Hướng dẫn cách viết đặc tả yêu cần phần mềm - Software Requirements Specification (SRS) | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Hướng dẫn cách viết đặc tả yêu cần phần mềm – Software Requirements Specification (SRS)

Chia sẻ kiến thức 03/04/2022

Trong bài viết này, FUNiX sẽ giúp bạn hiểu được cách xác định mục đích của phần mềm, cũng như cách mô tả phần mềm bạn đang xây dựng để viết được một bản SRS hoàn chỉnh.

>> Làm thế nào để trở thành một nhà phát triển phần mềm từ xa

Những yêu cầu (requirements) rõ ràng, ngắn gọn và có thể thực thi giúp các lập trình viên dễ dàng tạo ra một phần mềm phù hợp. Để làm được điều đó, họ cần nắm rõ cách viết Software Requirements Specification (SRS).  

1. Software Requirements Specification (SRS) là gì?

Software Requirements Specification (SRS) là một tài liệu mô tả cách phần mềm hoạt động, cũng như cung cấp thông tin chi tiết về các chức năng mà sản phẩm cần có để đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của các bên liên quan (doanh nghiệp, người dùng).

Cách viết Software Requirements Specification (SRS) có thể tóm tắt thành 4 bước sau:

  • Xác định mục đích sản phẩm của bạn.
  • Mô tả những gì bạn đang xây dựng.
  • Chi tiết yêu cầu của các bên liên quan mà phần mềm đó cần đáp ứng.
  • Giao SRS cho bên phê duyệt.

Một tài liệu SRS tốt phải giúp bên phê duyệt hiểu được mọi thông tin liên quan đến sản phẩm của bạn, từ cách phần mềm tương tác với phần cứng cho đến các kỳ vọng khi chúng được kết nối với những phần mềm khác. Nếu muốn viết một tài liệu SRS tốt hơn nữa, bạn cần nêu lên sự tương tác giữa sản phẩm đó với người sử dụng.

Software Requirements Specification (SRS) là gì?
Software Requirements Specification (SRS) là gì?

2. Tại sao cần sử dụng Software Requirements Specification (SRS)?

SRS cung cấp cho bạn một bức tranh toàn cảnh về dự án bạn đang thực hiện. Nó là tài liệu chính thức duy nhất mà mọi trong nhóm lập trình sẽ phải tuân theo. Đó cũng là kế hoạch hành động của bạn và tất cả các thành viên trong nhóm – từ giai đoạn phát triển đến bảo trì phần mềm.

SRS không chỉ giúp việc lập trình của cả nhóm đồng bộ với nhau mà còn đảm bảo phần mềm sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu của đối tác. Ngoài ra, SRS có thể giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến vòng đời của sản phẩm, chẳng hạn như thời điểm cần gỡ bỏ một tính năng lỗi thời. Cuối cùng, SRS cho phép bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm, nhóm lập trình của bạn và thời gian hoàn thành phần mềm.

>>> Xem thêm bài viết: Lộ trình học software engineer – kỹ sư phần mềm tại FUNiX

3. Cách viết Software Requirements Specification (SRS)

Việc viết một tài liệu SRS rất quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng hoàn thành nó. Dưới đây là 5 bước bạn có thể làm để viết một tài liệu SRS hiệu quả.

3.1 Lên Outline hoàn chỉnh (hoặc sử dụng mẫu SRS có sẵn)

Bước đầu tiên là tạo một bản phác thảo cho SRS hoặc bạn có thể sử dụng mẫu SRS có sẵn trên Internet. Bản phác thảo sẽ có dạng như mẫu dưới đây:

1. Giới thiệu

           1.1 Mục đích

           1.2 Đối tượng dự kiến

           1.3 Mục đích sử dụng

           1.4 Phạm vi

           1.5 Định nghĩa và từ viết tắt

2. Mô tả chung

           2.1 Nhu cầu của người dùng

           2.2 Giả định và sự phụ thuộc

3. Các tính năng và yêu cầu của hệ thống

            3.1 Yêu cầu về chức năng

            3.2 Yêu cầu về giao diện bên ngoài

            3.3 Tính năng của hệ thống

            3.4 Các yêu cầu phi chức năng khác

Đây là bản phác thảo với những nội dung cơ bản bắt buộc phải có, bạn có thể viết thêm các mục khác nếu cần thiết. 

3.2 Xác định mục đích của sản phẩm

Một số mục cần ghi nhớ khi xác định mục đích của phần mềm bao gồm:

  • Đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng: Phần này sẽ xác định ai trong tổ chức của bạn sẽ có quyền truy cập vào SRS và cách họ sử dụng nó. Những người có thể xem SRS bao gồm các lập trình viên, người kiểm tra phần mềm và người quản lý dự án. Nó cũng có thể bao gồm các bên liên quan, bao gồm lãnh đạo công ty, các nhóm bán hàng và tiếp thị.
  • Phạm vi sản phẩm: Phần này sẽ trả lời cho câu hỏi “Những lợi ích mà sản phẩm này sẽ mang lại là gì?” Điều này phải liên quan đến các mục tiêu kinh doanh tổng thể, đặc biệt phải thống nhất với các nhóm có quyền truy cập vào SRS như đã nêu ở phần trên.
  • Định nghĩa và từ viết tắt.

3.3 Mô tả chi tiết phần mềm bạn sẽ xây dựng

Bước tiếp theo là đưa ra mô tả chi tiết về những gì bạn sẽ xây dựng. Bạn cần làm rõ các câu hỏi sau:

  • Sản phẩm đó là một phần mềm mới hay chỉ là tiện ích bổ sung cho phần mềm đã có? 
  • Sản phẩm đó có tích hợp với một sản phẩm khác hay không?
  • Sản phẩm đó được thiết kế cho ai?
  • Tại sao sản phẩm đó lại cần thiết với người sử dụng? 

Việc làm rõ những câu hỏi này ngay ở những bước đầu sẽ giúp việc tạo giao diện người dùng dễ dàng hơn.

3.4 Các yêu cầu cụ thể mà phần mềm cần đáp ứng

Để nhóm phát triển của bạn đáp ứng đúng các yêu cầu của đối tác đề ra, bạn cần viết nội dung này càng chi tiết càng tốt. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy quá tải nhưng nếu bạn chia nhỏ những yêu cầu đó ra thành các danh mục, việc này sẽ trở nên dễ dàng. Một số danh mục có thể có là:

  • Yêu cầu về chức năng
  • Yêu cầu về giao diện, bao gồm:
    • Người dùng
    • Phần cứng
    • Phần mềm
    • Thông tin liên lạc
    • Tính năng hệ thống
  • Các yêu cầu phi chức năng khác

>>> Xem thêm bài viết: Nữ giới ngoài 30 theo nghề Kiểm thử phần mềm được không

3.5 Gửi SRS để phê duyệt

Sau khi hoàn thành SRS, bạn cần phải đưa cho các bên liên quan phê duyệt. Bước này sẽ đòi hỏi mọi người trong dự án dành thời gian xem xét kĩ lưỡng tài liệu SRS của bạn và đưa ra nhận xét.

Cách viết Software Requirements Specification (SRS)
Cách viết Software Requirements Specification (SRS).

Trên đây là cách viết Software Requirements Specification (SRS) mà FUNiX muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, bạn có thể viết một bản SRS hoàn chỉnh cho dự án của mình. Chúc bạn thành công!

Nguồn dịch: https://www.perforce.com/blog/alm/how-write-software-requirements-specification-srs-document 

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

Phạm Thị Thanh Ngọc ( theo Perforce )

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!