Tutor FUNiX chia sẻ bí quyết vượt qua khó khăn khi học Chứng chỉ Tester (Kiểm thử phần mềm)

Tutor FUNiX chia sẻ bí quyết vượt qua khó khăn khi học Chứng chỉ Tester (Kiểm thử phần mềm)

Tin tức 15/12/2022

Tutor Bùi Tuấn Hùng là cựu học viên chứng chỉ Tester. Xuất hiện tại xTalk 114 trong vai trò diễn giả, anh cho rằng 3 khó khăn mà các xTer đang gặp phải đó là chưa biết cách phân tích vấn đề, chưa hiểu về cách vận hàng và chưa nắm rõ chuẩn đầu ra.

Tham dự xTalk #114 (10/12) với chủ đề: Định hướng học tập Chứng chỉ Tester, tutor Bùi Tuấn Hùng đã mang đến những chia sẻ bổ ích về lập kế hoạch học tập và cách vượt qua những khó khăn trong quá trình học online CNTT. 

Là cựu học viên của chương trình đào tạo Kiểm thử phần mềm và hiện đang hằng ngày hỗ trợ, giúp đỡ học viên, tutor Tuấn Hùng hiểu hơn ai hết những khó khăn mà các xTer thường gặp trong quá trình học tập và ôn thi hoàn thành chứng chỉ. 

1. Phân tích vấn đề

Theo tutor Hùng, tester là vị trí đảm nhiệm việc thực hiện kiểm tra và đánh giá sản phẩm, do đó người học chứng chỉ này cần phải có kỹ năng phân tích. “Có rất nhiều bạn găp tutor và chia sẻ đề bài khó quá, không hiểu đang hỏi về điều gì hoặc đôi khi hiểu sai về câu chữ cũng khiến chúng ta hiểu sai vấn đề, nên chúng ta cần phải phân tích lại, xâu chuỗi lại, logic lại làm sao cho đúng” – anh cho biết. 

Để phân tích một vấn đề thì cần đặt ra nhiều tình huống khác nhau. Tutor chia sẻ có một công thức chung là 5W1H (What, When, Where, Who, Why, How): Xác định vấn đề là gì, bị lỗi ở đâu, xảy ra từ khi nào, sửa chữa như thế nào, ai gây ra vấn đề đó,… dù công thức này không phải lúc nào cũng có thể áp dụng nhưng đây là cách dễ nhất để các bạn học viên có thể bước đầu đưa ra những phân tích, đánh giá.

Ví dụ đề khó hiểu thì chúng ta “chặt” nhỏ câu chữ để xem đề đang hỏi về cái gì, sau đó soi chiếu vào bảng dữ liệu để biết mình cần phải làm như thế nào.

Tester
Theo tutor Hùng, tester là vị trí đảm nhiệm việc thực hiện kiểm tra và đánh giá sản phẩm, do đó người học chứng chỉ này cần phải có kỹ năng phân tích.

2. Hiểu về cách vận hành 

Tester thực hiện kiểm tra, đánh giá sản phẩm để mang đến kết quả chất lượng nhất cho khách hàng. Để làm được điều này, tester không chỉ cần kỹ năng phân tích mà còn cần hiểu được cách vận hành của một trang web, một phần mềm, một hệ thống như thế nào, được thể hiện rõ nhất trong môn 2 – Kiểm thử cơ bản.

Anh Hùng cho biết khi tham gia môn học này, các bạn cần phân tích tình huống, hiểu và viết ra test case tương ứng, việc này rất quan trọng nhưng nhiều học viên hiện nay vẫn yếu. 

Môn học kiểm thử cơ bản sẽ giúp học viên hiểu về nguyên tắc kiểm thử, quy trình kiểm thử cơ bản và các loại kiểm thử. Biết cách đọc hiểu các tài liệu/yêu cầu của một dự án từ đó biết cách viết testcase, hiểu và biết cách sử dụng các kỹ thuật kiểm thử, hiểu về các loại lỗi (bugs) & vòng đời và có thể thực hành với một số công cụ quản lý lỗi như Jira,…

tester
Anh Hùng cho biết khi tham gia môn học này, các bạn cần phân tích tình huống, hiểu và viết ra test case tương ứng, việc này rất quan trọng nhưng nhiều học viên hiện nay vẫn yếu. 

3. Chưa nắm được chuẩn đầu ra

Tutor Bùi Tuấn Hùng chia sẻ có một số bạn khi tham gia chứng chỉ hoặc bước vào một môn học mới, chưa dành thời gian tìm hiểu kỹ về các yêu cầu của môn học.

“Hãy dành thời gian đọc giới thiệu môn học để biết mình sẽ học những kiến thức gì, được cung cấp những công cụ nào và quan trọng nhất là chuẩn đầu ra yêu cầu những gì? Đây là điểm rất hay ở FUNiX khi xây dựng về chuẩn đầu ra rất rõ ràng, kĩ lưỡng. Nếu các bạn bám sát chuẩn đầu ra, các bạn sẽ có một thứ giống như đề cương. Học xong lý thuyết, các bạn quay lại chuẩn đầu ra và tập trả lời, hệ thống lại kiến thức liên quan,… từ đó các bạn sẽ biết cách chuẩn bị lý thuyết để thi hết môn.” – Anh cho biết

Về thực hành, tutor khuyên các xTer cần phải làm đi làm lại các bài lab, assignment, tìm hiểu từng ngóc ngách để giải quyết các vấn đề, tự khắc, khi mentor review bạn sẽ không bị rối vì đã “nắm trong lòng bàn tay” những bài thực hành đó. Về kiến thức lý thuyết, nam tutor cho hay khi học lý thuyết, chúng ta có thể ghi chép ra những ý chính và các ý nhỏ, không phải là chép lại hoàn toàn mà viết dựa trên cách hiểu của mình nhưng không đi ra khỏi kiến thức của bài giảng, đây là cách mà anh thường dùng để ghi nhớ kiến thức.

Minh Tiến

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!