3 quốc gia không cho phép sử dụng Facebook | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

3 quốc gia không cho phép sử dụng Facebook

Chia sẻ kiến thức 15/02/2022

Nếu bạn không thể sống thiếu Facebook, hãy tránh xa ba quốc gia này.

Trong thời đại mà tất cả chúng ta đều sử dụng mạng xã hội để kết nối với gia đình và bạn bè, thật khó để tưởng tượng một thế giới không có Facebook. Nhưng có 3 quốc gia nơi công dân không thể truy cập vào nền tảng này.

1. Trung Quốc

Trung Quốc có lịch sử lâu đời về kiểm duyệt và các quy định nghiêm ngặt về internet. Không có gì ngạc nhiên khi họ cũng đặt ra những hạn chế với Facebook.

Theo một báo cáo trên Web2Asia, Trung Quốc đã chặn Facebook trên khắp đại lục sau cuộc bạo động năm 2009 diễn ra ở Urumqi, Tân Cương. Một số nhà hoạt động đòi độc lập ở Tân Cương dường như đã sử dụng Facebook như một phần của mạng lưới truyền thông của họ.

Facebook từ chối tiết lộ danh tính của những người này. Công ty lập luận rằng các nhà hoạt động đang thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ trên nền tảng xã hội.

Chính phủ Trung Quốc sau đó đã thêm Facebook vào danh sách các công ty internet phương Tây bị chặn tại đây, bao gồm YouTube (và tất cả các sản phẩm của Google), Twitter và Microsoft.

Facebook đã thực hiện một vài nỗ lực để quay trở lại Trung Quốc, nhưng với các lựa chọn thay thế bản địa như Weibo, WeChat và Renren, không chắc là nó có thể thành công.

Những người muốn sử dụng Facebook vẫn có thể làm như vậy từ một số nơi ở Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông và Ma Cao. Họ cũng có thể vượt chặn bằng cách sử dụng VPN.

>>> Đọc ngay: Mẹo nhỏ giúp bạn tăng cường kỹ năng lập trình

2. Iran

CNN đưa tin rằng chính phủ Iran đã cấm Facebook khi các nhà hoạt động sử dụng nó để vận động ủng hộ phe đối lập trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2009.

Hạn chế ban đầu chỉ kéo dài vài giờ nhưng sau đó đã được khôi phục lại mà không có lời giải thích và nó vẫn duy trì kể từ đó.

Giờ đây, lần đầu tiên trong lịch sử Facebook, lượng người dùng hoạt động hàng ngày của Facebook đã giảm. Trong quý 3 năm 2021, nền tảng có 1,93 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày. Trong quý 4 năm 2021, con số này giảm xuống còn 1,929 tỷ. Hãy cùng khám phá những lý do khiến Facebook bắt đầu mất người dùng.

Bộ trưởng Văn hóa Ali Jannati đã làm dấy lên hy vọng về việc khôi phục dịch vụ này vào năm 2013. Ông nhận xét rằng những người dân Iran bình thường nên có quyền truy cập mạng xã hội. Nhưng lời nhận xét này đã không dẫn đến một hành động cụ thể nào và các hạn chế vẫn được áp dụng.

Một số quan chức hàng đầu của Iran, cả về tôn giáo và chính trị, có các trang Facebook và quần chúng Iran được cho là đã vượt qua các hạn chế của chính phủ bằng cách sử dụng VPN.

>>> Đọc ngay: Học lập trình online có ưu điểm vượt trội gì?

3. Triều Tiên

Triều Tiên là một trong những quốc gia bí mật nhất thế giới do bị hạn chế nhiều về di chuyển và liên lạc.

Vào năm 2016, The Guardian đưa tin rằng Triều Tiên đã chính thức công bố các hạn chế đối với Facebook, cũng như Twitter và YouTube. Họ đã làm như vậy sau vài tháng đặt hạn chế không chính thức.

Lệnh cấm dường như nhắm vào du khách và cư dân nước ngoài vì người dân địa phương đã không có quyền truy cập vào Facebook do những hạn chế chung về việc sử dụng internet.

Theo The Guardian, mục tiêu của hạn chế này là khiến du khách hoặc cộng đồng cư dân nước ngoài khó đăng thông tin thời gian thực về Triều Tiên ra thế giới bên ngoài. Lệnh cấm sẽ hạn chế hơn nữa khả năng những người dân Triều Tiên có truy cập internet xem được những thông tin về đất nước của họ được đăng tải ở nơi khác.

>>> Đọc ngay: FUNiX – Học lấy bằng đại học trực tuyến giá trị ngang bằng đại học chính quy

4. Những hạn chế với Facebook không quá hiệu quả

Bạn có thể đã nhận thấy rằng, bất kể các hạn chế được áp dụng ở các quốc gia được liệt kê ở trên, người dùng vẫn có thể truy cập Facebook theo ý muốn. Ở Trung Quốc, những người sống trong các khu tự trị (Hồng Kông, Ma Cao, v.v.) có thể truy cập Facebook một cách tự do. Những người sống ở Trung Quốc đại lục cũng có thể truy cập Facebook bằng cách sử dụng VPN.

Hạn chế thậm chí còn kém hiệu quả hơn ở Iran, nơi nhiều quan chức chính phủ hàng đầu bỏ qua các quy định hạn chế để sử dụng Facebook và các nền tảng truyền thông xã hội khác. Lệnh cấm ở Triều Tiên có lẽ là hiệu quả nhất, nhưng đó là vì rất ít người có quyền truy cập internet. Rất có thể, sự hạn chế sẽ kém hiệu quả hơn nếu Internet được cung cấp cho tất cả người dân Triều Tiên.

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/countries-that-ban-facebook/

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm bài viết:

Đại học trực tuyến? Tại sao nên chọn học đại học trực tuyến thay vì đại học offline?

5 điều có thể bạn chưa biết về học lập trình trực tuyến FUNiX

Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

FUNiX đào tạo lập trình trực tuyến cung cấp nhân sự tập đoàn FPT

5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

5 kinh nghiệm chinh phục các học bổng khóa học lập trình

Top các bí quyết giúp bạn nhanh thành công với nghề lập trình

Mách bạn lập trình game cần học những gì 2023

Tất tần tật những điều cần biết về khóa đào tạo lập trình viên tại Nhật Bản của FUNiX

Vân Nguyễn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại