Những phương pháp đọc sách lập trình cho dân CNTT

Những phương pháp đọc sách lập trình cho dân CNTT

Chia sẻ kiến thức 13/06/2022

Đọc sách là một trong những con đường giúp cho dân IT nhanh chóng hoàn thiện kiến thức, cập nhật những kiến thức mới mẻ cho bản thân.  Với cách khéo léo áp dụng các phương pháp đọc sách lập trình cho dân CNTT, bạn sẽ tiến nhnh hơn trên con đường củ mình.

Mời bạn theo dõi bài viết những  phương pháp đọc sách lập trình cho dân CNTT qua bài viết dưới đây nhé!

 Phương pháp đọc sách lập trình cho dân CNTT: Có cách chọn tài liệu sách thông minh

Một khảo sát cho thấy, trung bình một lập trình viên sẽ chỉ đọc một cuốn sách mỗi năm. Vì vậy, việc lựa chọn một cuốn sách phù hợp với nhu cầu bản thân là tiêu chí đặt lên hàng đầu. Khi đã tìm được cuốn sách phù hợp, bạn chỉ cần đọc một cuốn đó và thực hành những kiến thức mà mình đọc được cũng đã giúp ích cho bạn rất nhiều.

Hãy cân nhắc về việc tham khảo những review và lời khuyên về các cuốn sách mà bạn quan tâm của những người đã từng đọc nó hoặc những người có kinh nghiệm trong giới lập trình, họ sẽ chỉ ra cho bạn cuốn sách đó có thực sự mang lại giá trị cho dân lập trình hay không. Có 2 kiểu sách mà bạn nên tìm đọc, thứ nhất đó là sách về chuyên môn (thuật toán, ngôn ngữ lập trình,…) và thứ 2 là sách về tư duy lập trình.

 Phương pháp đọc sách lập trình cho dân CNTT: Đọc mục lục – nắm kiến thức- ghi chép- chọn lọc kiến thức

Đặc biệt, bộ não của chúng ta khi đọc e-book và đọc sách giấy hoạt động không giống nhau. Khi đọc sách điện tử, chúng ta có cách đọc là lướt qua một văn bản và tập trung chủ yếu vào từ khóa. Vì vậy, thói quen đọc e-book khiến nhiều người mất tập trung và khó tiếp thu. Nhưng khi đọc một cuốn sách giấy, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt và ghi nhớ nội dung mình đã đọc hơn hẳn khi đọc sách điện tử. 

 phương pháp đọc sách lập trình cho dân CNTT
Đọc sách là một trong những con đường giúp cho dân IT nhanh chóng hoàn thiện kiến thức, cập nhật những kiến thức mới mẻ cho bản thân.  Với cách khéo léo áp dụng các phương pháp đọc sách lập trình cho dân CNTT, bạn sẽ tiến nhnh hơn trên con đường củ mình.
  • Đọc mục lục: Đọc một cuốn sách lập trình tức là bạn đang tiếp nhận thêm một kiến thức mới. Vì vậy, hãy quét qua mục lục, tiêu đề, phần giới thiệu hay bất kỳ nội dung sáng giá nào trong đó. Xác định mục tiêu và tổng quan của cuốn sách trước khi đọc. Bằng cách này, bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh cho vấn đề bạn đã sẽ học, sau đó, bạn sẽ đọc kỹ hơn về nội dung để tìm hiểu sâu hơn về nó. Đây là phương pháp giúp bạn tiếp cận vấn đề dễ dàng hơn, việc đọc sách sẽ hiệu quả hơn.
  • Ghi chép: Ghi chép là việc thật sự cần thiết khi bạn muốn hiểu nội dung của sách lập trình. Chỉ bằng cách viết lại những khái niệm mà bạn đã đọc, bạn có thể kiểm tra mình hiểu vấn đề đến đâu. Bạn hãy cố gắng note lại chúng bằng giấy và bút thay vì trên các thiết bị điện tử, điều đó giúp bạn có khả năng lưu giữ bộ nhớ tốt hơn đấy.
  • Tổng kết nội dung: Hãy dành chút thời gian để suy nghĩ và tổng hợp lại những gì bạn đã đọc, điều đó giúp bạn củng cố tài liệu trong trí nhớ và tăng khả năng ghi nhớ về sau. Việc chia sẻ những hiểu biết của bạn với ai đó và giải đáp những thắc mắc của họ cũng là một cách để bạn tự review lại những nội dung đã đọc.

Hãy nhớ, sách lập trình thường chứa đựng nhiều các khái niệm và thông tin. Vậy nên, bạn hãy phác thảo lại mục tiêu bạn hướng tới khi chọn cuốn sách lập trình đó. Ví dụ: cuốn sách của bạn nó về trí tuệ nhân tạo AI và ngành nghề của bạn là học máy, vậy hãy tìm xem phần học máy ở đâu mà tập trung vào mục đó. Điều này giúp bạn đọc hiểu nhanh hơn, không gây cảm giác hoang mang trước khối kiến thức khổng lồ mà trong đó có những cái bạn không cần thiết phải biết. Đọc một cuốn sách đầy đủ từng câu chữ là phương pháp đã lỗi thời, ngày nay chúng ta nên đọc có chọn lọc để tiết kiệm thời gian và tập trung hoàn toàn vào những nội dung thực sự có ích với bạn.

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!