Vì sao học phân tích dữ liệu lại quan trọng trong thời đại số?
Bằng cách chủ động tìm hiểu phân tích dữ liệu, bạn sẽ mở ra cơ hội làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Giáo dục, tài chính, chăm sóc sức khoẻ và nhiều lĩnh vực khác đều cần đế kỹ năng phân tích dữ liệu để đưa ra những quyết định và lựa chọn đúng đắn.
- Nữ biên dịch học phân tích dữ liệu để chuyển hướng sự nghiệp
- 10 Lý do tại sao phân tích tài chính trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp
- Các đặc điểm của sơ đồ tri thức trong thời đại GDPR
- Khai thác dữ liệu trong kế toán như thế nào đạt hiệu quả cao?
- Rủi ro phân tích dữ liệu với kế toán và tầm quan trọng của dữ liệu lớn
Table of Contents
Theo báo cáo của Spotify Wrapped, tất cả mọi thứ trong cuộc sống hiện nay từ phân tích diễn biến số ca mắc COVID-19, cho đến những quảng cáo được điều chỉnh một cách kỳ lạ để phù hợp với lịch sử mua sắm của khách hàng,… tất cả đều dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ được thu thập và không ngừng tăng lên. Theo Forbes, tương tác về dữ liệu đã tăng gần 5.000% từ năm 2010 đến năm 2020.
Với sự phát triển nhanh chóng của thế giới dựa trên nền tảng dữ liệu, nhu cầu tìm kiếm và tuyển dụng các chuyên gia phân tích dữ liệu, tổ chức và xây dựng dữ liệu sẽ ngày càng tăng cao. Dưới đây là 6 lí do giải thích vì sao việc học phân tích dữ liệu là vô cùng quan trọng trong thời đại số, có thể tìm kiếm một công việc mới hoặc nâng cao năng lực để làm tốt hơn công việc chuyên môn hiện tại.
1. Phân tích dữ liệu giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn
Tại sao một công ty lại tiến hành chuyển đổi thương hiệu? Vì sao Netflix có thể gợi ý cho chúng ta những chủ đề phim hấp dẫn đúng gu? Câu trả lời đơn giản bắt đầu từ công việc của các nhà phân tích dữ liệu. Bằng cách khai thác sức mạnh của dữ liệu mà bạn tương tác nơi làm việc, thay vì chỉ lãnh đạo bằng cảm tính, bạn có thể tác động lớn tới các quyết định kinh doanh và thành công của công ty mình. Với bộ kỹ năng phân tích dữ liệu, bạn sẽ có thể phân tích xu hướng tương tác trên mạng xã hội, hành vi mua hàng của khách hành, thông tin nhân khẩu học, nhu cầu của thị trường,… để giúp đạt mục tiêu bán hàng và kết nối gần gũi hơn với khách hàng thông qua các chiến dịch đánh trúng vào tâm lý, thị hiếu của họ.
2. Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề
Cốt lõi của phân tích là sử dụng dữ liệu để giải quyết vấn đề. Thử thách não bộ của bạn để suy nghĩ, phân tích và tìm ra giải pháp theo những cách mới luôn là một kỹ năng hữu ích trong cả cuộc sống và nghề nghiệp của cá nhân bạn. Kiên trì nỗ lực giải quyết vấn đề dựa trên những gì đã phân tích sẽ giúp bạn suy nghĩ sáng tạo, chịu được áp lực công việc và trở thành một người tài giỏi mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn có được.
3. Nghề phân tích dữ liệu được trả lương cao
Tất cả chúng ta khi đi làm đều mong muốn được trả công xứng đáng khi thực hiện công việc của mình và điều đó gần như sẽ đảm bảo khi bạn làm việc trong ngành phân tích dữ liệu. Theo trang Glassdoor, mức lương cơ bản trung bình của một nhà phân tích dữ liệu ở Canada hiện khoảng 62.000 USD/năm, với những chuyên gia giàu kinh nghiệm hơn có thể mang về 80.000 USD.
4. Đa dạng công việc và cơ hội phát triển
Từ những gã khổng lồ về công nghệ như Google cho đến các cửa hàng bán lẻ như Walmart, Winmart, luôn tìm cách hoàn thiện các bộ phận liên quan đến dữ liệu. Bằng cách chủ động tìm hiểu phân tích dữ liệu, bạn sẽ mở ra cơ hội làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Giáo dục, tài chính, chăm sóc sức khoẻ và nhiều lĩnh vực khác đều cần đế kỹ năng phân tích dữ liệu để đưa ra những quyết định và lựa chọn đúng đắn. Lĩnh vực phân tích dữ liệu cũng rất linh hoạt tuỳ theo lĩnh vực chuyên môn mà nó phục vụ và do đó, bạn cũng có thể tìm hiểu và áp dụng các kiến thức dữ liệu vào các ngành như tiếp thị, bán hàng, vận hành,…
Bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy hơi bế tắc ở vị trí công việc hiện tại và muốn tìm một thử thách mới với nhiều tiềm năng phát triển, học phân tích dữ liệu là cơ hội lý tưởng để giúp bạn phát triển cả trong công ty của mình và đảm nhận các nhiệm vụ mới đầy thú vị.
5. Nhu cầu tuyển dụng cao
Với sự bùng nổ của phân tích dữ liệu trên nhiều lĩnh vực, nhu cầu tuyển dụng đang ngày càng tăng. Trên thực tế, các công ty thậm chí không thể theo kịp nhu cầu ngày càng tăng trong lĩnh vực này. Ở một số quốc gia như Canada, Chính phủ đã đưa ra dự đoán rằng tình trạng thiếu lao động trong lĩnh vực phân tích dữ liệu trong 10 năm tới sẽ trở nên trầm trọng hơn. Cùng với thực trạng này chính là cơ hội để các học viên ngành phân tích dữ liệu có thể được lựa chọn về tổ chức, công ty mà bạn muốn làm việc, mức lương mong muốn và kỹ năng chuyên môn mà bạn có thể áp dụng.
6. Phân tích dữ liệu có thể áp dụng trong cuộc sống hằng ngày
Nhiều kỹ năng liên quan mà bạn học được trong khoá học phân tích dữ liệu có thể được áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Giải thích dữ liệu phức tạp cho quản lý cấp cao giúp củng cố kỹ năng giao tiếp, đồng thời học cách sắp xếp dữ liệu một cách hiệu quả có thể giúp bạn lập ngân sách cá nhân cho chi tiêu của mình và gia đình. Nhìn chung, các ứng dụng thực tế của phân tích dữ liệu là vô tận.
Nhanh tay đăng ký khoá học Phân tích dữ liệu – Data Analysis tại FUNiX để có trải nghiệm học tập tốt nhất và có cơ hội thăng tiến trong công việc nhờ các kỹ năng về dữ liệu!
Minh Tiến
(dịch: https://junocollege.com/blog/why-everyone-should-learn-data-analytics/)
Phân tích dữ liệu kinh doanh là làm gì năm 2022
Data analyst là gì? Tất cả những gì cần biết về nghề phân tích dữ liệu Data analyst
Nhà phân tích dữ liệu so với Nhà khoa học dữ liệu: Sự khác biệt là gì?
Trang bị Kỹ năng phân tích dữ liệu cho người mới
Nhà phân tích dữ liệu làm gì: mô tả, trách nhiệm?
Giải đáp về Các loại nhà phân tích dữ liệu Data Analyst
Bình luận (0
)