Trí tuệ nhân tạo có thực sự đe doạ sự tồn vong của nhân loại? Xung quanh cuộc tranh cãi công khai của nhà sáng lập Facebook – Mark Zuckerberg và Elon Musk – ông chủ Tesla về tương lai của trí tuệ nhân tạo, các xter, xmen của FUNiX cũng chia sẻ những góc nhìn, quan điểm của mình.
Elon Musk từng nhiều lần cảnh báo về sự nguy hiểm của trí tuệ nhân tạo (AI). Tỷ phú này đã mô tả nó như một mối đe doạ lớn với sự tồn vong của nhân loại. Tuy nhiên, Mark Zuckerberg lại có một quan điểm hoàn toàn khác. Cuối tuần trước, ông chủ Facebook đáp lại rằng Musk đã quá mệt mỏi vì sợ hãi.
Hai tỷ phú hàng đầu lĩnh vực công nghệ đang bất đồng quan điểm về trí tuệ nhân tạo (Ảnh: VNExpress)
“Tôi thực sự lạc quan về AI. Tôi nghĩ rằng những người nghĩ tới viễn cảnh ngày tận thế đã quá bi quan. Tôi không hiểu nổi họ. Cách suy nghĩ của họ có thể là vô trách nhiệm”, Zuckerberg chia sẻ trong một video trực tuyến trên Facebook.
Ngay sau đó, Musk đăng tải trên Twitter: “Tôi đã nói chuyện với Mark về AI và thấy rằng hiểu biết của anh ấy về vấn đề này thật hạn chế”. Musk cũng tiết lộ một bộ phim về AI sắp được ra mắt nhưng không cung cấp chi tiết và vai trò của mình.
Trước đây, Musk đã làm nóng chủ đề về sự nguy hiểm của AI trong một hội thảo toàn cầu hồi năm 2014. Ông chủ Tesla cảnh báo con người sẽ phải chịu số phận bi đát nếu chế tạo ra những cỗ máy thông minh hơn con người. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Musk cho rằng những cảnh báo của mình đã không được coi trọng.
Trái lại, Zuckerberg cho rằng: “Nếu bạn chống lại trí tuệ nhân tạo tức là bạn đang tranh cãi chống lại những chiếc xe an toàn hơn, giảm nguy cơ tai nạn. Hoặc khả năng chẩn đoán bệnh tật chính xác hơn. Tôi lạc quan hơn về điều này”.
Hiện tại, Elon Musk đứng đầu các dự án thăm dò không gian và cố gắng phát triển AI với hy vọng sẽ tác động tích cực đến nhân loại. Tỷ phú này cũng đang xây dựng công ty Neuralink nhằm mục đích kết nối bộ não con người với máy vi tính.
Xung quanh cuộc tranh cãi này, anh Quách Ngọc Xuân – mentor tại FUNiX nêu quan điểm: “Tôi cho rằng AI có hai mặt. Mặt tích cực là nó giúp máy móc trở nên thông minh hơn, và điều này sẽ giải phóng con người khỏi những công việc có tính quy trình, thủ công. Tuy nhiên mặt tiêu cực của nó theo tôi nghĩ không đến từ việc lấy đi nhiều việc làm như nhiều người lo ngại, mà đó là sự nguy hiểm nếu AI được sử dụng cho mục đích xấu. Một con robot có trí thông minh (AI) hoàn toàn có thể đấu tranh để sinh tồn (như con người) và điều đó sẽ là sự nguy hiểm rất lớn nếu nó được kiểm soát bởi kẻ xấu. Musk không hề chống lại AI mà đó là cách suy nghĩ thận trọng trong việc phát triển AI và tôi nghĩ nó phù hợp hơn.”
“Tấm ảnh làm thế giới lo sợ vào thời điểm diễn ra MWC 2015, khi mọi người đều cắm đầu vào thực tế ảo trong khi Mark lướt qua họ” – Châu Ngọc Duy Khương (Ảnh: Hội nghị di động toàn cầu 2015)
Còn anh Châu Ngọc Duy Khương, mentor FUNiX tại Singapore cũng khá quan tâm tới chủ đề này. Anh Khương cho rằng: Về quan điểm đạo đức thì tôi cho rằng, việc sử dụng AI trong tương lai sẽ có nhiều nghi ngại như: AI chiếm việc làm, AI phản chủ … Mình từng đọc bài báo nói về khả năng AI tự tạo ra ngôn ngữ riêng, mã hóa riêng. Đặc biệt khả năng lớn nhất của AI là tự học và có khả năng học rất nhanh, vì vậy con người đang tạo ra thứ thông minh hơn mình, liệu con người có khả năng quản lý nổi nó?
Stephen Hawking, Elon Musk đều là những nhà khoa học có thành tựu xuất sắc trong Khoa học máy tính lẫn vũ trụ từng đưa ra lời cảnh báo thì những cảnh báo ấy chúng ta không thể coi thường.
Tuy nhiên, những lo ngại trên vẫn ở tương lai, hiện tại AI làm được rất nhiều thứ, chúng ta không nên vì những lo ngại mà chối bỏ nói. Ngược lại, cần cẩn trọng và tìm cách có thể quản lý để sử dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ mình.
Anh Phùng Thế Phúc, xter của FUNiX thì cho rằng, phát triển trí tuệ nhân tạo phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức con người.
“Trí tuệ nhân tạo có thực sự gây hại cho con người hay không còn phụ thuộc vào 2 yếu tố: Việc AI có kiểm soát được con người hay không; và yếu tố quan trọng hơn là về đạo đức. Nó liên quan rất lớn đến những người lập trình ra nó, hoặc các tổ chức, công ty công nghệ sử dụng AI. Ngoài ra, còn phải nhắc tới đạo đức của những người sử dụng, vì trí tuệ nhân tạo thời kỳ phát triển có vô số ứng dụng. Sử dụng nó vào việc gì, tốt hay xấu, gây hại cho con người hay không, phụ thuộc rất nhiều vào chính con người.
Ngoài ra, tính đến thời kì siêu trí tuệ nhân tạo (khi con người khó kiểm soát được), AI có thể học hỏi được rất nhiều điều trong cuộc sống này và vì cuộc sống luôn có những vấn đề về đạo đức nên có thể nó sẽ học được cả điều tốt và xấu. Vậy chúng trở nên tốt – hay xấu, cũng sẽ do con người quyết định” – Anh Phúc chia sẻ.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
Mlxtend (Machine Learning Extensions) là một thư viện Python mã nguồn mở, được phát triển bởi Sebastian Raschka, nhằm bổ sung và mở rộng các tính năng của scikit-learn, pandas và NumPy. Thư viện này cung cấp nhiều công cụ...
Trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển mạnh mẽ, khả năng giải thích mô hình học máy trở thành một yếu tố then chốt. SHAP (SHapley Additive Explanations) là một phương pháp tiên tiến giúp hiểu rõ...
NetBeans là một hệ sinh thái phát triển mã nguồn mở toàn diện. Nó không chỉ là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) mà còn là một nền tảng mở rộng mạnh mẽ giúp lập trình viên trên toàn...
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, video đã trở thành một công cụ cực kỳ quan trọng trong việc truyền tải thông tin và quảng bá sản phẩm. Từ các chiến dịch marketing đến việc chia sẻ kiến...
Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày nay đã trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của công nghệ hiện đại. Từ xe tự lái, trợ lý ảo, đến các hệ thống phân tích dữ liệu phức tạp,...
Trong kỷ nguyên số, Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence) đã không còn là một công nghệ của tương lai mà đã trở thành trụ cột của xã hội hiện đại. Từ y tế, giáo dục đến sáng...
Nếu bạn mong muốn trở thành kỹ sư AI hay chuyên gia robot dẫn đầu xu hướng, học ở đâu là câu hỏi quan trọng. Hãy cùng khám phá những ngôi trường hàng đầu đang đào tạo chất lượng về...
Trong lĩnh vực lập trình, việc lựa chọn một trình soạn thảo mã nguồn phù hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và trải nghiệm làm việc của lập trình viên. Một trong những công cụ được ưa...
Mlxtend (Machine Learning Extensions) là một thư viện Python mã nguồn mở, được phát triển bởi Sebastian Raschka, nhằm bổ sung và mở rộng các tính năng của scikit-learn, pandas và NumPy. Thư viện này cung cấp nhiều công cụ...
Trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển mạnh mẽ, khả năng giải thích mô hình học máy trở thành một yếu tố then chốt. SHAP (SHapley Additive Explanations) là một phương pháp tiên tiến giúp hiểu rõ...
NetBeans là một hệ sinh thái phát triển mã nguồn mở toàn diện. Nó không chỉ là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) mà còn là một nền tảng mở rộng mạnh mẽ giúp lập trình viên trên toàn...
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, video đã trở thành một công cụ cực kỳ quan trọng trong việc truyền tải thông tin và quảng bá sản phẩm. Từ các chiến dịch marketing đến việc chia sẻ kiến...
Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày nay đã trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của công nghệ hiện đại. Từ xe tự lái, trợ lý ảo, đến các hệ thống phân tích dữ liệu phức tạp,...
Trong kỷ nguyên số, Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence) đã không còn là một công nghệ của tương lai mà đã trở thành trụ cột của xã hội hiện đại. Từ y tế, giáo dục đến sáng...
Nếu bạn mong muốn trở thành kỹ sư AI hay chuyên gia robot dẫn đầu xu hướng, học ở đâu là câu hỏi quan trọng. Hãy cùng khám phá những ngôi trường hàng đầu đang đào tạo chất lượng về...
Trong lĩnh vực lập trình, việc lựa chọn một trình soạn thảo mã nguồn phù hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và trải nghiệm làm việc của lập trình viên. Một trong những công cụ được ưa...
Đăng ký nhận bản tin
Nhận bản tin, báo cáo từ các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Công nghệ thông tin mới nhất!
Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
info@funix.edu.vn
0782313602 (Zalo, Viber)
FUNiX V2 GenAI Chatbot×
yêu cầu gọi lại
Yêu cầu FUNiX gọi lại để hỗ trợ thông tin, chương trình học, chỉ tiêu - điều kiện tuyển sinh - học phí,... hoàn toàn FREE
Bình luận (
)