Non-IT chuyển ngành CNTT và những lợi thế nhất định phải biết

Non-IT chuyển ngành CNTT và những lợi thế nhất định phải biết

Chia sẻ kiến thức 12/06/2022

Dân Non-IT chuyển ngành CNTT cần nhớ: Cơ hội trong ngành CNTT bùng nổ là của tất cả mọi người. Thật vậy, trong kỷ nguyên 4.0, khi nhu cầu nhân lực ngành IT ngày càng cao, thì đội ngũ non - IT khi chuyển sang lĩnh vực này lại có rất nhiều lợi thế.

Là dân Non-IT chuyển ngành CNTT, bạn nhất định cần biết những lợi thế quan trọng của chính mình – điều giúp bạn sẽ tự tin chinh phục con đường mà mình đã chọn.

Bài viết sau đây chỉ ra một vài lợi thế của Non-IT chuyển ngành CNTT , hi vọng sẽ tiếp thêm động lực cho bạn trên hành trình của mình.

Dân non-IT chuyển ngành CNTT cần nhớ: Cơ hội trong ngành CNTT bùng nổ là của tất cả mọi người

 Non-IT chuyển ngành CNTT
Dân Non-IT chuyển ngành CNTT cần nhớ: Cơ hội trong ngành CNTT bùng nổ là của tất cả mọi người. Thật vậy, trong kỷ nguyên 4.0, khi nhu cầu nhân lực ngành IT ngày càng cao, thì đội ngũ non – IT khi chuyển sang lĩnh vực này lại có rất nhiều lợi thế.

Dân Non-IT chuyển ngành CNTT cần nhớ: Cơ hội trong ngành CNTT bùng nổ là của tất cả mọi người. Thật vậy, trong kỷ nguyên 4.0, khi nhu cầu nhân lực ngành IT ngày càng cao, thì đội ngũ non – IT khi chuyển sang lĩnh vực này lại có rất nhiều lợi thế.

Thứ nhất, họ không có rào cản khi tiếp cận công nghệ, bởi nếu có sự đam mê, lộ trình đúng đắn, thì việc học tập để làm lập trình viên, hay các vị trí trong lĩnh vực IT khá rộng mở.

Thứ hai, họ có lợi thế là kiến thức trong ngành của mình khiến cho khi bước vào lĩnh vực IT, họ sẽ có cái nhìn đa chiều hơn, rộng mở hơn khi phát triển sản phẩm cũng như khi nghiên cứu hay quản lý. Chỉ cần trang bị kiến thức vừa đủ, những người vốn là dân IT tay ngang hoàn toàn có thể tham gia các dự án nhưng ở nhiều vị trí khác nhau.

Thứ ba, với những kỹ năng được trang bị do theo đuổi những lĩnh vực khác, khi gia nhập IT họ có thêm lợi thế về kĩ năng mềm, thêm lựa chọn các hướng đi liên quan tới ngành nghề, lĩnh vực vốn có của mình gắn với công nghệ. Khi chuyển đổi số diễn ra rộng khắp, thì dân IT tay ngang luôn rộng đường để chuyển hướng sự nghiệp sang IT, hoặc tiến lên trong lĩnh vực này bằng con đường phi kĩ thuật như quản lý, kinh doanh…. Bạn có thể thấy trong lĩnh vực CNTT, có rất nhiều người là ngoại ngành đang giữ các chức vụ từ nhân viên lập trình đến quản lý cấp trung – cao cấp.

Tóm lại, tiềm năng cho dân IT tay ngang khi gia nhập ngành Công nghệ thông tin là vô cùng phong phú.

Dân Non-IT chuyển ngành CNTT hoàn toàn có thể chuẩn bị tốt dù “đi sau” trong lĩnh vực màu mỡ

Để chinh phục những tiềm năng, cơ hội kể trên, thì dân IT tay ngang cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như một hướng đi phù hợp cho mình khi quyết định chuyến hướng nghề nghiệp.

Cụ thể, bạn hãy cân nhắc vị trí mình hướng đến trong ngành IT, dựa trên những nền tảng sẵn có. Tự đánh giá mình đã đáp ứng được những yêu cầu gì và cần trau dồi thêm những kiến thức nào? Từ đó, đưa ra hướng xuất phát phù hợp.

Điều không thể không làm chính là học tập. Có nhiều lựa chọn học CNTT cho dân IT tay ngang, trong đó, học trực tuyến là một cách hay, giúp bạn có thể vừa học vừa làm, hoặc là rút ngắn lộ trình học tập của mình. 

Chọn một khóa học phù hợp với trình độ bản thân, tốt nhất là đi từ cơ bản đến nâng cao để bạn có thể trang bị kiến thức một cách bài bản nhất. Đừng quên học hỏi từ những người đi trước, tham khảo các nguồn thông tin đa dạng để cập nhật kiến thức và nghiên cứu để giúp mình “đi” nhanh.

Nếu có cơ hội, tìm cách để có thể đi làm sớm nhất, mang đến cơ hội thực hành, áp dụng kiến thức vào thực tế. Hãy mạnh dạn đặt câu hỏi, chia sẻ thắc mắc, xin lời khuyên chuyên gia, cũng như thử thách bản thân ở những công việc mới, dự định mới. Đừng để định kiến mình là “dân ngoại đạo” kiềm chế, cản bước bạn. Tận dụng lợi thế sẵn có, học hỏi không ngừng, đó chính là bí quyết thành công dành cho bất cứ ai “dám” thay đổi. Hãy tin tưởng vào lựa chọn của mình để nỗ lực và không ngừng chinh phục những quả ngọt trong ngành. 

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại