu lệnh, cú pháp để xây dựng một trò chơi hoàn chỉnh.
Bên cạnh đó, các bạn trẻ còn được học tập online 100% linh hoạt cùng đội ngũ hơn 5000+ Mentor sẵn sàng hỗ trợ 1-1 mỗi khi cần. Đồng thời, FUNiX đề cao tính thực hành để kiến thức các học viên nhận được đều là kiến thức thực thay vì lý thuyết suông. Vì vậy, ngay trong và sau mỗi buổi học, các bạn học viên đều có thể tự tạo ra các sản phẩm cá nhân theo sở thích của chính mình.
Sau khi kết thúc chương trình học, trẻ sẽ được trang bị các kiến thức theo tiêu chuẩn kiến thức khung CSTA K-12 CS của Mỹ – Khung chuẩn quốc tế về Khoa học máy tính được công nhận rộng rãi dành riêng cho học sinh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hai ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính mà FUNiX gửi đến bạn. FUNiX hy vọng sẽ giúp bạn một phần trong việc lựa chọn được ngành học ưng ý. Chúc bạn học tập tốt và thành công trong tương lai với lựa chọn của mình. Đừng quên chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng bạn theo đuổi đam mê nhé!
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình khoa học máy tính, hãy tham khảo ngay khóa học tại FUNiX:
>>> Xem thêm chuỗi bài viết liên quan:
7 bước chinh phục thành công bằng khoa học máy tính
Có nên học Đại học trực tuyến không? Phân tích ưu nhược điểm
Bằng cấp ngành khoa học máy tính nào cần thiết cho sự nghiệp của bạn?
Bật mí thành công học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì
Làm thế nào để tự học khoa học máy tính một cách hiệu quả
Top 10+ ứng dụng game điện thoại và PC hay nhất mọi thời đại
Nguyễn Cúc
Bình luận (0
)