Từ giấc mơ du học Nhật Bản đến lựa chọn học lập trình trực tuyến

Từ giấc mơ du học Nhật Bản đến lựa chọn học lập trình trực tuyến

Chân dung xTer 23/08/2021

Từng theo đuổi giấc mơ lập thân, lập nghiệp bằng con đường du học Nhật Bản, Trương Quốc Khánh đã gặp phải những biến cố khiến cậu buộc phải chuyển hướng. Trong giai đoạn đầy bối rối ấy, Khánh đã lựa chọn học lập trình trực tuyến ở FUNiX, như "quyết định cuộc đời", để cậu một lần nữa tự xây dựng hướng đi cho mình.

Trương Quốc Khánh (22 tuổi, quê Lệ Mật, Hà Nội) chọn học IT trực tuyến tại FUNiX trong lúc đang sống, học tập tại Nhật Bản. Hoàn thành Chứng chỉ 1.2 (Lập trình cơ bản) sớm tới 44% so với quy định, nên Khánh được trao học bổng Học nhanh mức 5%. Với thành tích này, cậu thanh niên có thêm động lực để theo đuổi lựa chọn học lập trình trực tuyến, theo đuổi mơ ước làm lập trình viên – điều mà cậu đã quyết định nhanh nhưng bằng tất cả sự chín chắn, quyết tâm ở một trong những thời điểm quan trọng nhất cuộc đời.

Chia sẻ về việc đến với FUNiX, Khánh bảo, đó là một câu chuyện khá dài.

Năm 2017, Khánh tốt nghiệp cấp ba và thi đại học thì đỗ vào Học viện Ngân Hàng, tuy nhiên thì sau một thời gian ngắn học tại đó cậu cảm thấy không phù hợp với ngành nên đã thôi học.

“Sau đó thì mình qua học bên FPT Polytechnic ngành Lập trình di động. Khi đó em chọn ngành Lập trình di động không phải vì yêu thích hay có đam mê mà chỉ nghĩ là trong lĩnh vực CNTT, có lẽ ngành đó sẽ hợp với bản thân” – Khánh tâm sự.

Khánh tâm sự, bố mẹ thì không thích cậu học ở FPT Polytechnic vì nghĩ là con trai đã đỗ vào một trường đại học nơi bao người mơ ước, mong muốn rồi mà không học, lại bỏ học đại học để chuyển sang một trường cao đẳng mà đối với bố mẹ cậu thì trường cũng không phải là nổi tiếng. Rồi sau một kỳ học ở FPT Polytechnic, Khánh bị đau ruột thừa và phải phẫu thuật.

“Lúc nằm viện thì mẹ mình động viên mình sang Nhật du học, bố mẹ sẽ đầu tư cho? Lúc đó anh trai ruột của mình cũng vừa tốt nghiệp bên Nhật và chuẩn bị được đi làm chính thức, sang đấy thì sẽ có anh trai giúp đỡ. Thế là mình nghe theo mẹ và bắt đầu qua trung tâm du học tham gia lớp học tiếng Nhật, chuẩn bị hồ sơ và sang Nhật với tư cách du học sinh” – Khánh nhớ lại.

Cậu bảo, so với du học tự túc ở các nước như Mỹ hay châu Âu, thì du học tự túc ở Nhật Bản hoặc Hàn Quốc là rẻ hơn rất nhiều so với tài chính của người Việt Nam. Để du học Nhật Bản thì hầu hết mọi người sẽ làm theo cách là đi vay nợ khoảng 300 triệu (đối với những gia đình khó khăn nhưng vẫn muốn cho con cái đi du học, mà cũng không có học bổng). Hoặc nếu gia đình đã có sẵn rồi thì đỡ áp lực hơn.

Sang tới Nhật, Khánh mới nhận thấy hầu như các bạn đều tập trung vào đi làm thêm, thời gian đi làm còn nhiều hơn đi học mặc dù sang Nhật với tư cách du học sinh. Ở Nhật có quy định du học sinh chỉ được đi làm thêm 28 tiếng một tuần. Trước kia, những người sang Nhật du học còn ít, nhà nước Nhật cũng chưa siết chặt việc quản lý thời gian làm thêm của  du học sinh nên những thế hệ trước đó như anh trai Khánh có thể làm thêm quá rất nhiều tiếng mà vẫn có thể được bỏ qua.

Khánh tâm sự, khi đã có một người anh trai sang Nhật vừa đi làm kiếm được nhiều tiền, vừa có thể hoàn thành chương trình học để được đi làm chính thức ở Nhật, thì bố mẹ luôn nhắc là sang Nhật phải cố gắng như anh trai: Bố mẹ chỉ lo cho được tiền học năm đầu thôi, còn tiền sinh hoạt, tiền học những năm sau phải tự lo. Cậu thanh niên 22 tuổi cũng khắc sâu suy nghĩ phải làm nhiều để kiếm tiền như anh trai, đồng thời vẫn phải học tốt tại Nhật Bản.

“Tuy nhiên hiện nay số lượng du học sinh Việt Nam sang Nhật quá đông, cộng với số lượng thực tập sinh Việt Nam sang lao động thì bây giờ ở Nhật đi đâu cũng thấy người Việt Nam. Người Việt ta sang đây phạm pháp rất nhiều nên nhà nước Nhật họ bắt đầu để ý, đến khi mình sang Nhật thì họ quản lý rất chặt việc đi làm thêm của du học sinh. Nếu không đi làm nhiều thì bố mẹ sẽ cho rằng mình lười, không chịu cố gắng, bố mẹ cũng không hiểu là thế hệ của anh trai và thế hệ của mình là hoàn toàn khác nhau. Và rồi ở trường em học đã có những người không xin được visa do làm thêm quá tiếng, thì mình cũng giảm bớt giờ làm tuy nhiên thì cũng đã quá muộn. Những tháng làm thêm trước của mình đã bị người Nhật họ phát hiện và mình cũng đã không xin được visa, phải về nước. Đến lúc đó thì ở nhà mới hiểu được bây giờ nhà nước Nhật họ làm chặt thế nào, vấn đề này thực sự rất nghiêm trọng chứ không như suy nghĩ của mọi người ở Việt Nam” – Khánh chia sẻ.

Lựa chọn học lập trình trực tuyến
Trương Quốc Khánh (22 tuổi) hiện là xTer FUNiX.

Sang Nhật với quyết tâm rất lớn để học thế nhưng lại không xin được visa, bạn bè bằng tuổi bây giờ cũng đã ra trường, vài năm nữa thôi là họ cũng ổn định được rồi, còn bản thân lại cảm thấy, mình thì cứ bỏ hết cái này đến cái khác khiến Khánh cảm thấy rất thất vọng về mình. Trong lúc chờ về nước, trong đầu Khánh ngổn ngang bao suy nghĩ: Khi nào thì sẽ có đường bay thương mại Việt Nam – Nhật Bản để mình về nhà? Rồi về nhà mình sẽ học gì?

Trong khi hầu hết những người chờ về nước như Khánh sẽ tranh thủ thời gian để đi làm thật nhiều, kiếm thật nhiều tiền thì cậu lại nghĩ khác.

“Mình thì cứ nghĩ là mình nên tìm một cái gì đó để học luôn, tranh thủ thời gian, và rồi mình tìm được FUNiX. mình thấy FUNiX có một khung chương trình học rất rõ ràng, bằng cấp có giá trị. So với số tiền mình kiếm được ở Nhật thì mức học phí của FUNiX cũng “chấp nhận được”. Mình đăng ký luôn, chốt ngày đóng tiền. Sau rất nhiều lần bỏ học thì đến lần này mình coi đây là cơ hội cuối cùng của mình, nên phải cố gắng đi tới cùng, mặc ai nói gì thì nói. Em cảm thấy may mắn thì trong lúc mà chưa biết khi nào mới có thể về nước thì mình đã có một thứ để học hàng ngày, rất tiết kiệm thời gian” – Khánh khẳng định.

Dồn sức học suốt thời gian qua, Trương Quốc Khánh cũng đã hoàn thành được Chứng chỉ 1 – Chứng chỉ lập trình cơ bản của FUNiX. Bước đầu, cậu tâm sự đã quen với việc học, cảm thấy vui khi nỗ lực mình bỏ ra đã có kết quả. Khánh vẫn thầm hi vọng sẽ cố gắng học, biết đâu sẽ có cơ hội ở lại để làm việc tại Nhật Bản trong một vị thế khác: Một lập trình viên.

Quỳnh Anh (ghi)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại