Lý giải vì sao học ngành công nghệ thông tin dễ xin việc

Lý giải vì sao học ngành công nghệ thông tin dễ xin việc

Chia sẻ kiến thức 18/11/2022

Bài viết sau đây giúp bạn lý giải vì sao học ngành công nghệ thông tin dễ xin việc. Nếu đã yêu thích ngành này, hãy thử sức để phát triển bạn nhé!

Bài viết sau đây giúp bạn lý giải vì sao học ngành công nghệ thông tin dễ xin việc. Nếu đã yêu thích ngành này, hãy thử sức để phát triển bạn nhé!

Lý giải vì sao học ngành công nghệ thông tin dễ xin việc

Trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực ngành IT tại Việt Nam không ngừng tăng cao. Theo báo cáo thị trường IT năm 2020 của TopDev và tốc độ tăng trưởng số lượng lập trình viên tại Việt Nam, năm 2021 Việt Nam cần 450.000 nhân lực IT.

Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam (tính đến quý I/2021) là 430.000, nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên còn trống. Năm 2022, khi nhu cầu thị trường cần đến 530.000 người, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực. 

ngành IT
Năm 2022, khi nhu cầu thị trường cần đến 530.000 người, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực.

Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Hiện chỉ có khoảng 16.500 sinh viên (chiếm gần 30%) trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành IT đáp ứng được những kỹ năng và yêu cầu của DN.

Tình trạng cung không đủ cầu đến từ nhiều yếu tố, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đang rất thiếu. Một trong các nguyên nhân đó là những người trẻ theo lĩnh vực này đa phần thiếu tư duy sản phẩm, không dành thời gian để nâng cao kỹ năng, dẫn đến chất lượng sản phẩm kỹ thuật chưa đáp ứng được kỳ vọng của DN.

Mặt khác, trong bối cảnh Covid-19, khi làm việc từ xa trở thành xu hướng, nhiều DN tại Mỹ, Singapore, châu Âu… đẩy mạnh tuyển dụng nhân sự chất lượng cao từ Việt Nam. Những nhân sự này có thể làm việc tại Việt Nam nhưng được trả lương như ở nước ngoài. Điều này tạo ra cuộc cạnh tranh gay gắt giữa DN trong nước và quốc tế, khi toàn cầu hoá và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, nhân lực IT ngày càng được săn đón với mức lương cao.

Lương cao nhờ tận dụng cơn khát nhân sự ngành IT

Nhiều người cho biết, dù là dân trái ngành chuyển hướng học IT, họ nhận mức lương rất cao. Anh Tùng, một người chuyển ngành từ du lịch sang công nghệ thông tin cho biết: “Hiện giờ lương fulltime của tôi trung bình 80 triệu/tháng (tôi hưởng lương ngoại tệ) với vị trí trưởng nhóm vùng Đông Nam Á. Tôi cho rằng để có được thu nhập cao, ổn định và bền vững trong lĩnh vực IT, trước hết là ý tưởng – cái mới, ít cạnh tranh”.

Anh Tùng  đưa lời khuyên cho các bạn trẻ là hãy mở rộng mạng lưới không chỉ ở cộng đồng Việt Nam mà còn trên phạm vi quốc tế. Hãy tận dụng các cơ hội được cung cấp thông qua các mối quan hệ đối tác của khoa/trường. Hãy tham gia một vài công tác tình nguyện cho một tổ chức có ý nghĩa đối với bạn hoặc liên quan đến chuyên ngành của bạn. Hãy thông minh trong việc tận dụng và phát triển mối quan hệ đích thực để xây dựng niềm tin. Đừng ngại chào hỏi và nói chuyện với người xung quanh, đôi khi cơ hội đến với bạn chỉ với một từ “Hello”.

Anh Dũng, một lập trình viên Fullstack Web ở Tp.HCM thì cho biết lúc mới ra trường, anh nhận lương hơn 10 triệu đồng/ tháng. Sau 3 năm mức lương của anh là gần 30 triệu đồng và kiếm thu nhập nhờ làm thêm cũng khoảng 30 triệu đồng/ tháng.

“Mình biết nhiều công ty ở Việt Nam sẵn sàng trả 60 – 70 triệu đồng cho người có 3 năm kinh nghiệm với điều kiện là ứng viên tốt tiếng Anh, có kĩ năng làm việc hoặc kinh nghiệm sáng giá. Các bạn trẻ hoàn toàn có thể chuẩn bị cho bản thân những nền tảng này để kiếm việc làm hấp dẫn, thăng tiến tốt. Các bạn không cần phải tốt nghiệp trường top, mà chỉ cần nỗ lực, học tập chăm chỉ và đầu tư thêm về ngoại ngữ, chủ động trong công việc, không ngừng học hỏi” – anh Dũng chia sẻ.

Quỳnh AnhVì

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!