Loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ: Bất ngờ trước tác dụng của học lập trình

Loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ: Bất ngờ trước tác dụng của học lập trình

Chia sẻ kiến thức 04/09/2022

Học lập trình là một trong những cách khắc phục thói quen trì hoãn ở trẻ vô cùng hiệu quả. Vì lập trình giúp rèn luyện tư duy logic, tư duy sáng tạo và nhiều kỹ năng cần thiết cho tương lai.

Thói quen trì hoãn ở trẻ gây ra những ảnh hưởng không tốt trong công việc và cuộc sống. Việc loại bỏ thói quen này là điều cần thiết với những cách thức hiệu quả mà FUNiX chia sẻ dưới đây. 

Thói quen trì hoãn ở trẻ có phải là lười biếng không?

Đa phần mọi người đều nghĩ rằng thói quen trì hoãn là lười biếng. Thực tế thì không phải như vậy. Trì hoãn có nghĩa tích cực hơn so với lười biếng. Thói quen trì hoãn ở trẻ là vẫn làm và không bỏ nhiệm vụ của mình, trẻ mất nhiều thời gian, hoàn thành chậm mà thôi.

thói quen trì hoãn ở trẻ
Thói quen trì hoãn ở trẻ hình thành các thói quen xấu như trì trệ, thiếu tinh thần kỷ luật và trách nhiệm

Ví dụ ba mẹ giao nhiệm vụ cho con lau nhà cửa, đáng lẽ mất 15 phút nhưng do trì hoãn con không làm ngay mà chơi game, xem phim,… đến lúc ba mẹ về mới lau. Công việc lau nhà mất hàng giờ đồng hồ.

Trong khi lười biếng là sự thờ ơ, không làm gì của trẻ. Tiếp tục với ví dụ lau nhà thì trẻ không làm nhiệm vụ bố mẹ giao.

Thói quen trì hoãn ở trẻ bắt đầu từ đâu

Thói quen trì hoãn ở trẻ bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

Trẻ lo sợ không biết cách làm, sợ thất bại

Trẻ lo sợ không biết cách làm nên lảng tránh và chưa dám thực hiện ngay. Tình trạng này nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra thói quen trì hoãn ở trẻ. Đôi khi trẻ luôn có tâm lý làm thật tốt mọi việc nên sinh ra tâm lý lo lắng, sợ thất bại. Điều này sẽ gặm nhấm dần tâm hồn yếu đuối của trẻ và khiến chúng lẩn tránh tạo thành thói quen trì hoãn ở trẻ.

Khả năng quản lý thời gian

Một ngày có 24 tiếng, trẻ mất hơn 2/3 quỹ thời gian để làm các công việc như ngủ 8 tiếng, học ở trường 10 tiếng, làm việc nhà 30 phú, ôn bài ở nhà 2 tiếng, ăn và nghỉ ngơi 30 phút,… Nếu có những việc phát sinh bất ngờ như đi ăn sinh nhật, đi chơi,… Trẻ dễ bị cuống, mất bình tĩnh và lo sợ không hoàn thành kịp các công việc. Từ đó dẫn tới áp lực, mệt mỏi khiến trẻ trì hoãn công việc.

Trẻ bị xao nhãng công việc

Bị xao nhãng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trì hoãn công việc dễ dàng nhận biết nhất. Khi trẻ bị thu hút bởi điện thoại, tivi, game,… dễ bị xao nhãng việc khác do dành quá nhiều thời gian cho những thú vui giải trí.

Tâm lý ỉ lại của trẻ

Những đứa trẻ thông minh biết rằng nếu trì hoàn sẽ có người khác làm hộ. Lâu dần khiến chúng hình thành thói quen trì hoãn. Ví dụ như ỉ lại công việc nhà vì có ba mẹ làm hộ hay vấp ngã không tự đứng dậy, đợi người đến đỡ,… Tâm lý ỉ lại khiến trẻ dễ trở thành lười biếng, vô trách nhiệm.

Tác hại của thói quen trì hoãn ở trẻ

Thói quen trì hoãn ở trẻ mang lại những tác hại không tốt. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của trẻ. Đặc biệt, trì hoãn hình thành các thói quen xấu như trì trệ, thiếu tinh thần kỷ luật và trách nhiệm. Chúng còn khiến trẻ bỏ lỡ những cơ hội để phát triển bản thân.

Những cách loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo những cách loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ hiệu quả sau:

Hướng dẫn trẻ thực hiện công việc rõ ràng

Ba mẹ cần hướng dẫn trẻ  cách thực hiện công việc để con không ngại và trì hoãn công việc.

Ba mẹ dạy trẻ cách nỡ lực vươn lên

Nếu thấy trẻ trì hoãn công việc vì lo sợ thất bại, ba mẹ hãy chủ động tâm sự để giảm nhẹ tâm lý cho con. Đặc biệt, ba mẹ dạy trẻ cách nỗ lực vươn lên, nếu trì hoãn không làm thì mãi là kẻ thất bại.

Lên kế hoạch thực hiện công việc

Ba mẹ hãy lên kế hoạch thực hiện công việc cụ thể cho con để loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ. Trong bảng phân công có mốc thời gian cụ thể để hoàn thành công việc giúp trẻ đúng deadline.

Dạy trẻ tự quản lý thời gian

Để loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ, ba mẹ cần dạy con có kế hoạch phân bố thời gian cho từng công việc. Nếu con muốn đi dự sinh nhật bạn, thì hãy chia bớt thời gian nghỉ ngơi để làm bài tập về nhà.

Ngăn chặn tâm lý ỉ lại vào người khác

Các bậc phụ huynh hãy loại bỏ ngay tâm lý ỉ lại ra khỏi tư duy của trẻ bằng cách cho trẻ tự làm, hạn chế giúp đỡ quá nhiều. Ví dụ như ba mẹ không làm hộ phần việc của con, không giúp trẻ những việc có thể tự làm được,…

Học lập trình tại FUNiX để khắc phục thói quen trì hoãn ở trẻ

Học lập trình là một trong những cách khắc phục thói quen trì hoãn ở trẻ vô cùng hiệu quả. Vì lập trình giúp rèn luyện tư duy logic, tư duy sáng tạo và nhiều kỹ năng cần thiết cho tương lai. Ví dụ như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp,… Không những vậy, học lập trình mở ra cơ hội việc làm tốt và thu nhập cao trong tương lai cho trẻ.

Nếu phụ huynh muốn cho con theo học lập trình thì FUNiX là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Đây là môi trường học tập trực tuyến năng động và linh hoạt khơi dậy niềm đam mê, sáng tạo trong trẻ. Trẻ hoàn toàn chủ động về mặt thời gian và tiếp nhận kiến thức. 

Trên đây là những cách loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ hiệu quả. Hi vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh cải thiện được tình trạng này cho con cái nhà mình và giúp bé phát huy năng lực bản thân, vững bước vào tương lai.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!