Con đường nghề nghiệp - Career Path trong nghề IT

Con đường nghề nghiệp – Career Path

Chia sẻ kiến thức 28/06/2021

Con đường nghề nghiệp (Career Path) là vấn đề không chỉ của các bạn sinh viên, còn là vấn đề chung của các bạn đã đi làm. Chọn nghề đã khó, chọn nghiệp còn khó hơn.

Bạn chọn làm nghề IT, nhưng sẽ chọn làm gì trong nghề IT? Bạn chọn code, nhưng sẽ chọn code bằng ngôn ngữ gì? Với kinh nghiệm hơn 10 năm làm lập trình, nhiều năm đi tuyển dụng, tớ sẽ chia sẻ một chút góc nhìn của bản thân tớ về Career path trong nghề IT.  Hy vọng qua đó các bạn có thêm tham khảo để chọn ra được đúng con đường của mình, trả lời được câu hỏi “nên chọn làm gì trong nghề IT?”.        

Theo thống kê của Wikipedia, trên thế giới có 700 ngôn ngữ lập trình (theo HOPL thống kê có tới 8.945 ngôn ngữ lập trình đã từng tồn tại). Với cá nhân tớ thì sẽ chia 700 ngôn ngữ lập trình trên ra làm 3 nhóm chính: Nhóm Hiếm, Nhóm Phổ Thông, Nhóm Tương Lai.

Nhóm đầu tớ gọi là nhóm Hiếm, code sử dụng ngôn ngữ cũ, ít gặp, ít người dùng (Pascal, C++…) cũng như ít bạn chọn những ngôn ngữ này làm ngôn ngữ lập trình chính. Đồ càng hiếm càng quý, do ít người thành thạo những ngôn ngữ này, sự cạnh tranh của các bạn sẽ ít hơn, và lương các bạn nhận có thể sẽ cao hơn so với nhóm khác. Tuy nhiên đi kèm đó là số job cũng như cơ hội để các bạn chuyển dự án, chuyển công ty thấp. Cùng với đó do cộng đồng sử dụng ngôn ngữ này ít nên những vấn đề gặp phải rất khó tìm kiếm câu trả lời từ cộng đồng lập trình.

Nhóm thứ hai tớ gọi là nhóm Phổ thông. Đây là nhóm gồm những ngôn ngữ lập trình được nhiều công ty sử dụng, là những ngôn ngữ lập trình có nhiều người lựa chọn là ngôn ngữ lập trình chính: Java, .Net, PHP, JS… Các bạn thử tìm kiếm các thông tin tuyển dụng trên mạng, hầu hết các job đều tập trung tuyển vào nhóm lập trình này. Nhóm này cộng đồng cực kì lớn, các bạn có ưu thế về tài liệu, kinh nghiệm, cũng như chia sẻ thông tin cực kì nhiều, cực kì chi tiết và có hang nghìn những bài giảng, tutorial online. Dải lương của nhóm này cũng chính là dải lương trung bình của nghề lập trình viên do nhóm này chiếm số lượng đa số. Các bạn có nhiều lựa chọn nhưng cũng đồng nghĩa các bạn có nhiều cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển trong nhóm này, các bạn cần trau dồi, cập nhật kiến thức một cách thường xuyên liên tục để tránh bị lạc hậu.

Nhóm cuối chính là nhóm Tương lai. Các bạn nhóm này sẽ chọn ngôn ngữ lập trình mới, ngôn ngữ lập trình tương lai. Nổi nên trong nhóm này có thể kể tới ngôn ngữ: Low-code (outsystem, apian…), IoT… Đây là những ngôn ngữ mới, số lượng dev chưa nhiều, và đây cũng là ngôn ngữ của tương lai. Số job của nhóm này chưa nhiều như nhóm Phổ thông nhưng sẽ dần tăng lên và một ngày không xa những ngôn ngữ này được gộp vào nhóm phổ thông để nhường chỗ cho những công nghệ mới khác. Nhóm này lương thường sẽ được trả cao hơn chút so với nhóm Phổ thông vì số lượng nguồn lực chưa nhiều. Cùng với đó các bạn chọn nhóm này làm ngôn ngữ chính thì các bạn chính là những người đi tắt đón đầu thời đại, tương lai bạn sẽ là những chuyên gia hiểu sâu và có nhiều kinh nghiệm với những ngôn ngữ này.

Câu hỏi đặt ra làm sao để biết được trend của các công nghệ trên thế giới? Rất đơn giản, các bạn hãy theo dõi Gartner Hype cycle.

nên chọn làm gì trong nghề IT
Câu hỏi đặt ra làm sao để biết được trend của các công nghệ trên thế giới? Rất đơn giản, các bạn hãy theo dõi Gartner Hype cycle:

Trên bản đồ trên chúng ta chú ý tới: màu sắc, hình dạng của node cũng như hình dạng của bản đồ. Hình dạng của bàn đồ chia là 3 phần, phần bên trái, phần bên phải cũng như phần đi lên bên phải. Phần bên trái thể hiện công nghệ đó đang trong quá trình phát triển, càng lên cao thì công nghệ càng phát triển, độ phổ của nó càng cao cho tới khi lên đỉnh, tức là khi ai nói về công nghệ gì thì người ta nghĩ ngay tới nó. Ví dụ khi nói tới Cloud mọi người sẽ nghĩ ngay tới AWS, Azure, GoogleCloud, hoặc hồi xưa khi nói tới xe máy mọi người sẽ nghĩ ngay tới xe Honda… Khi phát triển lên đỉnh điểm thì công nghệ đó sẽ chuyển qua bên phải, phần thoái trào. Lí thuyết là tốt, nhưng trong quá trình phát triển sử dụng, công nghệ không phù hợp với doanh nghiệp, không thỏa mãn những điều kiện công ty cần nên sẽ dần có nhiều công ty từ bỏ không dùng công nghệ đó nữa dẫn tới số lượng sử dụng sẽ giảm. Giai đoạn ba, giai đoạn ổn định. Tới giai đoạn này số lượng sử dụng công nghệ này sẽ ổn định sẽ không có nhiều biến đổi.

Hình dạng của node thể hiện thời gian từ lúc công nghệ manh nha ra đời tới vị trí hiện tại trên bản đồ cần bao lâu: Hình tròn màu trắng: công nghệ nhỏ hơn 2 năm; Hình tròn màu xanh: Công nghệ từ 2-5 năm; Hình tròn màu đen: công nghệ cần 5-10 năm để tới được vị trí hiện tại; Hình tam giác: công nghệ cần hơn 10 năm để tới thời điểm hiện tại; Hình còn lại: công nghệ phát triển từ thời kì “đồ đồng”.

Nên chọn làm gì trong nghề IT? Tuổi trẻ, thời gian là cơ hội là thành công. Chúng ta không có nhiều thời gian, chúng ta không có nhiều cơ hội làm lại. Hy vọng với những chia sẻ cá nhân bên trên các bạn có thể tham khảo để tìm ra được con đường nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình nhé.

Đinh Hồng Dương (Kiến trúc sư hệ thông – FPT Software, Mentor FUNiX)

Anh Đinh Hồng Dương hiện là Kiến trúc sư hệ thống kiêm Tuyển trạch viên, Giảng viên nội bộ, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Công nghệ khu vực Hà Nội của FPT Software đồng thời là mentor FUNiX. Hơn 10 năm công tác tại đây, anh Dương có cơ hội làm việc với các đối tác ở nhiều quốc gia châu Âu, châu Mỹ, Australia… Đồng thời, anh còn tham gia các dự án đào tạo kỹ năng cho sinh viên làm việc, thực tập ở nước ngoài, hòa nhập vào môi trường quốc tế. Anh Dương có bài viết gợi ý “nên chọn làm gì trong nghề IT”, giúp các bạn trẻ xác định hướng đi sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Career path cho dân non-IT chuyển nghề sang lĩnh vực công nghệ

Chuyên gia IT sống lại “thời thanh niên sôi nổi” khi làm mentor FUNiX

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại