Nhà sáng lập FUNiX Nguyễn Thành Nam: Khi giáo sư “mất dạy”
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Founder FUNiX: Bố mẹ thờ ơ, đừng mơ giúp con hướng nghiệp
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
Tiếp cận vấn đề thay đổi cách giáo dục từ những việc đời thường nhất, phần chia sẻ với tiêu đề khá sốc “Khi giáo sư mất dạy” của Hiệu trưởng FUNiX Nguyễn Thành Nam tại EduCamp 2016 thu hút đông đảo người quan tâm.
Ba mùa EduCamp, mỗi bài tham luận của TS. Nguyễn Thành Nam đều có sức hút lớn bởi cách chọn đề tài “không đụng hàng”. Năm nay, với chủ đề “Hướng tới chuẩn quốc tế trong tổ chức giáo dục”, hiệu trưởng FUNiX gây sốc với bài tham luận “Khi giáo sư ‘mất dạy'” với cách tiếp cận hoàn toàn mới: Không bàn đến dạy thế nào cho hiệu quả mà nên chăng bỏ việc giảng dạy để đạt hiệu quả hơn so với cách truyền thống.
Mở đầu bài tham luận, anh liên tục đặt ra các ví dụ giả tưởng theo mức độ tăng tiến cho người nghe phải “động não”: “Tưởng tượng thế này, sau khi vào lớp, thầy tuyên bố: Hôm nay tôi “mất dạy”, các em muốn làm gì thì làm nhưng không được ra khỏi phòng này (nhà trường kiểm tra) cho đến hết tiết”. Lập tức, anh Nam đặt ngược lại câu hỏi: “Nếu thầy không dạy thì học sinh sẽ làm gì trong buổi học?”.
Theo diễn giả, có 4 loại tạm đặt tên là A, B, C, D, trong đó: A (1-2 em chạy lên hỏi thầy có mấy câu thắc mắc từ lâu chưa dám hỏi), B (3-4 em tranh thủ mở sách ra đọc), C (2-3 em ngủ), D (khoảng 20 em sẽ chơi trò chơi, lướt web, chat).
Ở một tình huống khác, thầy báo từ hôm trước, buổi học hôm sau sẽ không dạy nhưng vẫn có mặt ở lớp và học sinh vẫn phải đến lớp theo quy định của nhà trường. Lúc đó, có lẽ số em loại C vẫn không thay đổi, loại B cũng vậy. Loại A có thể tăng lên 1-2 em. Loại D khả năng có thể mất 1-2 em.
Táo bạo hơn, thầy báo trước cả môn không dạy. Nhưng hôm nào thầy cũng sẽ lên lớp và các em cũng vẫn phải lên lớp. “Liệu chỉ bằng sự có mặt và tận tình trả lời câu hỏi của thầy, sẽ có bao nhiêu học sinh chuyển từ trạng thái bàng quan sang chủ động?” – diễn giả đặt vấn đề khá gai góc.
Tuy nhiên, Hiệu trưởng FUNiX nhìn nhận, những tình huống giả định trên chưa thể sánh với việc một nữ giáo sư ở Mỹ. Bà Christine Ortiz, Giáo sư trưởng khoa tại MIT, xin nghỉ để xây dựng trường đại học không có môn học, không có lớp học và không có bài giảng. Mỗi sinh viên khi vào trường sẽ được phân ngay một dự án lớn, hứng khởi đến đâu tùy theo ước mơ của từng em. Kiến thức chủ yếu học qua online, cần gì sinh viên hỏi giáo sư, hoàn thành dự án là tốt nghiệp. Mặc dù chưa đặt tên cho trường, bà đã tin là sẽ có 10.000 sinh viên và 1.000 giáo sư tham gia dự án này. Tóm lại, 100{0997bcf0551c8628211e1e8ed321fafc626f155ce66b2440606aeab5797e0145} sinh viên loại A. “Ở ta có ai dám làm không?” – câu hỏi chốt lại bài tham luận như gieo vào lòng của người nghe nhiều đáp án.
Ở phần thảo luận, các “câu hỏi xoáy” xoay quanh vấn đề như cách kiểm soát chất lượng học sinh, tỷ lệ sinh viên qua môn học thấp, nhà trường bị đánh giá về chất lượng đào tạo…, thầy cho rằng: “Dù không dạy nhưng trường vẫn tiến hành đánh giá, kiểm tra. Cách làm này thúc đẩy học sinh tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu để biết được thực lực của mình. Mặt khác, thầy giáo không phải luôn luôn đúng”.
Chị Trần Thị Thu Hương, Ban tổ chức EduCamp, nhìn nhận: “Phần chia sẻ của Hiệu trưởng FUNiX sôi nổi, hấp dẫn. Người tham gia vui vẻ, góp ý nhiệt tình cho bài tham luận”. Theo chị, anh Nam không đi vào vấn đề học thuật hay vĩ mô mà đặt một vấn đề “lệch chuẩn” khác tư duy thông thường.
Câu chuyện “Khi giáo sư mất dạy” bản chất là việc nhường vị trí trọng tâm của người thầy trong cơ chế giáo dục bây lâu nay vẫn tồn tại sang cho học trò, để họ chủ động tìm kiếm tri thức và phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, đi lối mòn không thể đem lại thành quả mà cần phải nghĩ khác và làm khác. Bài tham luận này như một phát súng mở màn để người làm giáo dục phải nghĩ khác và dám làm khác trong thời đại mới đang thay đổi từng ngày, từng giờ.
Bình luận (0
)