Cobalt Strike là gì? Chuyên gia bảo mật sử dụng nó như thế nào?

Cobalt Strike là gì? Chuyên gia bảo mật sử dụng nó như thế nào?

Chia sẻ kiến thức 28/01/2022

Cobalt Strike là một công cụ mô phỏng đối thủ được các đội bảo mật sử dụng trong quá trình đánh giá lỗ hổng. Hãy cùng FUNiX khám phá về công cụ hữu ích này.

Kiểm tra lỗ hổng bảo mật (Vulnerability testing) được thực hiện để phát hiện và phân loại các lỗ hổng bảo mật trong hệ thống. Với sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng, đánh giá lỗ hổng bảo mật đóng vai trò trung tâm trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa an ninh.

Và khi nói đến đánh giá lỗ hổng, người ta thường nhắc đến một công cụ trả phí có tên Cobalt Strike. Được quảng cáo như một công cụ mô phỏng đối thủ, Cobalt Strike chủ yếu được các nhà nghiên cứu bảo mật sử dụng để đánh giá các lỗ hổng trong môi trường của họ.

Tuy nhiên, Cobalt Strike là gì và nó giúp các nhà nghiên cứu bảo mật phát hiện lỗ hổng bảo mật như thế nào? Nó có đi kèm với bất kỳ tính năng đặc biệt nào không? Hãy tìm hiểu cùng FUNiX. 

1. Cobalt Strike là gì?

Để ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài, hầu hết các doanh nghiệp và tổ chức đều thuê các nhóm chuyên gia và nhà nghiên cứu bảo mật. Đôi khi, các công ty cũng có thể thuê ngoài các tin tặc có đạo đức hoặc thợ săn tiền thưởng (bounty hunters) để kiểm tra điểm yếu trong mạng (network) của họ.

Để thực hiện các nhiệm vụ này, hầu hết các chuyên gia bảo mật sử dụng các dịch vụ của phần mềm giả lập mối đe dọa nhằm tìm ra vị trí chính xác các lỗ hổng tồn tại và khắc phục trước khi kẻ tấn công có cơ hội lợi dụng chúng .

Cobalt Strike là một trong những công cụ như vậy và được nhiều nhà nghiên cứu bảo mật yêu thích vì nó quét rất kỹ và sâu để tìm ra vị trí chính xác của các lỗ hổng. Trên thực tế, Cobalt Strike được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ kép: dùng làm công cụ đánh giá lỗ hổng (vulnerability testing) và kiểm tra khả năng thâm nhập (penetration testing).

2. Sự khác biệt giữa đánh giá lỗ hổng và kiểm tra thâm nhập

Hầu hết mọi người bị nhầm lẫn giữa quét lỗ hổng bảo mật (vulnerability scanning) và kiểm tra thâm nhập (penetration testing). Chúng nghe có vẻ giống nhau, nhưng thực ra lại hoàn toàn khác nhau.

Đánh giá lỗ hổng chỉ đơn giản là quét, xác định và báo cáo các lỗ hổng được tìm thấy, trong khi kiểm tra thâm nhập cố gắng khai thác các lỗ hổng để xác định xem có thể truy cập trái phép hoặc thực hiện các hoạt động độc hại khác hay không.

Kiểm tra thâm nhập thường bao gồm cả kiểm tra thâm nhập mạng và kiểm tra bảo mật cấp ứng dụng cùng với các quy trình xung quanh chúng. Để kiểm tra thâm nhập thành công, nó phải được tiến hành cả từ mạng nội bộ cũng như từ bên ngoài.

3. Cobalt Strike hoạt động như thế nào?

Sự phổ biến của Cobalt Strike chủ yếu là do các beacon hoặc payload* của nó tàng hình và dễ dàng tùy chỉnh. Nếu bạn không biết beacon là gì, bạn có thể coi nó như một đường truyền trực tiếp vào mạng của bạn, và được điều khiển bởi kẻ tấn công để thực hiện các hoạt động độc hại.

*Payload: bộ phận của phần mềm độc hại thực hiện hành động độc hại.

Cobalt Strike hoạt động bằng cách gửi ra các beacon để phát hiện các lỗ hổng mạng. Khi được sử dụng như nó được thiết kế, nó sẽ mô phỏng một cuộc tấn công thực tế.

Ngoài ra, một Cobalt Strike beacon có thể thực thi các tập lệnh PowerShell, thực hiện các hoạt động ghi phím, chụp ảnh màn hình, tải xuống tệp và các hoạt động khác.

4. Cách Cobalt Strike giúp các nhà nghiên cứu bảo mật

Thông thường rất khó để phát hiện ra các lỗ hổng trong hệ thống mà bạn đã tạo hoặc đã sử dụng trong một thời gian dài. Bằng cách sử dụng Cobalt Strike, các chuyên gia bảo mật có thể dễ dàng xác định và khắc phục các lỗ hổng bảo mật cũng như xếp hạng chúng dựa trên mức độ nghiêm trọng của các vấn đề mà chúng có thể gây ra.

Dưới đây là một số cách mà các công cụ như Cobalt Strike có thể giúp các nhà nghiên cứu bảo mật:

4.1 Giám sát an ninh mạng

Cobalt Strike có thể giúp giám sát an ninh mạng của công ty một cách thường xuyên bằng cách sử dụng một nền tảng tấn công mạng công ty bằng cách sử dụng nhiều vectơ tấn công (ví dụ: email, duyệt internet, lỗ hổng ứng dụng web, các cuộc tấn công phi kỹ thuật (social engineering) để phát hiện các điểm yếu có thể bị khai thác .

4.2 Phát hiện phần mềm lỗi thời

Cobalt Strike có thể được sử dụng để phát hiện xem một công ty hoặc doanh nghiệp có đang sử dụng các phiên bản phần mềm lỗi thời hay không và liệu có yêu cầu vá lỗi nào không.

4.3 Xác định mật khẩu tên miền yếu

Hầu hết các vi phạm bảo mật ngày nay đều liên quan đến mật khẩu yếu và bị đánh cắp. Cobalt Strike rất hữu ích trong việc xác định người dùng có mật khẩu miền yếu.

4.4 Phân tích an ninh tổng thể

Cobalt Strike cung cấp một bức tranh tổng thể về bảo mật của một công ty, bao gồm những dữ liệu nào có thể đặc biệt dễ bị tấn công, vì vậy các nhà nghiên cứu bảo mật có thể ưu tiên những rủi ro cần chú ý ngay lập tức.

4.5 Xác nhận tính hiệu quả của hệ thống an ninh điểm cuối

Cobalt Strike cũng có thể cung cấp thử nghiệm chống lại các kiểm soát như tường lửa, phát hiện điểm cuối (endpoint detection) và phần mềm chống vi-rút để xác định mức độ hiệu quả trong việc chống lại các mối đe dọa phổ biến và nâng cao.

5. Cobalt Strike – Lựa chọn ưu tiên cho các nhà nghiên cứu bảo mật?

Một cách tiếp cận chủ động để giảm thiểu các mối đe dọa mạng bao gồm triển khai một nền tảng mô phỏng không gian mạng. Trong khi Cobalt Strike là một phần mềm giả lập mối đe dọa mạnh mẽ, gần đây tin tặc đã tìm ra cách để khai thác và đang sử dụng nó để thực hiện các cuộc tấn công mạng bí mật.

Có thể nói công cụ mà các tổ chức sử dụng để cải thiện bảo mật của họ hiện đang bị tội phạm mạng khai thác để giúp phá vỡ bảo mật của họ.

Điều này có nghĩa Cobalt Strike không còn được dùng như công cụ giảm thiểu mối đe? Tin tốt là Cobalt Strike được xây dựng trên một nền tảng rất mạnh mẽ và với tất cả các tính năng nổi bật mà nó cung cấp, hy vọng nó sẽ nằm trong danh sách yêu thích của các chuyên gia bảo mật.

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/cobalt-strike-explanation-and-uses/

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

Vân Nguyễn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!