Vì sao người trẻ bỏ đại học truyền thống để học IT trực tuyến
Với những lợi thế như học tập linh hoạt, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo kiến thức, bằng cấp, nghề nghiệp… học trực tuyến ngày càng được lòng giới trẻ. Thậm chí không ít bạn chọn bỏ đại học truyền thống để học IT trực tuyến.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Table of Contents
Vậy họ, những người đã bỏ đại học truyền thống để học IT trực tuyến đã phải vượt qua những băn khoăn, cân nhắc thế nào? Vì sao họ lại đưa ra quyết định này?
1. Cơ hội việc làm, sở hữu bằng cấp
Mục đích cuối cùng của học đại học hay học cao đẳng, học nghề… cũng là để có việc làm dễ dàng hơn, hay có bằng cấp phù hợp với định hướng tương lai. Kiến thức có được ở đại học truyền thống, hay học trực tuyến cũng đều quan trọng. Nhưng để quyết định có nên bỏ đại học truyền thống, thì chắc chắn học trực tuyến phải có điểm thuận lợi hơn nào đó.
Bạn Diệp Thanh Tú (SN 1999), sinh viên FUNiX đã “vượt vũ môn” thành công khi thi đại học khối A đạt 26 điểm – số điểm đủ cao để có thể vào một trường đại học “xịn” ở Việt Nam. Trong khi nhiều người chạy đua để có một ghế ở giảng đường đại học, Tú lại quyết định bỏ cơ hội này, đăng ký theo học chương trình Đại học CNTT online tại FUNiX. Bố mẹ cậu phản đối nhưng Tú quyết tâm đi đến cùng. Lý do bởi Tú muốn sớm trở thành lập trình viên, đi làm, kiếm thu nhập và phát triển trong lĩnh vực IT song song với việc học lấy Bằng đại học. Cậu bạn đã cân nhắc tất cả những điều này trước khi đưa ra quyết định, và thấy rằng học trực tuyến tại FUNiX hoàn toàn có thể đáp ứng cả hai mục tiêu này.
Thực tế, Tú đã chứng minh rằng quyết định có vẻ ngược đời ấy hoàn toàn đúng đắn. Diệp Thanh Tú trở thành nhân viên chính thức của FPT Software chỉ sau 4 tháng học FUNiX.
>>> Đọc ngay: FUNiX – Học lấy bằng đại học trực tuyến giá trị ngang bằng đại học chính quy
2. Môi trường học phù hợp
Học đại học truyền thống phổ biến, nhưng không phải là cách học phù hợp với tất cả mọi người. Không ít sinh viên thú nhận, họ cảm thấy chán giảng đường đại học vì lối học tập khô khan, giáo điều, chương trình có quá nhiều môn học thừa thãi. Trong khi đó, một khóa học trực tuyến được thiết kế phù hợp, tập trung vào kiến thức cần thiết và giúp sinh viên phát triển khả năng tự học chắc chắn sẽ được lòng các bạn trẻ.
3. Lựa chọn của đam mê
Với những ai đã “lỡ” học hoặc làm việc trong một ngành khác nhưng lại đam mê IT, thì việc dứt khoát buông bỏ tất cả để theo đuổi đam mê thật sự không dễ dàng. Khi đó, học trực tuyến sẽ là lựa chọn tối ưu để bạn có thời gian kiểm nghiệm bản thân mình, cân nhắc một cách nghiêm túc xem sở thích của mình có chính là điểm mạnh của mình không.
Con đường đến với CNTT của Phạm Nguyễn Minh Nam (23 tuổi) có phần gập ghềnh hơn các bạn đồng trang lứa. Thích mày mò máy tính từ nhỏ nhưng không thi đỗ vào trường mong muốn, Nam chọn Đại học Xây Dựng. Tuy nhiên, do không có hứng thú với ngành này, cậu dành phần lớn thời gian ở nhà tự học tiếng Anh, Python… Nam sau đó tìm đến với FUNiX để được học công nghệ thông tin bỏ qua sự phản đối của gia đình.
“FUNiX là cơ hội tốt nhất của tôi hiện tại. Chương trình bài bản, phương pháp học kiểu mới, việc học online lại chủ động, giúp tôi có cơ hội lấy bằng đại học nhanh nhất có thể”, Nam chia sẻ.
Hiện, Nam đã đi làm tại một công ty phần mềm tại Hà Nội, hài lòng với quyết định bỏ đại học truyền thống học CNTT trực tuyến của mình đồng thời vẫn kiên trì theo đuổi lĩnh vực công nghệ.
>>> Nếu bạn cũng muốn theo đuổi lĩnh vực lập trình, tìm hiểu ngay các khóa học CNTT của FUNiX tại đây:
>>> Tin liên quan:
- Phó Hiệu trưởng ĐH Deakin (Úc): FUNiX Way là tương lai của bất kì môi trường học tập nào
- ĐH Deakin – FUNiX hợp tác: Diều thú vị về đại học hàng đầu thế giới
- FUNiX hợp tác ĐH Deakin, mở thêm cơ hội lấy bằng đại học Australia
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)