xDebate số 43: ” Không nên thần tượng hoá người giàu có”
Hiện nay, rất nhiều người đang bị thu hút, theo dõi cuộc sống xa hoa của giới người giàu. Từ đó học theo lối sống tiêu cực: khoe khoang, mua hàng hiệu giả,… Hiện tượng này chính là chủ đề của xDebate 43.
- FUNiX cùng CLB Debate ĐH Luật Hà Nội tranh biện về thiên tài tự kỷ tại xDebate số 55
- Màn tranh biện hấp dẫn tại xDebate số 54: "Không nên sử dụng túi nilon tại các siêu thị và trung tâm thương mại"
- [xDebate 54] Không nên sử dụng túi nilon tại các siêu thị/trung tâm thương mại
- [xDebate] Tuyển người chơi tham gia xDebate số 54
- xDebate 53: 'Nên cho nhân viên có giờ làm linh hoạt thay vì cố định'
Table of Contents
Trận xDebate số 43 là trận tranh biện cuối cùng của năm 2022 với chủ đề: ” Không nên thần tượng hoá người giàu có”. 2 đội chơi tham dự chương trình bao gồm:
- Đội ủng hộ: Văn Hải Nam, Bùi Ngô Bình Nguyên, Nguyễn Đức Minh
- Đội phản đối: Đinh Thị Chi, Đàm Vũ Hải Nam, Vũ Ngọc Trâm
Đội ủng hộ
Đội ủng hộ khái quát vấn đề rằng hiện nay, rất nhiều người đang bị thu hút, theo dõi cuộc sống xa hoa của giới người giàu. Từ đó học theo lối sống tiêu cực: khoe khoang, mua hàng hiệu giả,…
Đội đặt ra giới hạn vấn đề tại lãnh thổ Việt Nam và nêu lên định nghĩa: “Thần tượng người giàu có tức là coi những người có nhiều tải sản (khoảng 1 tỷ VNĐ trở lên) là một hình mẫu lí tưởng, tôn thờ và ngưỡng mộ.”
Đại diện đội ủng hộ đã đưa ra 4 luận điểm như sau:
- Giàu có không phải là một đặc điểm để thần tượng: quan tâm nhiều hơn đến cách kiếm tiền, làm giàu như thế nào cho hợp lý, thần tượng vì tài năng của họ chứ không phải vì tiền.
- Việc phân hoá người giàu là không nhân văn: Người giàu có nhiều cách để làm giàu. Rất có thể những người giàu có mà bạn đang thần tượng làm giàu không chân chính nhưng vẫn được hàng chục nghìn người ngưỡng mộ.
- Thần tượng hoá người giàu có thể gia tăng tỷ lệ lừa đảo: Rất nhiều người với lớp vỏ bọc giàu có đã sử dụng mạng xã hội làm công cụ để thực hiện các hành vi lừa đảo, làm giàu bất chính. Có thể kể đến những vụ lừa đảo đình đám của những người “giàu” như: Anna Sorokin, Simon Lieviev,…
- Thần tượng người giàu khiến công chúng chạy theo lối sống vật chất vô cùng độc hại: Việc thần tượng hoá người giàu khiến cho nhiều người dù không có kiến thức, kỹ năng, vẫn sử dụng mọi cách để biến mình trở thành các hiện tượng mạng để kiếm tiền từ danh tiếng. Họ trở nên giàu có, được nhiều người quan tâm nhưng lại không mang đến giá trị tích cực cho xã hội.
Đội phản đối
Phần phản biện của đội phản đối diễn ra hết sức gay cấn.
- Thần tượng hoá người giàu có là thiếu nhân vân, đây là quan điểm chưa đúng bởi khi họ có tiền, họ có thể sử dụng để đóng góp cho xã hội. Đồng thời, khi chúng ta thần tượng họ, nhìn nhận theo chiều hướng tích cực, tức là chúng ta sẽ học hỏi được những giá trị mà họ mang tới.
- Giàu có không phải là một đặc điểm để thần tượng hoá, chúng tôi phản đối. Bởi khi chúng ta thần tượng người giàu, chúng ta sẽ có động lực để đạt được như họ, đặc biệt là những người làm giàu chân chính phải trải qua nhiều khó khăn và phải tôi luyện rất nhiều kỹ năng: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp. kỹ năng đàm phán,… Chúng tôi lấy ví dụ về Adam Thor – 1 tỷ phú tự thân người Singapore, ông từng xếp hạng bét trong suốt thời gian cấp 1 và cấp 2, nhưng sau đó, nhờ bản thân tự tìm ra phương pháp học mới, ông đã trở thành một học sinh xuất sắc, nhận được học bổng từ chính phủ và khởi nghiệp thành công. Nếu chúng ta nhìn vào những tấm gương đó, chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều.
Đội phản đối khẳng định 2 luận điểm của đội mình:
- Chúng ta nên thần tượng người giàu có bởi từ đó chúng ta mới có động lực, cố gắng học hỏi cái hay, cái tốt của họ
- Thần tượng người giàu có không phải là say mê mù quáng mà thần tượng những người làm giàu có đạo đức, hợp pháp và đóng góp những giá trị tốt đẹp cho xã hội.
Kết quả
Chung cuộc, đội ủng hộ giành chiến thắng với phần đưa ra luận điểm và dẫn chứng hết sức thuyết phục.
Minh Tiến
Bình luận (0
)