Code đến già được không – chia sẻ của một developer yêu nghề
Tối 5/9, trong khuôn khổ chương trình xTalk do FUNiX tổ chức, mentor Nguyễn Cát Tiểu Giang của FUNiX đã có gần 1,5 giờ đồng hồ trao đổi với các xTer FUNiX với chủ đề “Dev đến già được không”.
- Xtalk 176: Nữ sinh trở thành cử nhân công nghệ sớm nhờ học trực tuyến
- Báo cáo Việc làm và mức lương ngành công nghệ thông tin năm 2024
- Học lập trình từ cơ bản đến nâng cao - Bí quyết thành công cho người mới bắt đầu
- 4 Bí quyết giúp học lập trình Android từ cơ bản đến nâng cao hiệu quả
- Cách học lập trình online tự học - 7 bước để thành công
Là gương mặt mentor quen thuộc trong cộng đồng FUNiX, chị Tiểu Giang được biết đến là một người nhiệt huyết, gần gũi và thân thiện với xTer. Nhận mình là một “developer yêu nghề”, chị Tiểu Giang – với 5 năm kinh nghiệm sẵn sàng chia sẻ mọi kinh nghiệm nghề nghiệp trong buổi xTalk tối 5/9. Chương trình thu hút hơn 50 người tham dự, với gần 30 câu hỏi – thảo luận dành cho diễn giả.
Xuyên suốt 1,5 giờ trò chuyện, thông điệp nổi bật mà chị muốn gửi gắm với bất cứ ai muốn theo đuổi nghề lập trình đó là: Nghề Dev không phân biệt tuổi tác, giàu nghèo, dù là ai, chỉ với sự “lì lợm” và đam mê, bạn hoàn toàn có thể “dev đến già” cũng như theo đạt được những thành công tuyệt vời trong sự nghiệp.
Say mê việc code, chị Tiểu Giang chuyển từ một học sinh chuyên Anh sang học CNTT mà không có một nền tảng nào về IT. Chị tiết lộ, mình thậm chí còn xuất phát chậm hơn bạn bè cùng lứa, có nhiều bạn học trẻ tuổi hơn rất nhiều. Có thời điểm, công việc với những bi quan và điểm “rơi” khiến chị muốn bỏ việc, chuyển sang đi dạy tiếng Anh để có thu nhập cao hơn. Nhưng rồi niềm đam mê lại kéo Nguyễn Cát Tiểu Giang trở về với code, trở về với nghề lập trình. Hiện tại chị đang rẽ lối sang lĩnh vực IOT, chấp nhận bắt đầu ở bậc Fresher, nhưng chị hoàn toàn vui vẻ và tin tưởng vào lựa chọn của mình và sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới.
Trong cuộc trò chuyện trao đổi với các xTer, chị Tiểu Giang chia sẻ tóm lược về lộ trình của một bạn sinh viên khi bắt đầu nghề lập trình với việc học FUNiX. Lộ trình phổ biến là các bạn sẽ làm việc tại FPT Software, mức lương cơ bản thông thường theo khả năng, kinh nghiệm của mỗi người. Chị Giang cũng tổng hợp 6 bậc Engineer phổ biến hiện nay, với các yêu cầu cụ thể khác nhau từ cấp độ Intern/ Junior Engineer cho đến cấp bậc Senior và cao hơn.
Bằng cấp có quan trọng? Làm dev 40 tuổi là già?
Theo mentor Tiểu Giang, nhiều người cho rằng “bằng cấp không quan trọng”, nhưng thực tế để có một bước nhảy vọt trong sự nghiệp, từ Junior đến Senior, khi không sở hữu bằng cấp bạn sẽ cần phải có một khả năng thực sự đặc biệt, gây ấn tượng, hay làm ra sản phẩm được cộng đồng công nhận. Đây không phải là lối đi dễ dàng, và chỉ có một số cá nhân xuất sắc – ví dụ như Nguyễn Hà Đông làm được.
Trái lại, bằng cấp giúp các bạn có một lộ trình chắc chắn hơn trong ngành. Việc học tiếp lên Thạc sỹ, Tiến sỹ sẽ là cần thiết để giúp mỗi người khẳng định được năng lực cũng như bồi đắp kiến thức, kinh nghiệm cho mình, rộng mở đường thăng tiến.
Dõi theo buổi trò chuyện, xTer Bảo An hiện đang học lớp 10 gửi đến băn khoăn “Học lập trình ở FUNiX xong có cần học thêm đại học bên ngoài để đi làm hay không” đã được mentor Tiểu Giang tận tình đưa ra lời khuyên: FUNiX có đào tạo lấy bằng đại học ngành CNTT. Với xuất phát điểm sớm, Bảo An hoàn toàn có thể hoàn thành chương trình đại học – đi làm, và nên học tiếp lên Thạc sỹ để nắm bắt lợi thế trong sự nghiệp.
Nữ mentor khẳng định học lập trình không bao giờ là quá trễ. Dù bạn 29 tuổi mới bắt đầu, 38 tuổi mới làm fresher, hay đổi hướng công việc khi lớn tuổi… thì bạn vẫn có cơ hội cho mình trong nghề. Điều cần là bạn hiểu rõ năng lực của bản thân, hiểu đam mê, có mục tiêu rõ rệt và bĩnh tĩnh tiến tới. Với nghề dev, những “tin đồn” như “40 tuổi là già” luôn là không chính xác, giữ cho bộ não của mình luôn trẻ mới là điều quan trọng.
Chia sẻ về những thách thức của nghề lập trình như: Áp lực về kinh tế, về sức khỏe, hay thậm chí là cảm xúc, chị Tiểu Giang cảnh báo: Làm lập trình viên khá vất vả phải hi sinh sức khỏe tương đối nhiều vì có thể dẫn đến một số vấn đề về huyết áp, tim mạch, mắt…”
Có nên làm Freelancer? Khác biệt khi làm cho công ty outsource và startup
Một xTer đặt câu hỏi, có nên làm Freelancer hay nên làm việc ở một công ty, chị Tiểu Giang thẳng thắn đưa ra lời khuyên: “Freelancer nghe “sướng tai”, nhưng người đi lên hoàn toàn với công việc này không nhiều. Việc bắt đầu làm cho một công ty, đợi đủ kinh nghiệm, kiến thức, đủ lông đủ cánh rồi mới bắt đầu làm freelancer sẽ giúp bạn nắm bắt được nhiều cơ hội hơn, thay vì xác định làm freelancer ngay từ đầu”.
Với câu hỏi, làm outsource và làm tại startup khác nhau như thế nào, chị Tiểu Giang phân tích dựa trên kinh nghiệm của chính mình: Làm cho công ty outsource, bạn phải tuân theo những quy trình chỉn chu, rõ ràng – điều không được chú ý tại các startup. Startup thì coi trọng ý tưởng sáng tạo. Tuy nhiên, sự sáng tạo hay các ý tưởng thường khó đánh giá. Với bạn trẻ mới ra trường, thì được rèn luyện trong môi trường kỷ luật sẽ giúp bạn gắn bó lâu dài với nghề hơn, về lâu dài giúp bạn có một vị trí không hề tệ. Trái lại, nếu bạn không có khả năng vượt trội, lại làm việc kiểu nghệ sĩ, thiếu kỷ luật thì e rằng rất khó có thể cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng.
xTer Đình Anh xin tư vấn nên đi có lộ trình thế nào khi theo hướng R&D được chị Tiểu Giang gợi là nên làm một Software Engineer trong vòng một – hai năm để lấy kinh nghiệm, có cái nhìn tổng thể về hệ thống, hiểu hệ thống nhờ đó sẽ hiểu được vấn đề mà bài báo khoa học hướng đến.
“Vì bạn còn trẻ, còn thời gian, nên tận dụng để phát triển toàn diện kỹ năng nền tảng, thì con đường làm R&D sẽ suôn sẻ hơn nhiều” – chị nói.
Làm gì khi bế tắc
Bất cứ công việc nào cũng có những lúc bế tắc. Bản thân chị Tiểu Giang cũng gặp những tình huống “đau khổ” với nghề. Chia sẻ với các xTer trong buổi talk, chị chia sẻ kinh nghiệm khi “bí” khi code, chị thường dùng cách vẽ để giải tỏa. Vẽ lại sơ đồ những gì mình đang code, sửa sai, làm những chỗ chưa làm được, debug và quan trọng là “lì” giúp chị vượt qua.
Hay thời mới đi làm, chị Giang từng rơi vào cảnh bị ai đó xóa/ phá code khiến mình không thể sửa code. Phản ứng của mentor ở thời điểm còn khá non nớt là khóc. Nhưng chị đưa ra cách xử lý đúng cho các xTer đó là: Dù không phải lỗi của mình, cũng nên chân thành nghiêm túc xin lỗi và sửa. Thái độ đúng giúp bạn có cơ hội học hỏi thêm từ công việc. Điều thứ hai, có những khi bị giao việc quá khả năng, bạn nên nghĩ xem cần gì để giải quyết vấn đề, xin tham vấn từ những người quản lý/ Senior làm việc với mình để xử lý.
“Làm dev, nếu bạn “lì” thì sẽ qua hết” – một lần nữa mentor Tiểu Giang nhắc lại.
Xem video buổi talk tại:
Quỳnh Anh (ghi)
Bình luận (0
)