Làm gì để thích ứng với ngành CNTT liên tục đào thải?

Làm gì để thích ứng với ngành CNTT liên tục đào thải?

Chia sẻ kiến thức 01/10/2023

Điều đầu tiên bạn cần làm để thích ứng với ngành CNTT liên tục đào thải đó là chấp nhận quy luật của ngành. Khi đã nhận thức đào thải là quy luật của ngành, thì chấp nhận thay vì sợ hãi, né tránh sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho bản thân khi những thay đổi ập đến.

Là một trong những ngành nghề khốc liệt, có tốc độ đào thải nhanh chóng. Câu hỏi đặt ra là: Làm gì để thích ứng với ngành CNTT liên tục đào thải này?

Công nghệ thông tin – ngành liên tục đào thải

Trong vô số ngành nghề hiện nay thì công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành nghề khốc liệt nhất bởi đó là ngành liên tục đào thải. Đây là thực tế có thật vì công nghệ thông tin luôn luôn cho ra đời các sản phẩm, xu hướng mới để phục vụ đời sống con người. Nhiều công nghệ mới được cập nhật, biến đổi theo năm, theo tháng, theo tuần, thậm chí theo ngày…. khiến nhiều người có thể cảm thấy choáng váng. Những người ngại thay đổi có thể là không phù hợp với đặc tính đào thải liên tục của ngành và nếu không chịu thay đổi, chính bản thân họ cũng khó bắt kịp và bị nghề nghiệp của mình đào thải.

Làm gì để thích ứng với ngành CNTT liên tục đào thải?

ngành CNTT liên tục đào thải
Là một trong những ngành nghề khốc liệt, có tốc độ đào thải nhanh chóng. Câu hỏi đặt ra là: Làm gì để thích ứng với ngành CNTT liên tục đào thải này? Ảnh minh họa: Pexcels

Một số lưu ý giúp bạn thích ứng với ngành CNTT liên tục đào thải

Chấp nhận quy luật

Điều đầu tiên bạn cần làm để thích ứng với ngành CNTT liên tục đào thải đó là chấp nhận quy luật của ngành. Khi đã nhận thức đào thải là quy luật của ngành, thì chấp nhận thay vì sợ hãi, né tránh sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho bản thân khi những thay đổi ập đến. Chấp nhận quy luật thay đổi mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng giúp bạn sẵn sàng tinh thần cho việc học tập, đối mặt với sự thay đổi khi cần.

Nắm vững những kiến thức nền tảng, căn bản nhất

Mặc dù liên tục thay đổi, nhưng hầu hết các thay đổi, các biển đổi trong công nghệ đều sẽ dựa trên một nền tảng kiến thức căn bản nhất, dựa trên những công nghệ tối quan trọng. Do vậy, để không lo sợ bị đào thải thì bạn nên nắm vững những kiến thức nền tảng này.

Khi nắm vững nền tảng, bạn hoàn toàn có thể bắt nhịp với sự thay đổi hoặc là học các công nghệ mới suôn sẻ hơn, nhanh chóng hơn nhờ đã hiểu biết các vấn đề công nghệ cốt lõi. 

Liên tục học hỏi, phát triển bản thân

Liên tục hỏi hỏi, phát triển bản thân giúp bạn không ngại bước qua khỏi vòng an toàn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, và nhờ đó thích ứng tốt với bối cảnh ngành công nghệ liên tục đào thải. Việc học hỏi, trau dồi năng lực giống như một việc bắt buộc phải làm, một kỹ năng bắt buộc của người theo ngành IT vậy. Bạn cần biết cách học và tự học hiệu quả, từ đó sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn kiến thức mới thật chủ động, nhanh chóng, đáp ứng mọi nhu cầu làm việc.

Chia sẻ kiến thức, thảo luận cùng người khác

Bạn cũng có thể chia sẻ kiến thức, thảo luận các vấn đề kiến thức, xu hướng công nghệ với nhiều người khác để lắng nghe quan điểm, góc nhìn cũng như học hỏi từ chính kĩ năng nghề nghiệp, hay kinh nghiệm thực tế trong ngành IT của họ.Việc hình thành thói quen chia sẻ, thảo luận cùng người khác trong ngành công nghệ thông tin sẽ giúp bạn đa dạng góc nhìn, phản ứng tốt với các thay đổi về mặt kĩ thuật, kiến thức, thậm chí có thêm nhiều sáng kiến mới. Quá trình chia sẻ, thảo luận, bạn cũng phải bày tỏ ý kiến của mình, học cách sắp xếp, trình bày ý tưởng và kiến thức cũng là dịp để bạn trau dồi khả năng của bản thân.

Tóm lại, có nhiều kinh nghiệm thích ứng với ngành CNTT liên tục đào thải mà bạn nên học hỏi, tích lũy. Hi vọng rằng bạn sẽ hiểu được thực tế của ngành, lên dây cót ngay từ bây giờ để gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp bạn nhé!

Vân Anh

Tin liên quan:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!