Đội phản đối “Việc nhà là việc của phụ nữ” giành chiến thắng tại xDebate | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Đội phản đối “Việc nhà là việc của phụ nữ” giành chiến thắng tại xDebate

Tin tức 15/03/2021

Tối 11/3, chương trình xDebate chủ đề “Việc nhà là việc của phụ nữ” đã diễn ra đầy sôi động, thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên FUNiX.

Các xTer tham gia tranh luận chia làm hai team – team ủng hộ là Wonder Ladies gồm các bạn Nguyễn Hoàng Bảo Uyên, Mai Thanh Thảo, Chu Mai Linh. Team phản đối – Sói xám gồm các bạn Nguyễn Hữu Thành, Nguyen Hung, Văn Nhân. Giám khảo của chương trình là hai mentor quen mặt của FUNiX – anh Vũ Ngọc Trung và anh Võ Tôn Phúc.

Một chủ đề khá gần gũi nhưng lại là vấn đề nóng hỏi trong xã hội bởi nó liên quan tới bình đẳng giới – ai là người làm việc nhà? Phụ nữ, hay đàn ông? Trong một gia đình, việc nhà có phải mặc định dành cho nữ giới? Các xTer FUNiX với sự tìm hiểu khá kỹ lưỡng đã chia sẻ những luận điểm ủng hộ – phản đối của mình với lối lập luận khoa học, chặt chẽ. Đặc biệt, đi từ vấn đề làm việc nhà, các đội đều đưa ra những góc nhìn về vấn đề bình đẳng nam nữ, hạnh phúc gia đình gắn với thực tiễn của đời sống.

Khẳng định việc nhà không phải việc của phụ nữ, trong gia đình, nam giới nên là người yêu thương, chăm sóc, cùng làm việc nhà, bạn Nguyễn Hoàng Bảo Uyên đưa ra nhiều phân tích thụ vị về mặt sinh học và lịch sử như: Phụ nữ có cơ thể mềm dẻo, thích hợp làm việc nhà và thường có khả năng làm nhiều việc cùng lúc như chăm con – nấu nướng – dọn dẹp… Trong lịch sử, việc phụ nữ chăm sóc nội trợ, “tề gia”, để đàn ông lo kiếm sống là có thật. Tuy nhiên “việc nhà” cũng có nhiều phần việc cần sự tham gia của nam giới. Bạn Nguyễn Hữu Thành cho rằng, ngày nay có rất nhiều giá trị thay đổi, việc nam giới ra ngoài kiếm sống, còn nữ ở nhà không còn đúng nữa.

“Phụ nữ cũng tham gia tích cực vào việc kiếm sống, tỉ lệ lao động nữ trong nông nghiệp – ngành chiếm tới 20% GDP của nước ta là 72%. Theo Báo Nhân dân, 90% số gia đình Việt hiện nay cả hai vợ chồng cùng tham gia lao động, kiếm sống” – bạn Hữu Thành nêu dẫn chứng.

Đội ủng hộ đưa ra luận điểm quan trọng đó là chia sẻ việc nhà giúp bảo vệ hạnh phúc gia đình.

“92.3% cặp vợ chồng ly hôn là do không thấu hiểu nhau, ở Mỹ 50% cuộc hôn nhân dẫn đến chia tay, nếu cả hai vợ chồng cùng làm việc nhà, cùng kiếm tiền… thì sẽ dễ thông cảm cho nhau hơn. Ngoài ra, cùng làm việc nhà giúp cha mẹ làm gương cho con cái, nền tảng cho cuộc sống của con sau này” – bạn Thành nêu quan điểm.

Phản đối quan điểm của đội bạn, bạn Chu Mai Linh cho rằng, phụ nữ vẫn thích hợp ở nhà, thích hợp các công việc làm nội trợ. Nam giới vẫn chiếm đa số trong lực lượng lao động: Tỉ lệ nữ tham gia lực lượng lao động là 48%, nam là 56%; 72% đại biểu quốc hội là nam… Những con số này cho thấy việc nam giới vẫn chiếm đa số trong các công việc ngoài xã hội.

Đội phản đối không cho rằng tình trạng ly hôn trong một số gia đình là do người chồng không làm việc nhà, mà chủ yếu là do việc thiếu quan tâm đến vợ. Trong một số trường hợp, người chồng phải làm việc nhà, người vợ kiếm nhiều tiền hơn có thể khiến người chồng tự ti. Giải pháp nên là để phụ nữ làm việc nhà hoặc thuê người làm việc nhà để cả hai có thêm thời gian cho những công việc khác.

Những vấn đề đương đại nóng hổi như tình trạng phụ nữ trầm cảm, gặp vấn đề về tâm lý khi phải ở nhà quá lâu, gia đình rạn nứt khi vợ quanh quẩn bếp núc còn chồng bóng mượt bên ngoài… cũng được các xTer đưa vào cuộc tranh biện. Không khí tranh luận hài hước khi nhiều khán giả cùng góp vui bằng các ý kiến đồng tình và phản đối…

Theo Ban Giám khảo, đội A1 (đội phản đối) chiếm ưu thế khi có dẫn chứng tốt, lý lẽ sắc sảo và dùng chính lý lẽ đội bạn để chứng minh cho luận điểm của mình. Đội ủng hộ “việc nhà là của phụ nữ” có chút lỏng lẻo hơn về lý luận, vì vậy phần thắng chung cuộc thuộc về đội phản đối.

Vân Nguyễn – Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại