Trình làng 9 team FUNiX tham dự FPT Edu Hackathon 2021  | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Trình làng 9 team FUNiX tham dự FPT Edu Hackathon 2021 

Sự kiện

Khởi động từ ngày 05/01/2021, FPT Edu Hackathon là cuộc thi lập trình thường niên của Tổ chức giáo dục FPT Education nhằm tạo một sân chơi dành cho học sinh, sinh viên FPT Edu đam mê CNTT. Chủ đề của năm nay là: Từ dữ liệu hình ảnh đầu vào, xây dựng và sử dụng các thuật toán, mô hình trí tuệ nhân tạo để tạo một hệ thống có khả năng phát hiện, nhận dạng, và phân loại các đối tượng. Cuộc thi gồm có 3 vòng: vòng lọc ý tưởng, vòng sơ kết và vòng chung kết với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 150 triệu đồng.

Được tổ chức theo mô hình Hackathon nổi tiếng thế giới, thách thức của FPT Edu Hackathon nằm ở việc các thí sinh phải phát triển một sản phẩm công nghệ trong thời gian ngắn, cạnh tranh về tốc độ, tính sáng tạo và độ hoàn thiện của ứng dụng, nhằm giải bài toán được đặt ra.

Đại diện FUNiX năm nay là 9 đội thi với sự đa dạng về độ tuổi, nơi sống chỉ có ở sinh viên FUNiX. Hầu hết các đội chơi có sự góp mặt của các thành viên đến từ nhiều vùng miền tổ quốc. Thậm chí, 4 thành viên của đội Safari không chỉ có đủ đại diện của cả 3 miền Bắc Trung Nam (TP. HCM, Đà Nẵng) mà còn chào đón một sinh viên hiện đang sống tại Singapore. 

Thành phần 9 đội thi thể hiện sự đa dạng của sinh viên FUNiX

Khoảng cách địa lý không hề là rào cản với các xTer. Bạn Nguyễn Đỗ Phương Uyên, học viên Data Science, hiện là du học sinh tại Mỹ cho biết team xSeries của mình hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi chênh lệch múi giờ. Ngược lại, các bạn vẫn đang làm việc rất hiệu quả dưới sự hướng dẫn của mentor Nguyễn Hải Nam, mỗi người một phần việc và cùng thảo luận khi có chỗ vướng mắc. 

Tương tự, team Fantastic Four có 2 thành viên từ Hà Nội và 2 đến từ TP. HCM, nhưng nhờ các phần mềm giúp người dùng tương tác từ xa như Skype, Facebook, “Bộ tứ siêu đẳng” vẫn tự tin là có thể hoạt động, kết hợp với nhau một cách ăn ý.

Bên cạnh hầu hết các thành viên lần đầu tham gia, Hackathon năm nay có sự quay lại của 3 gương mặt quen thuộc Nguyễn Đình Anh, Phạm Vũ Thái Minh và Nguyễn Phương Linh của đội tuyển LMAN từng giành giải 3 tại cuộc thi năm ngoái. Đều bận rộn với bài vở năm cuối cấp cùng việc học tại FUNiX, nhưng các thành viên vẫn tự tin đặt mục tiêu năm nay “quá độ” giải nhì để năm sau tiến thẳng lên chức quán quân. 

Đội LMAN giành giải ba cuộc thi FPT Edu Hackathon 2019

xTer Nguyễn Thị Phương Anh, đến từ đội Fantastic Four lại có một kỳ vọng khiêm tốn hơn. Hiện theo học chứng chỉ 2 tại FUNiX, cô học sinh lớp 11 cho biết: “Thông qua cuộc thi, em hy vọng có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức, kĩ năng, từ việc tự mình trải nghiệm tạo ra một sản phẩm, teamwork cũng như cố gắng hết mình để giật giải, bổ sung vào CV cho xịn sò”. 

Phương Anh hào hứng chia sẻ nhóm mình vừa thống nhất ý tưởng từ trưa nay với sự góp ý của mentor Triệu Nam Việt. Có rất nhiều ý tưởng, team đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của mentor trong việc phân tích mức độ phức tạp, tính ứng dụng của từng lựa chọn, cũng đưa ra gợi ý để các bạn bắt đầu triển khai. 

Theo báo cáo năm 2019 của Deloitte, công nghệ nhận diện hình ảnh bằng AI có tỷ lệ tăng trưởng kép là 45% với quy mô lên tới hơn 8 tỷ USD…. Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt như vậy, công nghệ đầy tiềm năng này hứa hẹn là một bài toán thú vị giúp sinh viên FUNiX thể hiện khả năng cũng như bản lĩnh của mình.

Thông tin cuộc thi: 

Đề bài: Từ dữ liệu hình ảnh đầu vào, xây dựng và sử dụng các thuật toán, mô hình trí tuệ nhân tạo để tạo một hệ thống có khả năng phát hiện, nhận dạng, và phân loại các đối tượng. 

Dữ liệu: Các đội thi chủ động chuẩn bị nguồn dữ liệu (dataset) cho lĩnh vực đội mình chọn và có nghĩa vụ chứng minh tính đúng đắn chính xác của việc chọn, xây dựng dataset với Ban giám khảo. 

Lĩnh vực áp dụng (Gợi ý): Giao thông, y tế, thể thao, bảo mật, giáo dục.

Lịch trình: 

  • Vòng Lọc ý tưởng (27 – 28/02/2021): Lọc ý tưởng, thi lập trình online nhằm đánh giá khả năng code của các đội; Chọn ra 28 đội vào vòng sơ loại. 
  • Vòng Sơ loại: (13/03/2021) Gồm 2 phần: Thi lập trình offline theo đội tại 4 miền & Trình bày ý tưởng trước hội đồng; Chọn ra 14 đội vào Vòng chung kết. 
  • Vòng Chung kết: 17 – 18/04/2021. Thực hiện code 24 giờ liên tiếp. Thuyết trình trực tiếp với BGK (mỗi đội tối đa 20 phút: trình bày 10 phút, Q&A 10 phút).

Vân Nguyễn

Bình luận

Trình làng 9 team FUNiX tham dự FPT Edu Hackathon 2021 

Sự kiện

Khởi động từ ngày 05/01/2021, FPT Edu Hackathon là cuộc thi lập trình thường niên của Tổ chức giáo dục FPT Education nhằm tạo một sân chơi dành cho học sinh, sinh viên FPT Edu đam mê CNTT. Chủ đề của năm nay là: Từ dữ liệu hình ảnh đầu vào, xây dựng và sử dụng các thuật toán, mô hình trí tuệ nhân tạo để tạo một hệ thống có khả năng phát hiện, nhận dạng, và phân loại các đối tượng. Cuộc thi gồm có 3 vòng: vòng lọc ý tưởng, vòng sơ kết và vòng chung kết với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 150 triệu đồng.

Được tổ chức theo mô hình Hackathon nổi tiếng thế giới, thách thức của FPT Edu Hackathon nằm ở việc các thí sinh phải phát triển một sản phẩm công nghệ trong thời gian ngắn, cạnh tranh về tốc độ, tính sáng tạo và độ hoàn thiện của ứng dụng, nhằm giải bài toán được đặt ra.

Đại diện FUNiX năm nay là 9 đội thi với sự đa dạng về độ tuổi, nơi sống chỉ có ở sinh viên FUNiX. Hầu hết các đội chơi có sự góp mặt của các thành viên đến từ nhiều vùng miền tổ quốc. Thậm chí, 4 thành viên của đội Safari không chỉ có đủ đại diện của cả 3 miền Bắc Trung Nam (TP. HCM, Đà Nẵng) mà còn chào đón một sinh viên hiện đang sống tại Singapore. 

Thành phần 9 đội thi thể hiện sự đa dạng của sinh viên FUNiX

Khoảng cách địa lý không hề là rào cản với các xTer. Bạn Nguyễn Đỗ Phương Uyên, học viên Data Science, hiện là du học sinh tại Mỹ cho biết team xSeries của mình hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi chênh lệch múi giờ. Ngược lại, các bạn vẫn đang làm việc rất hiệu quả dưới sự hướng dẫn của mentor Nguyễn Hải Nam, mỗi người một phần việc và cùng thảo luận khi có chỗ vướng mắc. 

Tương tự, team Fantastic Four có 2 thành viên từ Hà Nội và 2 đến từ TP. HCM, nhưng nhờ các phần mềm giúp người dùng tương tác từ xa như Skype, Facebook, “Bộ tứ siêu đẳng” vẫn tự tin là có thể hoạt động, kết hợp với nhau một cách ăn ý.

Bên cạnh hầu hết các thành viên lần đầu tham gia, Hackathon năm nay có sự quay lại của 3 gương mặt quen thuộc Nguyễn Đình Anh, Phạm Vũ Thái Minh và Nguyễn Phương Linh của đội tuyển LMAN từng giành giải 3 tại cuộc thi năm ngoái. Đều bận rộn với bài vở năm cuối cấp cùng việc học tại FUNiX, nhưng các thành viên vẫn tự tin đặt mục tiêu năm nay “quá độ” giải nhì để năm sau tiến thẳng lên chức quán quân. 

Đội LMAN giành giải ba cuộc thi FPT Edu Hackathon 2019

xTer Nguyễn Thị Phương Anh, đến từ đội Fantastic Four lại có một kỳ vọng khiêm tốn hơn. Hiện theo học chứng chỉ 2 tại FUNiX, cô học sinh lớp 11 cho biết: “Thông qua cuộc thi, em hy vọng có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức, kĩ năng, từ việc tự mình trải nghiệm tạo ra một sản phẩm, teamwork cũng như cố gắng hết mình để giật giải, bổ sung vào CV cho xịn sò”. 

Phương Anh hào hứng chia sẻ nhóm mình vừa thống nhất ý tưởng từ trưa nay với sự góp ý của mentor Triệu Nam Việt. Có rất nhiều ý tưởng, team đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của mentor trong việc phân tích mức độ phức tạp, tính ứng dụng của từng lựa chọn, cũng đưa ra gợi ý để các bạn bắt đầu triển khai. 

Theo báo cáo năm 2019 của Deloitte, công nghệ nhận diện hình ảnh bằng AI có tỷ lệ tăng trưởng kép là 45% với quy mô lên tới hơn 8 tỷ USD…. Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt như vậy, công nghệ đầy tiềm năng này hứa hẹn là một bài toán thú vị giúp sinh viên FUNiX thể hiện khả năng cũng như bản lĩnh của mình.

Thông tin cuộc thi: 

Đề bài: Từ dữ liệu hình ảnh đầu vào, xây dựng và sử dụng các thuật toán, mô hình trí tuệ nhân tạo để tạo một hệ thống có khả năng phát hiện, nhận dạng, và phân loại các đối tượng. 

Dữ liệu: Các đội thi chủ động chuẩn bị nguồn dữ liệu (dataset) cho lĩnh vực đội mình chọn và có nghĩa vụ chứng minh tính đúng đắn chính xác của việc chọn, xây dựng dataset với Ban giám khảo. 

Lĩnh vực áp dụng (Gợi ý): Giao thông, y tế, thể thao, bảo mật, giáo dục.

Lịch trình: 

  • Vòng Lọc ý tưởng (27 – 28/02/2021): Lọc ý tưởng, thi lập trình online nhằm đánh giá khả năng code của các đội; Chọn ra 28 đội vào vòng sơ loại. 
  • Vòng Sơ loại: (13/03/2021) Gồm 2 phần: Thi lập trình offline theo đội tại 4 miền & Trình bày ý tưởng trước hội đồng; Chọn ra 14 đội vào Vòng chung kết. 
  • Vòng Chung kết: 17 – 18/04/2021. Thực hiện code 24 giờ liên tiếp. Thuyết trình trực tiếp với BGK (mỗi đội tối đa 20 phút: trình bày 10 phút, Q&A 10 phút).

Vân Nguyễn

Bình luận

Sự kiện liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại