Các xu hướng phát triển phần mềm cần lưu ý trong năm 2023

Các xu hướng phát triển phần mềm cần lưu ý trong năm 2023

Chia sẻ kiến thức 09/06/2023

Các xu hướng phát triển phần mềm cần lưu ý trong năm 2023 là gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin. Bài viết được dịch từ Jelvix. 

Các xu hướng phát triển phần mềm cần lưu ý trong năm 2023 là gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin. Bài viết được dịch từ Jelvix. 

Các xu hướng phát triển phần mềm cần lưu ý trong năm 2023

Quá trình phát triển phần mềm vào năm 2023 sẽ tiếp tục theo hướng đã thực hiện vào năm 2022. Tuy nhiên, các thị trường và công nghệ quen thuộc sẽ mang đến nhiều điều ngạc nhiên với những tiến bộ mới. Các công ty Trí tuệ nhân tạo, AR/VR/MR sẽ công bố nhiều bản phát hành đầy hứa hẹn trong năm. Bài viết này nhằm theo dõi các xu hướng toàn cầu trong ngành công nghệ thông tin và xem xét các tác động thực tế của chúng.

Xu hướng #1 — Điện toán đám mây (Cloud)

Một trong các xu hướng phát triển phần mềm năm 2023 là điện toán đám mây – Cloud.

Vào năm 2022, Cloud không chỉ được đón nhận bởi các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp mà ngay cả các tổ chức và cơ quan chính phủ. Các bệnh viện, cơ quan an ninh, cơ quan pháp luật… đều nhận ra giá trị của công nghệ này. Có thể là vào cuối năm 2024, chúng ta sẽ chứng kiến sự chuyển đổi đáng kể của các doanh nghiệp và viện nghiên cứu sang Cloud trên quy mô toàn thế giới.

Lý do tại sao Cloud là một trong những xu hướng nổi bật nhất của ngành công nghiệp phần mềm là do việc chuyển đổi sang dạng điện toán này là vô cùng đơn giản. Thời điểm hiện tại, tất cả các công ty toàn cầu đang đầu tư vào công nghệ này (với những công ty đi đầu như Google, Amazon, Microsoft) và cung cấp điện toán đám mây cho các doanh nghiệp và cá nhân. Người dùng thậm chí còn được sử dụng miễn phí trong tháng đầu tiên để kiểm tra xem hệ thống Cloud này có phù hợp với nhu cầu hay không.

Xu hướng #2 — Sự độc quyền của AWS đối mặt với thách thức

Amazon Web Services là cơ sở hạ tầng đám mây công cộng toàn cầu đầu tiên cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động điện toán của họ sang các máy chủ từ xa. Tuy nhiên, mặc dù là đơn vị đầu tiên, AWS sẽ chưa hẳn sẽ là phổ biến nhất. Theo Canalys, AWS chiếm 32,6% thị phần, trong khi Azure và GCP chiếm 22,4% còn lại.

Microsoft đã và đang thách thức Amazon với cơ sở hạ tầng Azure và dự án Đám mây JEDI, sẽ được thực hiện với sự hợp tác của chính phủ Mỹ. Google cũng không bị tụt lại phía sau: công ty này đã đầu tư vào điện toán đám mây hướng đến các chủ doanh nghiệp và tổ chức chính phủ. IBM đã mua Red Hat – một trong những nhà cung cấp dịch vụ đám mây hứa hẹn nhất trên thị trường.

xu hướng phát triển
Sự độc quyền của AWS đối mặt với thách thức (Ảnh: Jelvix)

Xu hướng #3 — Những thay đổi trong quá trình phát triển vùng chứa

Docker đã từng là một trong những giải pháp bộ nhớ phổ biến nhất trong một thời gian dài, với sự cạnh tranh từ Mesos, Swarm và Kubernetes. Tuy nhiên hiện nay Kubernetes đã phát triển một cộng đồng lớn và phát triển thành một đơn vị toàn cầu về phát triển vùng chứa. Kubecon + CloudNativeCon có tới 12.000 nhân viên —tăng gấp đôi so với năm ngoái.

Kubernetes sẽ được sử dụng như một tiêu chuẩn công nghiệp phát triển vùng chứa, với ngày càng nhiều nhà phát triển đến từ.

Xu hướng #4 — Sự công nhận toàn cầu của microservice

Những phát triển gần đây trong phát triển đám mây và vùng chứa khiến nhiều nhà phát triển coi microservice (một kỹ thuật phát triển phần mềm, một biến thể của kiến trúc hướng dịch vụ cấu trúc một ứng dụng như một tập hợp các dịch vụ được ghép lỏng lẻo. Trong kiến trúc microservice, các dịch vụ được xử lý tốt và các giao thức rất nhẹ) là một dạng kiến trúc hàng đầu. Kiến trúc nguyên khối (trong đó người dùng xây dựng một dịch vụ lớn và thêm các tính năng mới vào đó khi phát triển dự án) đã trở nên khó mở rộng hơn. Tuy nhiên, hiện nay microservice đã có thể đạt đến đỉnh cao nhờ có rất nhiều tiến bộ trong Điện toán đám mây.

Thay vì xây dựng một hệ thông dịch vụ cồng kềnh, các nhà phát triển sẽ chia chức năng thành các phần có thể quản lý dễ dàng hơn. Phần mềm sẽ bao gồm các dịch vụ siêu nhỏ, trong đó mỗi dịch vụ thực hiện một chức năng duy nhất nhưng hoạt động hoàn hảo.

Xu hướng #5 — Sự thống trị của Python

Hiện nay, Python xếp thứ ba sau Java và C về mức độ phổ biến.

Python là ngôn ngữ lập trình phù hợp với mọi nhu cầu phát triển hiện đại. Phát triển web, phát triển di động hoặc dự án doanh nghiệp – ngôn ngữ này có thể xử lý tất cả. Điều khiến Python khác biệt so với các ngôn ngữ lập trình phổ thông khác là khả năng cho phép thực hiện các phép toán phức tạp, phân tích dữ liệu và xây dựng mạng lưới điện toán.

Hiện nay, Python xếp thứ ba sau Java và C về mức độ phổ biến. Nhu cầu của ngôn ngữ này tăng gấp đôi tính tới năm nay. Hơn nữa, Python không khó học mà còn có thể thích ứng với các dự án rất phức tạp với trình độ kỹ năng nâng cao.

Kết luận

Bài viết đã giới thiệu các xu hướng phát triển phần mềm của năm 2023 hi vọng mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn.

Link bài gốc: https://jelvix.com/blog/software-development-trends

Quỳnh Anh (lược dịch từ Jelvix.com)

Tin liên quan:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại