Bạn thực sự sở hữu cái gì khi mua một NFT? | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Bạn thực sự sở hữu cái gì khi mua một NFT?

Chia sẻ kiến thức 18/02/2022

NFT đang gây sốt trên toàn cầu, nhưng bạn thực sự sở hữu cái gì khi mua một NFT?

Trước khi chi tiền để đầu tư vào NFT, bạn nên biết chính xác thứ mà bạn đang mua. Nó có thể không phải là những gì bạn mong đợi.

1. NFT là gì?

NFT là viết tắt của “non-fungible token” (token không thể thay thế). Token là một tài sản kỹ thuật số có thể được chuyển giữa mọi người trên một blockchain. Và một token không thể thay thế là một token duy nhất. Nó không thể được sao chép hoặc chia thành các phần nhỏ hơn. Tính chất độc đáo này mang lại cho NFT một loạt các ứng dụng tiềm năng.

Ngược lại, token có thể thay thế là token mà một token giống hệt khác có thể dễ dàng thay thế, ví dụ như token tiền điện tử. Một Bitcoin giống hệt với một Bitcoin khác.

Hiện tại, chúng ta đang thấy NFT chủ yếu được sử dụng để bán “digital collectibles” (đồ sưu tầm kỹ thuật số) như tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, âm nhạc , bài báo trực tuyến, tweet, vật phẩm trong trò chơi và thẻ sưu tập như CryptoKitties.

NFT có thể đại diện cho các loại tài sản khác nhau. Do đó, chúng có thể có các quy tắc khác nhau. Các quy tắc này thường được gọi là Hợp đồng thông minh và được xác định bằng mã lập trình của chúng, mã này kiểm soát việc chuyển giao quyền sở hữu và xác minh các NFT.

2. Bạn thực sự đang mua gì khi mua NFT?

Khi bạn mua NFT, bạn đang trả tiền cho một token đại diện cho một mặt hàng duy nhất. Nói cách khác, bạn đang trả tiền cho một bản ghi kỹ thuật số cực kỳ nhỏ (có thể chỉ có kích thước vài byte, thường chứa URL hoặc số sê-ri) được gửi đến địa chỉ của bạn trên blockchain.

Có quyền sở hữu token này có nghĩa là bạn có thể chứng minh rằng bạn sở hữu một mặt hàng cụ thể và mặt hàng bạn sở hữu là hàng thật — giống như một chứng chỉ xác thực.

Nếu bạn sở hữu NFT đó, không ai khác có thể sở hữu nó, trừ khi bạn bán (hoặc tặng) nó cho người khác.

Sở hữu một NFT tương tự như sở hữu sổ đỏ đối với một ngôi nhà. Sổ đó là một hồ sơ về quyền sở hữu, không phải bản thân ngôi nhà. Tương tự, NFT là một bản ghi về quyền sở hữu hoặc tính xác thực của một tài sản, không phải bản thân tài sản đó.

3. NFT là gì? 

Bạn có muốn mint NFT của mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Dưới đây là 6 trang web để mint NFT một cách dễ dàng. 

Bản thân NFT không phải là tài sản kỹ thuật số. Nếu bạn mua NFT cho một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, thì NFT không phải là file hình ảnh. Nó chỉ là hồ sơ về quyền sở hữu hoặc tính xác thực được lưu trữ trên blockchain. File hình ảnh sẽ được lưu trữ ở nơi khác.

Nó giống như mua một bản in phiên bản giới hạn của một bức ảnh. Là chủ sở hữu của bản in, bạn sẽ không có bất kỳ quyền độc quyền nào đối với ảnh đó. Bạn không sở hữu bản quyền của bức ảnh. Bạn không thể bán copy của bản in mà bạn sở hữu. Và bạn không thể sử dụng bản in đó cho mục đích thương mại. Tuy nhiên, việc sở hữu chứng nhận xác thực bản in của bạn mang lại giá trị cho bản in đó.

Trường hợp này khá giống với NFT. Việc sở hữu một NFT không tự động cấp cho bạn bất kỳ quyền nào đối với tài sản trí tuệ đó. Theo mặc định, tác giả gốc của tác phẩm (hồ sơ được lưu trữ trong NFT) giữ quyền sở hữu bản quyền.

Như bạn có thể thấy, nếu không có bất kỳ điều khoản bổ sung hoặc thỏa thuận bằng văn bản nào khác, NFT mặc định chuyển giao rất ít quyền cho bạn. Đây là tất cả những gì bạn nhận được.

4. Điều khoản bổ sung với NFT

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều NFT đi kèm với các điều khoản bổ sung giải thích chi tiết hơn những gì bạn có thể làm với NFT đó. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải hiểu đầy đủ các điều khoản của mọi NFT bạn mua, vì chúng có thể rất khác nhau.

Drabber Labs Inc., công ty đứng sau CryptoKitties, đã tạo Giấy phép NFT đơn giản giải thích những gì bạn có thể và không thể làm với NFT mà họ đã tạo. Giấy phép này nói rõ rằng bạn không sở hữu bất kỳ bản quyền nào. Đúng hơn, bạn sở hữu một dạng nội dung được cấp phép.

Các NFT khác không tự động có “Giấy phép NFT”, mặc dù bất kỳ dự án NFT nào cũng có thể chọn áp dụng giấy phép này nếu họ muốn. Các giấy phép khác có chứa các điều khoản khác nhau chắc chắn sẽ được phát triển trong tương lai.

Bài học rút ra ở đây là: trước khi mua NFT, hãy đọc kỹ các điều khoản để hiểu những gì bạn có thể và không thể làm với tài sản mới của mình.

5. Sai lầm nào có thể xảy ra? 

Đầu tiên, NFT vẫn đang trong giai đoạn đầu. Khung pháp lý bảo vệ các cách mua hàng truyền thống vẫn chưa tồn tại đối với NFT. Ví dụ: nếu tác giả của một NFT tạo ra nhiều bản sao hơn của tài sản kỹ thuật số mà bạn cho là hiếm có, không có nhiều điều bạn có thể làm. 

Tương tự, nếu bạn muốn mua quyền sở hữu hoặc bản quyền hoàn toàn khi mua NFT, bạn nên kiểm tra xem người bán có thực sự sở hữu nội dung đó ngay từ đầu hay không. Nếu vậy, việc chuyển giao quyền sở hữu thực sự nên được lập thành văn bản, để đảm bảo nó chắc chắn được bảo vệ theo pháp luật hiện hành.

Thứ hai, nhiều NFT chỉ chứa một liên kết đến tài sản kỹ thuật số liên quan. Nếu liên kết này bị hỏng, nếu chủ sở hữu chuyển hướng URL đến một vị trí khác hoặc nếu tài khoản lưu trữ (hosting account) không được gia hạn, NFT của bạn có thể trở nên vô giá trị. Điều này không phải lúc nào cũng đúng vì ngày càng có nhiều NFT được lưu trữ thông qua IPFS nên được bảo vệ khỏi nguy cơ này.

Thứ ba, một NFT bạn mua có thể được đính kèm tiền bản quyền cắt cổ. Điều này có nghĩa là khi bạn bán NFT cho người khác, tác giả có thể nhận được một phần lớn doanh thu. Đây là điều bạn cần kiểm tra trước khi mua NFT.

6. Bạn vẫn muốn mua NFT đó?

Với việc NFT trở thành cơn sốt của năm 2021, điều quan trọng là phải biết những gì bạn thực sự sẽ “sở hữu” những gì khi chi tiền. 

Nhiều lời hứa đang được đưa ra trong không gian này, và cùng với đó là rất nhiều suy đoán. Do vậy, hãy cân nhắc các rủi ro trước khi vung tiền và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua.

Chìa khóa ở đây là kiến thức, từ việc hiểu blockchain là gì đến việc hiểu những gì bạn thực sự có thể làm với tài sản bạn mua.

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/what-do-you-actually-own-if-you-buy-an-nft/

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm bài viết:

Đại học trực tuyến? Tại sao nên chọn học đại học trực tuyến thay vì đại học offline?

5 điều có thể bạn chưa biết về học lập trình trực tuyến FUNiX

Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

FUNiX đào tạo lập trình trực tuyến cung cấp nhân sự tập đoàn FPT

5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

Giang Trần

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX
icon icon

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại