Hệ lụy khi vào đại học theo ý gia đình: Người trẻ băn khoăn "quay đầu"

Hệ lụy khi vào đại học theo ý gia đình: Người trẻ băn khoăn “quay đầu”

Chia sẻ kiến thức 29/03/2022

Việc chọn ngành, chọn trường vào đại học theo ý gia đình không quá hiếm gặp trong xã hội Việt Nam, khi mà một số bậc làm cha mẹ vẫn còn có sức ảnh hưởng và tâm lý áp đặt lên con cái.

Lựa chọn ngành, chọn trường vào đại học theo ý gia đình, nhiều người trẻ nhận phải những hệ lụy buồn như: Phải theo ngành mình không phù hợp, làm công việc không yêu thích, bế tắc khi không cảm thấy hạnh phúc với ngành nghề mình theo. Càng tệ hơn khi ngành nghề này gặp khó, họ bối rối, băn khoăn khi muốn quay đầu, làm lại tất cả theo nguyện vọng cá nhân nhưng không biết bắt đầu từ đâu.

Chọn học trường cha mẹ thích, nghề cha mẹ đánh giá cao

Thích công nghệ thông tin nhưng lại chiều ý cha mẹ, vào ngành Bảo hiểm để học và làm, ra trường, Công Chí (Phú Thọ) tiếp tục đi làm theo sự sắp đặt của gia đình trong một cơ quan nhà nước trong ngành này. Có tới hơn 5 năm trong nghề nhưng anh chưa bao giờ thích thú công việc của mình. Chí luôn thấy nhàm chán với công việc, thất vọng với bản thân.

Còn Hoài Thu, thích làm trong lĩnh vực Marketing nhưng buộc phải thi Sư phạm và trở thành một giáo viên ở quê nhà trong sự kỳ vọng của cha mẹ rằng cô sẽ trở thành một cô giáo giỏi. Thu tâm sự, đôi khi cô thấy đứng trên bục giảng như cực hình nhưng vẫn phải cố chu toàn vì trách nhiệm với nghề nghiệp.

Quả thật, những câu chuyện của Chí và Thu không hiếm khi mà không ít bạn trẻ đồng ý chọn trường, chọn ngành và làm nghề theo sự sắp đặt của cha mẹ. Họ không dám làm theo ý kiến của mình vì thiếu tự tin, chưa có kiến thức và cũng vì áp lực phải theo ý bậc sinh thành. Hậu quả, họ chới với, chênh vênh trong cuộc sống, sự nghiệp, thậm chí quay lại trách móc bố mẹ khi công việc và sự nghiệp gặp khó.

Theo thời gian, càng trở nên nhiều tuổi nghề, tuổi đời, họ càng ngại thay đối và luôn bị vây kín trong những ràng buộc của công việc, khó có thành công hay đột phá và niềm hạnh phúc sự nghiệp.

vào đại học
Nhiều cha mẹ thay con chọn trường vào đại hoc

Băn khoăn của người trẻ khi muốn làm lại từ đầu

Theo tiến sĩ tâm lý Lê Minh Công, giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng đây là hệ quả của cách giáo dục con từ nhỏ, khi cha mẹ  làm thay con tất cả mọi việc.

Tiến sĩ Công cho rằng việc học một ngành không do chính mình lựa chọn, không yêu thích sẽ khiến thí sinh chán nản, không có động cơ học tập tích cực, dẫn đến nguy cơ bỏ giữa chừng, gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

“Dù có cố gắng học để tốt nghiệp thì sau này đi làm cũng khó đạt được thành công trong công việc cũng như cuộc sống cá nhân. Không những thế, trong quá trình học, do chán nản, có bạn còn mất phương hướng, sa vào tệ nạn. Vì vậy, hãy dạy con các kỹ năng để có thể biết cách lựa chọn không chỉ ngành học mà rất nhiều điều khác trong cuộc sống, biết tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó”, tiến sĩ Công cho hay.

Người trẻ muốn quay đầu chỉ có cách phải quyết đoán: Chấp nhận học tập thêm kiến thức, kĩ năng, tự mình tìm kiếm cơ hội học – làm việc; Kiên trì thuyết phục cha mẹ bằng sự nỗ lực của chính mình… 

Ở FUNiX, có những học viên đã âm thầm học IT để theo đúng ngành yêu thích, đợi có kết quả rồi mới thông báo đến gia đình và chứng minh được lựa chọn của mình là đúng khi các bạn được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng. Các bạn trẻ “quay đầu” thành công trong sự nghiệp thường tâm sự họ hài lòng khi dám sống thật với mình, hạnh phúc khi tìm được công việc thật sự yêu thích.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!