Bitcoin có hại cho môi trường như thế nào?  | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Bitcoin có hại cho môi trường như thế nào? 

Chia sẻ kiến thức 07/02/2022

Một chỉ trích phổ biến với Bitcoin là tác động tiêu cực của nó đến môi trường. Vậy Bitcoin ảnh hưởng đến môi trường như thế  nào, hãy cùng FUNiX tìm hiểu. 

Bitcoin là một trong những loại tiền điện tử nổi tiếng nhất, thành công chuyển từ một dạng tiền kỹ thuật số bị nhiều người chế nhạo thành một sản phẩm tài chính giá trị cao. 

Việc đào Bitcoin sử dụng một lượng điện năng phi thường lớn để thực hiện các tác vụ tính toán nhằm tạo ra Bitcoin mới. Sản xuất điện nói chung có hại cho môi trường và Bitcoin đang ngày càng góp phần vào biến đổi khí hậu và làm tổn thương trái đất.

1. Đào Bitcoin là gì?

Trong những năm qua, đã có loại tiền kỹ thuật số ra đời. Tuy nhiên, hầu hết đã không khắc phục được vấn đề chi tiêu kép (double-spending). Khi bạn bước vào một cửa hàng và trả một tờ tiền, bạn không còn có tờ tiền đó và không thể chi tiêu nó lần nữa. Các loại tiền kỹ thuật số trước đây rất dễ sao chép và vì vậy bạn có thể sử dụng cùng một mã thông báo (token) nhiều lần.

Satoshi Nakamoto, người tạo ra Bitcoin, đã phát triển blockchain để ngăn chặn việc sử dụng lại mã thông báo. Các giao dịch được ghi vào một sổ cái dùng chung, sổ cái này được lặp lại trên một mạng máy tính. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sức mạnh tính toán từ mạng Bitcoin. Mặc dù một số người có thể cung cấp dịch vụ này miễn phí, nhưng Nakamoto đã không chọn cách này mà đã tìm ra cách để khuyến khích quá trình này.

Trước khi giao dịch được đăng lên blockchain, người dùng xác minh các giao dịch. Chúng được thực hiện trong các khối khoảng 2.500 giao dịch. Đối với mỗi khối được xác thực, người dùng kiếm được một phần Bitcoin. Quá trình này được gọi là đào (đào coin) và là một tính năng phổ biến trên tất cả các loại tiền điện tử.

Bitcoin là mạng đầu tiên khắc phục được tình trạng chi tiêu kép nhờ blockchain và quá trình đào nhưng phương pháp này hiện đã được áp dụng rộng rãi trong toàn ngành.

2. Tại sao đào Bitcoin lại có hại?

Mặc dù đào là một quy trình hoạt động tiêu chuẩn cho hầu hết các loại tiền điện tử, nhưng phương pháp chính xác sẽ khác nhau với từng loại tiền. Đối với Bitcoin, việc đào dựa trên thuật toán Proof of Work (bằng chứng công việc). Để nhận thanh toán Bitcoin (BTC) cho việc đào một khối, bạn phải là người dùng đầu tiên tạo bằng chứng công việc. Đây là một nhiệm vụ tính toán để tìm mã băm mục tiêu được đặt trong khối. Mặc dù điều này mang lại hiệu quả mong muốn là khuyến khích mọi người đào coin nhưng nó cũng gây tổn hại đến môi trường.

Trên thực tế, những người đào được yêu cầu dành tài nguyên máy tính để đoán ra một mã để đổi lại Bitcoin. Vì chỉ người dùng đầu tiên tạo ra bằng chứng công việc được thưởng tiền, nên đây là một cuộc đua cạnh tranh nơi những người có thiết bị công suất cao nhất chiếm ưu thế. Điều này làm tăng lượng sản xuất một số thiết bị điện tử. 

Card đồ họa (graphic card) đặc biệt bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng nhu cầu này. Kể từ năm 2017, khi Bitcoin lần đầu tiên trở thành một cái tên quen thuộc, giá của mặt hàng này đã tăng một cách đáng báo động, khiến hầu hết mọi người đều không thể mua được các thành phần này.

Tác động môi trường thứ hai của việc đào Bitcoin là sử dụng điện. Mặc dù toàn bộ mạng lưới đều yêu cầu điện, nhưng đào là phần tiêu tốn nhiều điện năng nhất của cả quá trình. Riêng việc tính toán đã tạo ra đủ tác động đến môi trường, nhưng khi kết hợp với phương pháp “người-thắng-lấy-được-tất cả”, các máy tính bị buộc phải hoạt động ở hiệu suất cao trong thời gian dài, sử dụng càng nhiều điện năng hơn. 

3. Tác động môi trường của Bitcoin

Để là người đầu tiên đạt được Bằng chứng Công việc cho mỗi khối, bạn sẽ cần phải có một máy tính mạnh. Tuy nhiên, khi hoạt động mạnh, các thiết bị sẽ tỏa ra rất nhiều nhiệt. Máy quá nóng không chỉ thường nhanh hỏng hơn mà còn làm không gian xung quanh nóng lên. Trừ khi bạn chủ động quản lý nhiệt độ phòng, các thành phần máy tính sẽ không đạt được hiệu suất tối ưu, làm giảm cơ hội đào Bitcoin thành công.

Để tạo ra một môi trường lý tưởng, bạn sẽ cần một hệ thống làm mát, thuê một không gian máy tính được xây dựng theo yêu cầu hoặc một phòng máy chủ. 

Do vậy, bất chấp sự khởi đầu theo chủ nghĩa tự do của bitcoin, quá trình đào đã dẫn đến việc những người có lượng tài chính đáng kể chiếm ưu thế. Như trong các lĩnh vực tài chính khác, mỗi thợ đào tìm kiếm lợi thế trên những người dùng khác. Do chi phí thiết bị tương đối cố định nên biến số chính là chi phí điện năng. Khi biến đổi khí hậu ngày càng trở thành mối quan tâm cấp bách, nhiều quốc gia đã quay lưng lại với  sản xuất điện chạy bằng than.

Tuy nhiên, các giải pháp thay thế sạch hơn thường đắt hơn, trong khi điện sử dụng than thường rẻ hơn đáng kể. Do đó, những người đào sử dụng dạng điện bẩn hơn này sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn từ việc đào Bitcoin. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn tạo ra một phần lớn điện năng thông qua đốt than. Do đó, các thợ đào ở Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh so với những người ở các quốc gia sử dụng năng lượng sạch hơn.

Tương tự, một phần lớn thiết bị điện tử trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc, giúp cho thiết bị có giá thấp hơn đối với các thợ mỏ của nước này. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc gần đây đã cam kết hướng tới phát điện bền vững hơn trong những năm tới. Điều này có tác dụng phụ bất ngờ là đẩy các trang trại Bitcoin do Trung Quốc điều hành sang các khu vực sử dụng than khác như Iran.

Vào đầu năm 2021, Tesla, công ty sản xuất xe điện do Elon Musk đứng đầu, đã đầu tư vào một lượng lớn Bitcoin với kế hoạch cho phép khách hàng mua ô tô mới của họ bằng tiền điện tử. Khoản đầu tư của Tesla vào Bitcoin đã gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng bảo vệ môi trường của nó. Theo Digiconomist, một nền tảng phân tích tiền điện tử, mạng Bitcoin có lượng khí thải carbon hàng năm là 48,52 triệu tấn CO2, gần tương đương với lượng khí thải carbon của Bulgaria. Cụ thể hơn, một giao dịch Bitcoin duy nhất có lượng khí thải carbon tương đương với hơn một triệu giao dịch Visa, tiêu thụ nhiều điện năng như một hộ gia đình trung bình ở Mỹ trong một tháng và tạo ra 100 gram rác thải điện tử.

4. Bitcoin phục vụ mục đích gì? 

Bên cạnh đó, một lập luận quan trọng chống lại Bitcoin là nó hiện phục vụ một tỉ lệ dân số quá nhỏ trên toàn cầu. Các phương pháp thanh toán phổ biến như Visa hoặc Mastercard xử lý khoảng 24.000 giao dịch mỗi giây. Mạng Bitcoin hiện xử lý khoảng bảy giao dịch mỗi giây. Bitcoin đang có tác động quá lớn đến môi trường nhưng lại có ảnh hưởng quá nhỏ đến tài chính toàn cầu.

Về cơ bản, Bitcoin đã rời khỏi mục đích đề xuất ban đầu là một loại tiền tệ. Thay vào đó, BTC ngày càng được xem như một tài sản. Các tổ chức, ứng dụng và cố vấn khuyên bạn nên đầu tư vào Bitcoin, không phải vì nó mang lại tầm nhìn về tương lai, mà vì nó có giá trị trên thị trường theo cách tương tự như vàng. Giá Bitcoin biến động cho thấy các nhà đầu tư vẫn không chắc chắn về cách định giá Bitcoin như thế nào.

Tuy nhiên, tiền điện tử có mục đích riêng. Các nền tảng như Ethereum cho phép bạn thiết lập các hợp đồng thông minh trên blockchain – một ứng dụng thực tế hơn nhiều của công nghệ này. Ethereum cũng có tác động ít hơn đến môi trường.

Có thể nói, quá trình đào tiền điện tử về cơ bản yêu cầu bạn sử dụng điện cho các tính toán về cơ bản mà về cơ bản là lãng phí. Điện được bơm vào phần cứng để đào và phần lớn được chuyển thành nhiệt.

Trừ khi nguyên tắc này của việc đào tiền điện tử được thay đổi, Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số tương tự sẽ luôn có hại cho môi trường.

5. Tiền điện tử có phải là tương lai không?

Trong những năm kể từ khi Bitcoin ra mắt, hàng nghìn loại tiền điện tử đã ra đời. Mặc dù chúng có các phương pháp đào khác nhau, nhưng về cơ bản, tiền điện tử khuyến khích việc sử dụng tài nguyên và năng lượng. Để bảo vệ hành tinh và ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu, chúng ta nên sử dụng ít tài nguyên hơn và chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Tiền điện tử có vẻ đi trái ngược với quan điểm này, tiêu tốn năng lượng để duy trì một giải pháp thay thế phức tạp cho tài chính truyền thống. 

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/tag/bitcoin-mining-electricity-consumption/

 

Vân Nguyễn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!