Sai lầm nhất định phải tránh mà người học IT nên lưu ý

Sai lầm nhất định phải tránh mà người học IT nên lưu ý

Chia sẻ kiến thức 26/10/2022

Người học IT nên lưu ý rất nhiều điều để có thể chinh phục tốt những mục tiêu trong lĩnh vực của mình. Trong đó có một sai lầm mà bạn nhất định cần tránh: Ngại hỏi.

Người học IT nên lưu ý rất nhiều điều để có thể chinh phục tốt những mục tiêu trong lĩnh vực của mình. Trong đó có một sai lầm mà bạn nhất định cần tránh: Ngại hỏi.

Người học IT nên lưu ý điều gì?

Hỏi không có nghĩa là dốt. Khi bạn bật ra câu hỏi, đó là lúc bạn sẵn sàng cho việc học tập hơn bao giờ hết. Đừng ngại sự phán xét mà hãy coi đây là kĩ năng bắt buộc phải có trong thời nay, khi đi làm cũng như là trong cuộc sống.

ngại hỏi
Đôi khi cách trả lời câu hỏi hay nhất là đặt ngược lại câu hỏi. (Ảnh minh họa)

Khi học FUNIX thì quan điểm “hỏi không có nghĩa là dốt” lại càng chuẩn xác hơn bao giờ hết. Hãy nhớ, nhiệm vụ lớn nhất của mentor chính là trả lời những câu hỏi của bạn. Đôi khi mentor có thể hỏi ngược để giúp bạn làm rõ vấn đề hơn. Và đó cũng là cách để bạn học hiệu quả.

“Tập” hỏi để thành công

Có thể bạn chưa quen với việc đặt câu hỏi thường xuyên khi học, thay vào đó là tự tìm cách Google, hoặc là mày mò qua các kênh online. Một số người thì chọn cách hỏi người quen, bạn bè… Trong khi FUNiX có riêng hệ thống học tập tích hợp chức năng đặt câu hỏi cho sinh viên.

Để khắc phục thói quen ngại hỏi, hãy chủ động nêu ra vấn đề khúc mắc của mình. Bạn có thể bắt đầu với các câu hỏi đơn giản, vấn đề bạn đang thực sự bối rối. 

Nếu chưa nhận được câu trả lời vừa ý, bạn có thể hỏi tiếp ở những mentor khác và rút ra bài học cho mình.

Gợi ý đặt câu hỏi từ mentor

Thứ nhất, bạn cần phải viết ra câu cần hỏi, sau đó lên Google tìm hiểu thật kỹ và đọc thật nhiều về chủ đề đó trước khi hỏi. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được rõ ràng khi nhận được câu trả lời.

Thứ hai, nắm rõ các khái niệm trong vấn đề định hỏi. Nếu chưa biết hãy Google trước.

Thứ ba, nếu hỏi về code, cần debug, phải tìm hiểu vấn đề đang gặp phải nằm ở dòng nào, bản chất nó là gì trước. Khi copy code gửi mentor, cần đưa lên các IDE online như ideone.com, repl.it… thay vì paste cả đoạn vào facebook/skype.

Thứ tư, những câu hỏi không liên quan đến nội dung học nên tự tìm hiểu xem nó gần với chủ đề gì nhất và hỏi về chủ đề đó.

Thứ năm, khi hỏi cần tương tác phản biện, không phải chỉ hỏi và chờ câu trả lời. Khi mentor nói chỗ nào không hiểu, cần hỏi cho rõ lại. Nếu cần thời gian suy nghĩ để phản biện có thể xin 15-30 phút để suy nghĩ sau đó sẽ kết nối lại khi mentor rảnh. Sauk hi suy nghĩ kỹ, nếu vẫn mắc ở đâu thì hỏi ở đó. Quan trọng là nên kết nối với chính mentor trả lời trước đó cho đến tận cùng câu hỏi vì có thể mentor khác khi mới tiếp cận vấn đề sẽ khó theo dõi được luồng hỏi-đáp.

Lời kết

Để vượt qua được tâm lý ngại hỏi, bạn hãy làm quen dần với cách học FUNiX. Cảm nhận tác dụng của những câu hỏi mang đến cho bạn, những câu trả lời của mentor giúp bạn vượt qua khó khăn khi học tập, bạn sẽ có thêm động lực để đặt nhiều câu hỏi bổ ích hơn nữa!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!