Top 3 xu hướng phát triển phần mềm đáng theo dõi trong năm 2023

Top 3 xu hướng phát triển phần mềm đáng theo dõi trong năm 2023

Chia sẻ kiến thức 20/06/2023

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho độc giả một số xu hướng phát triển phần mềm cần lưu ý trong năm 2023 để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển một cách tối ưu.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho độc giả một số xu hướng phát triển phần mềm cần lưu ý trong năm 2023 để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển một cách tối ưu.

Top 3 xu hướng phát triển phần mềm đáng theo dõi trong năm 2023

Thời gian gần đây, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang phải đối mặt với ngày càng nhiều mối quan tâm: tăng trưởng sau đại dịch, quản lý mối đe dọa suy thoái, tác động của lạm phát dai dẳng và các cuộc khủng hoảng khác nhau trong chuỗi cung ứng…. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp phải xác định và cam kết thực hiện các mục tiêu và sáng kiến chiến lược, chẳng hạn như tiết kiệm chi phí, cải thiện lợi nhuận, tăng trưởng nhanh hoặc áp dụng các mô hình kinh doanh mới. Các công ty công nghệ và phát triển phần mềm là một thành phần thiết yếu của quá trình này. Bài viết này cung cấp tổng quan về các xu hướng phát triển phần mềm hàng đầu mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên theo dõi trong năm nay bất kể mục tiêu kinh doanh của họ là gì.

Xu hướng 1: AI trở thành chủ đạo

Đến cuối năm 2022, các công cụ trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ như ChatGPT và Midjourney đã khiến cả thế giới ngạc nhiên về tiềm năng sáng tạo của chúng. Sự xuất hiện của những công cụ này đang dấy lên các tranh cãi về AI và phát triển phần mềm. Mặc dù được đảm bảo rằng sẽ không có bất kỳ rủi ro nào đối với các công việc mang tính sáng tạo của các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà văn và thậm chí cả lập trình viên, nhưng cộng đồng toàn cầu đang bắt đầu nhận thấy những rủi ro đó. Trong một bài báo trên Forbes, tác giả Nelson Granados cảnh báo rằng việc lạm dụng AI có thể giết chết sự sáng tạo và sự đa dạng trong suy nghĩ.

Đồng thời, các công cụ AI như Copilot tận dụng trí thông minh nhân tạo để tăng tốc độ phát triển phần mềm cho các lập trình viên, trong khi các công cụ như Orchard giúp truyền tải văn bản theo nhiều phong cách khác nhau, nhắm đến nhiều đối tượng hứa hẹn sẽ giúp các nhà văn lên ý tưởng. Cả thế giới chắc chắn sẽ quan tâm tới các ứng dụng ngày càng sáng tạo của AI trong những năm tới.

xu hướng phát triển phần mềm
Các công cụ AI tận dụng trí thông minh nhân tạo để tăng tốc độ phát triển phần mềm

Xu hướng 2: Tối đa hóa hiệu quả phát triển

Việc tập trung vào tăng tốc độ phân phối phần mềm và cải thiện trải nghiệm của nhà phát triển không còn là điều mới mẻ, nhưng các nỗ lực tối đa hóa hiệu quả mới là xu hướng phát triển phần mềm trong những năm tới. Theo Gartner (một công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu cung cấp thông tin, tư vấn và công cụ cho các doanh nghiệp về công nghệ thông tin, tài chính, nhân sự, dịch vụ khách hàng và hỗ trợ, pháp lý và tuân thủ, tiếp thị, bán hàng và chức năng chuỗi cung ứng…), 80% các tổ chức công nghệ phần mềm sẽ thành lập các nhóm nền tảng với tư cách là nhà cung cấp nội bộ các dịch vụ, thành phần và công cụ có thể tái sử dụng để phân phối ứng dụng vào năm 2026. Điều này có nghĩa là các nhà phát triển phần mềm sẽ ngày càng có nhiều khả năng sử dụng các ứng dụng do các doanh nghiệp cung cấp, bên cạnh các phần mềm mã nguồn mở. AdminJS là một ví dụ điển hình – nó có thể dễ dàng được sử dụng để tạo bảng điều khiển quản trị cho hầu hết mọi công cụ phần mềm.

Nhìn chung, việc tập trung vào việc tạo ra các công cụ phát triển phần mềm có thể tái sử dụng sẽ cho phép các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp mới nhận được phản hồi của thị trường nhanh hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc tạo nền tảng phát triển nội bộ thay vì tìm mua từ các nhà cung cấp nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu cụ thể của họ.

Coding (viết mã) sẽ sớm trở nên lỗi thời. Trí tuệ nhân tạo sẽ được tận dụng để tạo ra lợi nhuận từ quy trình phát triển không cần mã và các nền tảng mã thấp để sản xuất phần mềm. Chúng cũng sẽ được sử dụng bởi các nhà phát triển thậm chí không có kỹ năng lập trình. Chúng ta có khả năng bước vào một kỷ nguyên mới trong khoa học máy tính, trong đó các nhà phát triển sẽ trở thành giáo viên chủ yếu tập trung vào các thuật toán đào tạo.

Xu hướng 3: Phổ biến các nền tảng đám mây công nghiệp (Cloud)

Tùy theo nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp sẽ lựa chọn IaaS, PaaS hoặc SaaS

IaaS, PaaS, SaaS là 3 loại dịch vụ điện toán đám mây phổ biến nhất hiện nay.

  • infrastructure as a service (IaaS): quyền truy cập sẽ được cung cấp tới một cơ sở hạ tầng như server ảo, ổ cứng, mạng… để chạy các ứng dụng trên đó.
  • Platform as a service (Paas): quyền truy cập sẽ được cấp cho một platform hoàn chỉnh được lưu trữ trên đám mây để phát triển, chạy, bảo trì và quản lý các ứng dụng.
  • Software as a service(Saas): quyền truy cập sẽ được cấp theo nhu cầu vào phần mềm ứng dụng được lưu trữ trên đám mây.

Tùy theo nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp sẽ lựa chọn IaaS, PaaS hoặc SaaS. Đối với các công ty phần mềm thường sử dụng IaaS, PaaS để chạy mã.

Nền tảng đám mây công nghiệp mang lại điều gì? Điện toán đám mây sẽ biến thành các nền tảng kinh doanh trong đó cung cấp nhiều loại SaaS, PaaS và IaaS phù hợp với một phân khúc ngành cụ thể. Nền tảng đám mây công nghiệp linh hoạt và phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp điều chỉnh các quy trình và ứng dụng phần mềm nhanh hơn. Theo xu hướng phát triển này, các dịch vụ đám mây sẽ ngày càng trở nên phổ biến.

Kết luận

Đây là một số xu hướng phát triển phần mềm triển vọng mà các doanh nghiệp cần theo dõi trong năm 2023 để tối ưu hoá khả năng tiếp cận thị trường, tăng cường phản hồi của khách hàng cũng như điều chỉnh nội bộ và ứng dụng công nghệ một cách thông minh nhất.

Link bài gốc: https://www.rst.software/blog/top-6-software-development-trends-to-watch-in-2023

Quỳnh Anh (lược dịch từ rst.software)

Tin liên quan:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!