Lộ trình học lập trình nhúng từ A tới Z chi tiết nhất dành cho người mới

Lộ trình học lập trình nhúng từ A tới Z tại FUNiX

Chia sẻ kiến thức 17/05/2023

Học lập trình nhúng là gì?” là một chủ đề đang được rất nhiều lập trình viên quan tâm hiện nay. Với doanh thu hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm, lĩnh vực tiềm năng này đang có sức hấp dẫn vô cùng lớn với thị trường công nghệ thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy học lập trình nhúng là gì? Tiềm năng và lộ trình học của lập trình nhúng như thế nào?

Trong bài viết dưới đây, FUNiX sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lập trình nhúng và khóa học lập trình nhúng chất lượng tại FUNiX.

Lộ trình học lập trình nhúng từ A tới Z tại FUNiX
Lộ trình học lập trình nhúng từ A tới Z tại FUNiX (Nguồn: Internet)

1. Lập trình nhúng là gì?

Lập trình nhúng (Embedded Programming) là một hệ thống có khả năng xử lý thông tin tốt trong các hệ thống lớn và phức tạp; được nhúng trong một hệ thống mẹ hoặc một môi trường riêng biệt. Chương trình bao gồm phần cứng và phần mềm với nhiệm vụ giải quyết các bài toán về tự động hóa, truyền tin,… với những chức năng chuyên biệt theo nhu cầu. 

2. Đặc điểm và thành phần của lập trình nhúng

Để có thể học lập trình nhúng hiệu quả, người học cần hiểu rõ về đặc điểm và các thành phần của một chương trình lập trình nhúng hoàn chỉnh.

2.1 Đặc điểm chính

Đặc điểm của các hệ thống lập trình nhúng là hoạt động ổn định và có tính năng tự động hóa cao:

  • Hệ thống lập trình nhúng có thể tự hành và kết hợp các thiết kế có liên quan thành một hệ thống với phạm vi lớn hơn để thực hiện tất cả các chức năng chuyên biệt.
  • Hệ thống lập trình nhúng không phải là một khối riêng biệt, mà là một tập hợp các yếu tố phần cứng và phần mềm.
  • Hệ thống lập trình nhúng yêu cầu giới hạn hiệu suất thời gian thực nhằm đảm bảo an toàn và khả năng ứng dụng. 
  • Hệ thống lập trình nhúng thường được sản xuất với số lượng lớn nhằm tối ưu hóa, giảm thiểu kích thước và chi phí sản xuất.

2.2 Các thành phần cơ bản

Những thành phần cơ bản trong hệ thống lập trình nhúng bao gồm:

  • RAM: dùng để lưu các chương trình thực thi và biến tạm
  • ROM: dùng để chứa các chương trình, các dữ liệu, data đã được sửa chữa
  • MCU: dùng để hỗ trợ xử lý tính toán trung tâm
  • Bên cạnh đó, còn có một số các thiết bị khác như ngoại vi ADC, DAC, các khối giao tiếp UART,….

3. Kiến thức cần có khi học lập trình nhúng

Kiến thức cần có khi học lập trình nhúng
Kiến thức cần có khi học lập trình nhúng (Nguồn: Internet)

Với những đặc điểm riêng biệt của mình, học lập trình nhúng đòi hỏi người học phải trang bị đầy đủ hệ thống kiến thức cơ bản, sau đó tiếp tục học nâng cao trình độ với những kiến thức chuyên ngành để có thể phát triển trong nghề một cách bền vững nhất.

3.1 Kiến thức chuyên ngành

Kỹ sư học lập trình nhúng muốn upskill bản thân, nâng cao trình độ thì bắt buộc phải học thêm các kiến thức chuyên sâu về: Embedded software, Embedded hardware và  Internet of thing (IoT).

3.1.1 Embedded software

  • Lập trình ứng dụng (Application): Các ngôn ngữ lập trình như C++, Java
  • Lập trình Android, lập trình website (basic)
  • Lập trình Device Driver: Sử dụng ngôn ngữ C
  • Nắm rõ về Python, Perl trong lập trình, đặc biệt là Shell script trên Linux 
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Xây dựng môi trường (build environments): Sử dụng Cmake, Makefile.

3.1.2 Embedded hardware

  • Thiết kế PCB: Allegro, Altium
  • Xây dựng kiến thức điện tử (design schematic)
  • Hiểu rõ cách Test board
  • Sử dụng các thiết bị đo
  • Kỹ năng hàn mạch, sửa mạch
  • Đánh giá và lựa chọn linh kiện tối ưu cho dự án

3.1.3 Bảo mật IoT

AI so với Học máy
(Nguồn: Internet)
  • Các kiến thức về networking như: giao thức, wifi, bluetooth,…
  • Hiểu rõ cách hoạt động của máy chủ (Web server)
  • Nắm rõ Cload để biết cách điều khiển và quản lý các thiết bị từ xa
  • Tìm hiểu thêm về các cách thức bảo mật trên các thiết bị IoT

3.2 Kiến thức bổ trợ

  • Học lập trình C: được xem là ngôn ngữ quan trọng bậc nhất trong học lập trình nhúng nền cần sự thành thạo như một chuyên gia
  • Trình độ tiếng Anh: đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành 
  • Kiến thức về điện tử: các kiến thức về logic, vi điều khiển, vi xử lý, ADC, TIMER, INTERRUPT,…
  • Các loại giao tiếp cơ bản (protocol): UART, I2C, SPI, RS232, JTAG,… hay giao tiếp nâng cao: SATA, PCIE, USB, CAN, MOST 
  • Hệ điều hành: nắm rõ kiến trúc hệ điều hành, kiến trúc máy tính và đặc biệt là hệ điều hành Linux. 
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: code và giải thuật thành thạo
  • Memory: NOR, NAND, SRAM, DRAM,…
  • Hệ điều hành thời gian thực (Real time OS)

3.3 Kỹ năng mềm

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, người học lập trình nhúng cũng cần hoàn thiện các kỹ năng mềm cần có của một lập trình viên như:

  • Kỹ năng sắp xếp thời gian, tổ chức công việc 
  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán
  • Khả năng chịu đựng được áp lực về cường độ công việc lớn
  • Kỹ năng cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc
  • Khả năng multitask (đa nhiệm) khi làm việc
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và phân tích tốt

4. Khóa học lập trình nhúng chất lượng tại FUNiX

Trước sự bùng nổ của ngành lập trình nhúng, việc lựa chọn trung tâm, cơ sở đào tạo uy tín là một trong những bước quan trọng hàng đầu của nhiều học viên để có nền tảng vững chắc.

Khóa học lập trình nhúng chất lượng tại FUNiX
Khóa học lập trình nhúng chất lượng tại FUNiX

FUNiX là một trong những trung tâm dạy học lập trình nhúng hàng đầu được nhiều học viên tin chọn với lộ trình và mô hình đào tạo bài bản, uy tín.

FUNiX đã hợp tác cùng Công ty Lumi Smarthome Việt Nam xây dựng khóa học Lập trình nhúng IOT cùng LUMI để chuẩn bị nguồn kỹ sư có năng lực, đáp ứng xu hướng tất yếu của CMCN 4.0. 

>>> Xem thêm: Lập trình nhúng là gì? Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư lập trình nhúng

4.1 Lộ trình học lập trình nhúng IoT bài bản

Chương trình đào tạo kỹ sư lập trình nhúng IoT tại FUNiX được chia thành 5 môn học, được thiết kế và tổng hợp kiến thức kỹ càng từ cơ bản tới nâng cao:

  • Môn 1: Lập trình C cơ bản
  • Môn 2: Tổng quan về IoT & Lập trình C nhúng cho vi điều khiển 
  • Môn 3: Lập trình C nhúng nâng cao cho vi điều khiển 
  • Môn 4: Mạng truyền thông không dây 
  • Môn 5: Đồ án cuối khóa – Lập trình nhúng IoT 

Sau khi hoàn thành môn học, học viên sẽ biết cách kết hợp các kiến thức về lập trình nhúng cho điều khiển và mạng truyền thông không dây để tạo ra một sản phẩm. Từ đó học viên  sẽ tiếp tục hoàn thiện được các kỹ năng của mình liên quan đến xây dựng sản phẩm, code, quản lý source code, quản lý các tài nguyên dự án,… 

4.2 Mô hình FUNiX Way hiện đại

FUNiX đã áp dụng mô hình FUNiX Way trong quá trình đào tạo học lập trình nhúng cho học viên bao gồm:

  • Học Online 100% linh hoạt, chủ động cho người học
  • Hỏi – Đáp 1:1 với đội ngũ hơn 5000+ Mentor là những chuyên gia CNTT hàng đầu 
  • Đội ngũ Hannah tận tâm, luôn theo sát và khích lệ tinh thần học tập của học viên
  • Học liệu MOOC uy tín hàng đầu thế giới, liên tục được cập nhật
  • Cộng đồng FUNiX rộng lớn, không ngừng được mở rộng và phát triển

4.3 Đảm bảo chất lượng đầu ra

Sau khi hoàn thiện chương trình học lập trình nhúng IoT tại FUNiX, học viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về:

  • Thành thạo kỹ năng lập trình C cơ bản  
  • Hiểu được khái niệm cơ bản về IoT, và các ứng dụng trong thực tế
  • Hiểu được khái niệm về lập trình nhúng 
  • Hiểu được cấu trúc vi điều khiển 
  • Vận dụng được lập trình C nhúng cho vi điều khiển 
  • Có khả năng lập trình ngoại vi cho các ứng dụng thực tế 
  • Có kiến thức và kỹ năng nền tảng về lập trình nhúng nâng cao 
  • Có kiến thức nền tảng về một số chuẩn truyền thông không dây trong IoT
  • Hiểu rõ mạng truyền thông Zigbee  
  • Áp dụng cách xây dựng ứng dụng dựa trên Stack Zigbee của Silabs
  • Áp dụng các kỹ thuật xây dựng chương trình cho sản phẩm IoT thực tế

Tổng kết

Khóa học lập trình nhúng IoT tại FUNiX là một lựa chọn tuyệt vời phù hợp cho mọi đối tượng từ sinh viên các trường đại học, cao đẳng đã và đang học về công nghệ thông tin hay những người chuyển ngành, tay ngang đều có thể học được. 

Đừng chần chừ nữa mà hãy đăng ký ngay khóa học lập trình nhúng IoT của FUNiX tại đây để có một tương lai vững vàng hơn trong ngành lập trình:

>>> Tham khảo chuỗi bài viết liên quan:

5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

Từ A-Z chương trình học FUNiX – Mô hình đào tạo lập trình trực tuyến số 1 Việt Nam

Lý do phổ biến khiến học viên nước ngoài chọn FUNiX

5 Ứng dụng của machine learning quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số

9 Xu hướng học máy hàng đầu tính đến 2025

Nguyễn Cúc & Trần Hương

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại