Học đại học, nên chọn trường truyền thống hay online?
"Bản thân tôi xuất phát điểm là sinh viên ngành kinh tế và ngôn ngữ nên tôi coi đó những sự đánh đổi (trade-off) trong cuộc sống của mỗi người. Để đạt được mong muốn của mình, bạn nên chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ phải đánh đổi những điều khác có giá tri tương đương trong cuộc sống của bạn: thời gian, của cải, nỗ lực." Đó là chia sẻ của Chung Nguyễn - một sinh viên của trường đại học danh tiếng ở Hà Nội quyết định học tại FUNIX.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Gần đây tôi nhận được một số tin nhắn trên facebook của bạn bè hỏi về cách thức và chương trình học, cùng nhiều thứ khác nhưng tựu chung lại thì đều liên quan đến trường mới của tôi – FUNiX.
Chi phí cơ hội
Nhiều bạn nói với tôi rằng, các bạn muốn chuyển ngành học nhưng e ngại về chất lượng và thời gian học quá nhiều nên không học được hai trường cùng lúc. Một số bạn khác băn khoăn về vấn đề tìm việc sau khi tốt nghiệp, có nên bỏ trường cũ để đi học đại học trực tuyến…
Bản thân tôi xuất phát điểm là sinh viên ngành kinh tế và ngôn ngữ nên tôi coi đó những sự đánh đổi (trade-off) trong cuộc sống của mỗi người. Để đạt được mong muốn của mình, bạn nên chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ phải đánh đổi những điều khác có giá tri tương đương trong cuộc sống của bạn: thời gian, của cải, nỗ lực.
Để thành thạo một kỹ năng nào đó đòi hỏi bạn cần thời gian luyện tập với nó, do vậy không nên nghĩ chọn học cái A vì nó dễ hơn cái B. Nhưng học cái gì để phù hợp với khả năng và mong muốn chính đáng là tạo dựng một sự nghiệp cho mình thì đúng là đáng phải suy nghĩ. Là công dân của thế kỷ công nghệ mà lại mù tịt về công nghệ, không làm chủ được máy tính của mình cũng như thiếu các kỹ năng máy tính thì thật đáng tiếc.
Cho đến lúc đi làm bên ngoài, tôi nhận ra rằng không hiểu biết về công nghệ thật sự là một điều thiệt thòi rất lớn. Công nghệ mở ra tiềm năng lớn cho con người tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải với tốc độ nhanh hơn.
Nhờ có sự ra đời của máy tính và mạng Internet mà của cải vật chất của con người làm ra đã tăng lên gấp đôi tính từ năm 1980 đến nay. Foxconn đã thay thế toàn bộ công nhân lao động của mình ở một nhà máy ở Trung Quốc bằng robot, Adidas cũng mở nhà máy của mình ở Đức với toàn bộ là máy móc, chuyển dần dây chuyền sản xuất từ các nước kém và đang phát triển trở lại chính quốc. Bởi robot lao động chính xác, không kêu ca đòi tăng lương, đòi bồi thường sức khỏe, nghỉ sinh sản, phúc lợi xã hội và lao động được trong những môi trường khắc nghiệt nhất với năng suất cao.
Các thương hiệu khác muốn cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả thì họ phải chạy đua công nghệ. Công nghệ gây một áp lực mạnh mẽ lên các ngành nghề khác và các ngành khác ngày càng ít công nhân hơn. Sinh viên ngành Ngôn ngữ, tôi từng tự hào rằng sự tiến bộ công nghệ cũng không thể thay thế vai trò phiên dịch hay biên dịch của mình. Đó là một sai lầm lớn khi Nhật Bản đang dẫn đầu công nghệ dịch trực tiếp.
Trong khi đó, ngành công nghệ thông tin vẫn đang cần rất nhiều nhân lực. Mỹ khuyến khích thế hệ trẻ học lập trình. Nhật Bản bắt đầu đưa dạy lập trình vào chương trình giáo dục tiểu học. Trung Quốc cũng đưa lập trình vào giáo dục học sinh của mình từ tiểu học với những chương trình dạy rất thú vị. Và để sinh viên đang học các trường đại học khác đến với FUNiX theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin đòi hỏi một sự dũng cảm rất lớn. Bởi, ngôi trường này rất mới và cho đến nay, nó vẫn là trường đại học đầu tiên đào tạo toàn bộ học viên theo hình thức học online ở Việt Nam.
Người ta thường sợ hãi những điều mới mẻ hoặc những thứ mà họ không hiểu biết cho đến khi dấn thân vào nó. Nếu bạn muốn một thứ gì đó thì hãy hành động ngay để có được nó. Nếu trông chờ số phận thì sẽ bị số phận sắp đặt và đưa đẩy và chẳng bao giờ đạt được cái mà mình muốn.
Hãy cân nhắc khả năng và cơ hội nghề nghiệp ở lĩnh vực mà bạn chọn để có quyết định đúng đắn cho riêng mình bởi không có lĩnh vực nào là tuyệt đối tốt hơn lĩnh vực khác.
Trải nghiệm việc học trực tuyến
Tự học liên tục là một kỹ năng quan trọng. Trong buổi lễ trao giải Nobel, một giáo sư kinh tế học đã nói rằng “bạn có biết tấm bằng của trường đại học Princeton (top 10 Ivy league của Mỹ) và cái đuôi con công có gì giống nhau không? Đó là cả 2 đều là vật trang trí. Cho nên học đại học tức bạn đi học hai thứ là tư duy phản biện và khả năng tự trang bị kiến thức”.
Học trực tuyến nghĩa là bạn phải tự học mọi thứ khi mà tài nguyên bạt ngàn trên Internet. Bạn có thể học những khóa học kinh tế, âm nhạc, logistics, lập trình máy tính, marketing, tâm lý học… miễn phí từ MIT, Coursera, Harvard… trên mạng.
Với những người thích tự học và thích hỏi han thì học trực tuyến là phù hợp. Học trực tuyến giúp người học tận dụng thời gian của mình học mỗi ngày và nó rất khác với việc ngày ngày đến giảng đường chỉ để ngủ hay ngồi lôi điện thoại ra lướt facebook. Học trên thế giới ảo nhưng kết quả lại rất thật. Đó là những gì tôi nhận thấy.
Nếu không có FUNiX, thì chắc tôi cũng không thể học trường khác được vì phải thi cử lại rất phiền phức. Với tôi, đây là một giải pháp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Nếu trừ đi chi phí sinh hoạt, thuê nhà, đi lại vào tiền học trực tuyến vì tôi có thể học ở Hà Nam mà không cần lên Hà Nội. Ví dụ, tôi học trường đại học truyền thống A, tôi ở Hà Nam và cần lên Hà Nội thì tổng chi phí cho việc học đại học gồm: tiền nhà trọ, học phí, mua sách giấy, in ấn tài liệu, chi phí đi lại cho 4 năm,ăn uống sinh hoạt… Còn khi ở quê học trực tuyến thì chỉ phải chi phí tiền học thôi, nghĩa là tôi đã loại bỏ được 5 mục trên bảng cân đối chi tiêu rồi.
Và theo tôi thấy học trực tuyến về danh nghĩa chi phí đắt hơn nhưng trên thực tế lại rẻ hơn rất rất nhiều so với học truyền thống. Từng chi phí thành phần cao hay thấp chỉ mang tính chất tương đối nhưng bên kinh tế người ta nhìn nhận bài toán ở tổng chi phí thì mới là chi phí tuyệt đối.
Ở Việt Nam, người ta cuồng thi cử đến độ hoặc ép buộc hoặc quyết định thay con cái của mình việc học cái gì và học như thế nào. Dường như trường học là để dành cho các kỳ thi mà không đào tạo cho học sinh hay sinh viên kỹ năng tự học và tư duy phản biện để học sinh có thể tự phát triển bản thân cả đời. Trước những kỳ thi lớn như thời từ tiểu học đến đại học là học sinh đều học từ sáng đến tối ở trường và chỗ học thêm. Thậm chí họ cho rằng đi học thêm là chìa khóa để được điểm cao. Họ cũng quan niệm rằng điểm cao là giỏi.
Với cách học này, đến thời đại học, số sinh viên nghiên cứu ra một cái gì đó mới là hiếm hoi, số sinh viên dám viết ngược lại so với những gì mình đã được học càng hiếm hoi hơn. Số sinh viên bứt phá ra được khỏi sự bó buộc của tư duy lại càng khó tìm. Học sinh không được khuyến khích để làm thử – sai và chịu trách nhiệm cho sai lầm đó nên đứng trước thay đổi họ tỏ ra e ngại. Càng sợ hãi sự thay đổi thì càng bị sự thay đổi đè bẹp. Đó là hậu quả tất yếu.
Hậu quả của việc không khuyến khích tự học và sáng tạo ra cái mới là chất lượng đầu ra của sinh viên Việt Nam đứng gần cuối khu vực Đông Nam Á (khu vực kém phát triển) theo Kết quả từ hội thảo Hợp tác châu Á- Jica. Tôi không có cảm tình với kiểu học thuộc lòng để đi thi, rồi ra khỏi phòng thi quên hết mọi thứ như vậy nên tôi thay đổi sang môi trường học khác phù hợp hơn. Đó là lựa chọn cá nhân.
Chung Nguyễn
Bình luận (0
)