3 lợi thế của dân non-IT học lập trình, bắt đầu từ số 0

3 Lợi thế của dân non-IT khi học lập trình

Tin tức 25/09/2021

Dân non-IT khi học lập trình có thể cảm thấy khó khăn lúc ban đầu, nhưng thực tế là các bạn có rất nhiều lợi thế khi bắt đầu hành trình học tập của mình. Bởi thực ra, lập trình không phải là những tri thức quá cao siêu, và bạn hoàn toàn có thể học nó ở bất cứ giai đoạn nào trong đời. Hơn nữa, bất cứ ai cũng cần có “điểm khởi đầu” của người chưa biết gì. Tưởng là bất lợi khi không có kiến thức nền tảng, nhưng dân non-IT vẫn có những lợi thế nhất định khi học lập trình. Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây.

Khi dân Non-IT học lập trình

Non-IT là thuật ngữ để chỉ việc bạn hoàn toàn không có kiến thức nền tảng, hiểu biết chuyên môn về công nghệ thông tin. Trong một thế giới mà công nghệ đang ngày càng phổ biến thì dân non-IT có thể coi là một “cộng đồng khác” bên cạnh cộng đồng IT. Trong đó, các bạn có thể theo học những ngành nghề khác nhau, lĩnh vực khác nhau, nhưng hoàn toàn là “tay mơ” về công nghệ.

Như đã, nói, vì công nghệ ngày càng phát triển, nên động lực để dân non-IT bắt buộc phải học tập, phổ biến ngôn ngữ ngày càng cao. Cho nên việc một người vốn là có nền tảng non-IT học về công nghệ thông tin ở lứa tuổi, hoàn cảnh khác nhau là không hiếm.

Với bất kỳ ai, khi học một lĩnh vực mới, họ đều có khó khăn nhất định. Tương tự, dân non-IT khi học lập trình cũng băn khoăn, bỡ ngỡ vì sự khác biệt với lĩnh vực vô cùng mới mẻ này. Hoàng Long, một Kỹ sư cơ khí học IT nói rằng, bạn thường xuyên gặp khó khi phải tìm lỗi và sửa lỗi khi học lập trình.

“Dù ngành Kỹ sư và IT đều có điểm chung như là yêu cầu tính chính xác cao, tư duy logic… nhưng IT thử thách mình vì khó có thể cân đo – đong đếm được việc phải làm. Nó yêu cầu sự chính xác cao trong tư duy cũng như thao tác. Để khắc phục, thì cần học kiến thức cơ bản tốt, thực hành nhiều để làm quen” – Long cho biết.

dân non-IT học lập trình
Trong xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ ngày nay, thì dân non-IT học lập trình và theo đuổi ngành công nghệ thông tin có thể có lợi thế để tham gia những dự án thuộc chuyên môn vốn có của mình.

Tuy có những khó khăn nhất định, song không thể phủ nhận những lợi thế của dân non-IT khi học lập trình.

Có trải nghiệm nghề nghiệp đa dạng

Có góc nhìn của chuyên môn, ngành nghề khác để so sánh khi học và làm việc trong ngành IT. Bên cạnh đó, lối tư duy của dan Non-IT sẽ rộng mở hơn, đa chiều hơn khi bước chân vào nghề. Với trải nghiệm nghề nghiệp đa dạng, dân non-IT có thể nhanh chóng thích ứng kiến thức mới về lập trình, đồng thời áp dụng và triển khai những hiểu biến, kinh nghiệm của ngành cũ vào thực tế.

Nhiều cơ hội thứ sức

Mentor Đinh Hồng Dương của FUNiX cho rằng, có nhiều vị trí trong ngành IT, từ các vị trí đòi hỏi tính kỹ thuật cao, cho đến các vị trí cần nhiều kỹ năng bên ngoài lập trình hơn như: Sale, BA (phân tích nghiệp vụ dự án), Kiến trúc sư hệ thống (biến các bài toán business thành các bài toán phần mềm); Coder (những người trực tiếp xây dựng ra sản phẩm); Kiểm thử (những người kiểm tra chất lượng sản phẩm); quản lý dự án (người đảm bảo team làm việc hợp tác vs nhau tạo ra sản phẩm); QA (những người đảm bảo dự án hoạt động theo đúng mô hình, quy trình); Logistic (những người support về thủ tục, giấy tờ, hành chính đảm bảo dự án hoạt động)… Dân Non-IT khi mới bắt đầu có thể học code, học test, trau dồi ngoại ngữ để theo nghề. 

Với dân non-IT muốn chuyển nghề, thì họ hoàn toàn có thể học từ từ, hay chọn những vị trí như BA, QA, Tester/ logistics để thử sức. Người có nền tảng về ngân hàng có thể theo nghề BA. Những bạn có kinh nghiệm về thủ tục, hành chính văn phòng cũng có thể suy nghĩ chuyển dần qua nghề Tester.

Phù hợp với xu hướng chuyển đổi số

Trong xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ ngày nay, thì dân non-IT học lập trình và theo đuổi ngành công nghệ thông tin có thể có lợi thế để tham gia những dự án thuộc chuyên môn vốn có của mình. Các bạn không bỏ phí kiến thức nền tảng, mà thay vào đó có thể khai phá, tìm hiểu nhanh chóng mọi vấn đềthuộc thế mạnh mình từng trải qua. Nhờ vậy, họ có thể dễ dàng triển khai các bước tiếp theo, hoàn thành dự án công nghệ/ phần mềm móc nối tới lĩnh vực mà mình tự tin.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

Quỳnh Anh

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!