Cách học công nghệ thông tin cho người đã đi làm
Cùng tham khảo cách học công nghệ thông tin cho người đã đi làm qua bài viết sau đây giúp cho những ai đã và đang vừa học vừa làm hoặc chuẩn bị học thêm có cái nhìn cận cảnh nhất.
- Báo cáo Việc làm và mức lương ngành công nghệ thông tin năm 2024
- Muốn làm lập trình viên thì học ngành gì và học ở đâu?
- Sinh viên IT thích thú các khóa học tiếng Anh miễn phí tại FUNiX
- Phụ huynh đau đầu tìm nơi học IT cho con là học sinh
- Gợi ý mẹo thu xếp thời gian cho người học upskill IT
Table of Contents
Với cách học công nghệ thông tin cho người đã đi làm phù hợp, các bạn sẽ trang bị được cho mình nền tảng kiến thức vững chắc, phục vụ cho nhu cầu công việc. Xa hơn, bạn còn có thêm một “nghề thứ hai” giá trị.
Cùng tham khảo cách học công nghệ thông tin cho người đã đi làm qua bài viết sau đây giúp cho những ai đã và đang vừa học vừa làm hoặc chuẩn bị học thêm có cái nhìn cận cảnh nhất.
“Bể” kiến thức công nghệ thông tin cho người đã đi làm
Nhu cầu tìm hiểu, học thêm kiến thức công nghệ thông tin cho người đã đi làm hiện nay khá phổ biến. Lý do là việc bổ sung kiến thức IT giúp bạn không bị “lỗi thời” trước những xu hướng công nghệ mới và dần tự tin hơn trên hành trình sự nghiệp của mình. Việc học những chủ điểm kiến thức nào, hình thức học ra sao, có lấy bằng cấp chứng chỉ hay không… phụ thuộc vào mục tiêu, điều kiện và hoàn cảnh cá nhân của mỗi người. Nhưng dù lựa chọn ra sao, bạn cũng cần học tập nghiêm tục và áp dụng tốt các kinh nghiệm học bổ sung kiến thức IT cho người đã đi làm sẽ giúp bạn học tập dễ hơn, hiệu quả hơn.
Cách học công nghệ thông tin cho người đã đi làm
Cách học công nghệ thông tin cho người đã đi làm khác với học sinh, sinh viên, người chưa đi làm.
Xác định rõ mục tiêu và thời gian dành cho việc học
Người đã đi làm thường co quỹ thời gian eo hẹp, nếu muốn học bổ sung kiến thức IT, bạn nên xác định rõ mục tiêu ngay từ đầu và thời gian bạn có thể dành cho việc học.
Chẳng hạn bạn có học lấy bằng cấp chứng chỉ hay chỉ để lấy kiến thức? Các kiến thức sẽ được ứng dụng ngay vào công việc hiện tại hay được sử dụng trong một trường hợp hoặc hoàn cảnh nào đó mà bạn đang lên kế hoạch? Bạn có ý định học sâu hơn hay chỉ học một module kiến thức nhất định mà thôi?
Dựa vào mục tiêu này, bạn cũng sẽ cân đối được khoảng thời gian sẵn sàng dành cho việc học: Bạn có thể học bao nhiêu tiếng một ngày? Bao nhiêu ngày một tuần? Dự định hoàn thành kế hoạch trong bao lâu? Với những kế hoạch ngắn hạn, bạn có thể học với tần suất, sự tập trung khác với những khóa học dài hạn, đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ và đầu tư công sức, thời gian tương ứng. Việc xác định rõ mục tiêu, thời gian dành cho việc học giúp bạn cân đối công việc và nhờ đó, đảm bảo hiệu quả học tập ngay từ đầu.
Thái độ học tập nghiêm túc và tinh thần học hỏi, chia sẻ
Cùng với việc có mục tiêu, lên kế hoạch học tập và thời gian dành cho khóa học, người đã đi làm cũng cần có thái độ học tập nghiêm túc cùng tinh thần học hỏi, chia sẻ. Đây là các yếu tố giúp bạn chinh phục khóa học, tận dụng được tối đa khóa học chứ không đơn giản là học kiến thức. Bạn có thể mở rộng network của mình nhờ tích cực chia sẻ vấn đề của bản thân, tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác, song song là chia sẻ kiến thức với mọi người. Với tinh thần học hỏi, khiêm nhường, tri thức IT sẽ là cầu nối để bạn kết bạn, giao lưu với người giỏi, người trong ngành. Ngoài ra, một thái độ học tập nghiêm túc giúp bạn sớm thu được kết quả, tạo thiện cảm cũng như mở rộng cơ hội cho bản thân.
Vì là người đã đi làm, bạn không có thời gian, công sức để lãng phí cho những việc học tập theo cảm hứng, đã bắt đầu thì luôn cần nghiêm túc tối đa. Đây cũng là nguyên tắc trong việc học bất cứ kĩ năng nào mà bạn cần để phát triển sự nghiệp.
Song song, không thể phủ nhận vai trò học thầy không tày học bạn. Người đã đi làm thấm thía ý nghĩa của việc học hỏi từ đồng nghiệp, bạn bè – dù đó là kiến thức chuyên môn hay là những vấn đề cuộc sống. Hi vọng bài viết trên đây cùng các bí quyết học IT cho người đã đi làm sẽ giúp bạn dễ dàng chinh phục mục tiêu học tập của mình, hiện thực hóa những dự định của chính bạn.
Vân Anh
Tin liên quan:
- Những bí quyết để vừa làm vừa học để chuyển nghề IT
- Nên học tiếng Anh trước hay học IT trước?
- 3 điều cần làm để sinh viên CNTT tự tin tốt nghiệp
- Rộng mở cơ hội việc làm freelance IT cho học viên FUNiX
- Vì sao sinh viên CNN cần trang bị kỹ năng tìm việc IT
- Chàng trai Bình Định vừa làm rẫy vừa học IT
- Chuyển nghề lập trình viên ở tuổi 35
- Cậu bé 13 tuổi thiết kế trang web cho công ty của mẹ
Bình luận (0
)