Nguồn gốc của những ngôn ngữ lập trình phổ biến

Nguồn gốc của những ngôn ngữ lập trình phổ biến

Chia sẻ kiến thức 21/08/2021

Vậy bạn đã biết nguồn gốc của những ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay chưa? Hãy cùng chúng tôi kể tên những người có công “sinh thành” ra chúng nhé:

Trên Thế giới có rất nhiều ngôn ngữ lập trình (NNLT), và không có khái niệm “ngôn ngữ tốt nhất” bởi mỗi NNLT đều có những đóng góp cho công nghệ vào từng thời điểm khác nhau. Cùng khám phá nguồn gốc của các ngôn ngữ lập trình phổ biến qua bài viết sau.

1. Python

Python là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến, dễ học. Guido Van Rossum là tác giả người Hà Lan đã tạo nên ngôn ngữ lập trình Python được ra mắt lần đầu tiên năm 1991. Python có ưu điểm là dễ đọc, dễ nhớ và dễ học. Ban đầu, Python được tạo ra để chạy trên nền Unix, theo thời gian, nó đã thích ứng trên mọi hệ điều hành từ MS-DOS đến Windows, Linux… Sự phát triển của ngôn ngữ này có sự đóng góp của nhiều chuyên gia về lập trình, tuy nhiên Guido Van Rossum vẫn là tác giả chủ yếu của Python.

2. Ruby

Ruby là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và đa chức năng được dùng để tạo ra nhiều ứng dụng web và di động. Vào những năm 1990 tại Nhật Bản, một nhà khoa học máy tính và lập trình viên phần mềm tên là Yukihiro Matsumoto đã sáng lập nên ngôn ngữ lập trình khá phổ biến này.

3. Java

Java là ngôn ngữ dạng lập trình hướng đối tượng. Ngôn ngữ này được phát triển đầu những năm 1990 trong dự án Green Sun. Đây là kết quả của sự cố gắng tạo ra công nghệ của những thiết bị thông minh, phục vụ cho việc tương tác với người sử dụng.

Java được bắt đầu bởi James Gosling và một đồng nghiệp ở Sun Microsystems năm 1991. James là người thiết kế chính của Java. Hiện nay, Java phát triển nhiều loại ứng dụng như : cơ sở dữ liệu, mạng, internet, viễn thông,…, tạo ra các trang web có nội dung, hình ảnh động, nâng cao chất lượng của server.

4. Ngôn ngữ C

C là ngôn ngữ lập trình máy tính đa chức năng, một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất. C được thiết kế bởi một nhà khoa học máy tính người Mỹ tên là Dennis Ritchie ở đầu thập niên 1970 để dùng trong hệ điều hành Unix, từ đó ngôn ngữ này đã lan rộng ra nhiều hệ điều hành khác và trở thành ngôn ngữ phổ biến được sử dụng nhiều nhất. C rất được ưu chuộng để viết các phần mềm hệ thống.

5. C++

C++ là ngôn ngữ lập trình bậc trung xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1985 bởi Bjarne Stroustrup – một giáo sư thỉnh giảng tại đại học Columbia. C++ được thiết kế để lập trình hệ thống máy tính và phần mềm nhúng trên các vi xử lý. C++ chạy được trên hầu hết các hệ điều hành : Mac OS, Windows…

6. PHP

Rasmus Lerdorf là một lập trình viên người Canada gốc Đan Mạch. Ông là người sáng lập ra ngôn ngữ lập trình phổ biến – PHP . Ông là tác giả hai phiên bản đầu tiên và vẫn tiếp tục tham gia phát triển các phiên bản sau cùng một nhóm các nhà phát triển. PHP là ngôn ngữ lập trình Script sử dụng mã nguồn mở, có nghĩa là bạn có thể sử dụng PHP miễn phí cho việc thực hiện website của mình. PHP chạy được trên rất nhiều hệ điều hành thông dụng.

7. Perl

Ngôn ngữ Perl thường được dùng để thiết kế web, thiết kế ứng dụng có khả năng chắt lọc dữ liệu ở mức độ lớn và xử lý dữ liệu nhanh được xây dựng từ năm 1987 bởi Larry Wall – một lập trình viên người Mỹ. Perl được ứng dụng để thiết kế và xử lý trong các loại website có đặc điểm : cần xử lý khối lượng tập tin, thông tin lớn và đa dạng, đòi hỏi thao tác về chuỗi ký tự…

8. JavaScript

JavaScript phát hành lần đầu tiên vào năm 1995. Đây là ngôn ngữ lập trình bậc cao được viết bởi Brendan Eich với cái tên đầu tiên là Mocha, sau đó đổi thành LiveScript và cuối cùng đổi tên là JavaScript.

9. Pascal

Pascal là ngôn ngữ lập trình máy tính dạng mệnh lệnh và thủ tục được Niklaus Wirth phát triển vào những năm 1970. Nó là ngôn ngữ lập trình đặc biệt thích hợp cho kiểu lập trình cấu trúc dữ liệu và cấu trúc.

10. Lisp

Lisp là ngôn ngữ có lịch sử lâu đời từ năm 1958, tác giả của ngôn ngữ lập trình Lisp là một nhà khoa học máy tính và nhà khoa học nhận thức người Mỹ tên là John McCarthy – ông cũng là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), Stanford AI Lab… Ngôn ngữ này được ứng dụng trong việc phát triển trí thông minh nhân tạo, hệ thống phòng không…

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!