Doanh nghiệp IT tuyển dụng: Chú trọng khả năng học hỏi của nhân viên
Ngày nay, các doanh nghiệp IT tuyển dụng rất chú trọng khả năng học hỏi của nhân viên. Có nhiều lý do, nhưng quan trọng nhất chính là khả năng học hỏi giúp ứng viên có thể cống hiến, góp phần xây dựng nhiều nhất cho doanh nghiệp.
- Khó khăn thường gặp khi chọn công ty cho lần đầu tìm việc IT
- Doanh nghiệp tìm kiếm gì khi tuyển dụng nhân sự IT
- Doanh nghiệp IT khuyến khích tinh thần tự học, rộng cửa tuyển xTer
- Doanh nghiệp IT cử những chuyên gia “xịn xò” nhất làm mentor FUNiX
- Lối đi trở thành lập trình viên bắt đầu từ "con số 0"
Table of Contents
Ngày nay, các doanh nghiệp IT tuyển dụng rất chú trọng khả năng học hỏi của nhân viên. Có nhiều lý do, nhưng quan trọng nhất chính là khả năng học hỏi giúp ứng viên có thể cống hiến, góp phần xây dựng nhiều nhất cho doanh nghiệp.
Bàn về khả năng học hỏi của người đi làm
Khác với môi trường trong nhà trường việc học hỏi khi đi làm là yêu cầu bắt buộc. Tuy chẳng có bài kiểm tra, chẳng có kì đánh giá, chẳng có ai nhắc nhở, nhưng một người đi làm mà không biết học hỏi, hoặc khả năng học hỏi kém, chẳng biết rút kinh nghiệm từ những gì diễn ra quanh mình, chắc chắn người ấy sẽ bị đào thải. Hoặc đơn giản, không học hỏi khiến họ đứng yên, và “không tiến tức là lùi”, họ đã tự thụt lùi so với chính mình và đồng nghiệp.
Khả năng học hỏi của người đi làm thể hiện ở nhiều mặt: Nhìn cách làm việc ở công ty của sếp, đồng nghiệp, khách hàng để rút ra những kinh nghiệm cho mình; lẳng lặng áp dụng nó và công việc và biến những gì được thấy, được nhìn thành của mình. Cũng đôi khi, học hỏi là tự mày mò, tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến công việc, từ đó bật ra những lời giải cho các bài toán khó trong công ty.
Tất nhiên, khả năng học hỏi của mỗi người là khác nhau. Nhưng đáng lo ngại nhất ở người đi làm chính là không muốn và bỏ qua việc học hỏi, cho rằng kĩ năng, kiến thức của mình đã có là quá đủ. Khi đó, họ rất dễ bị đào thải trong các tình huống ngặt nghèo.
Doanh nghiệp IT tuyển dụng: Chú trọng khả năng học hỏi của nhân viên
Hầu hết các doanh nghiệp IT tuyển dụng đều chú trọng khả năng học hỏi của nhân viên, nếu không muốn nói, các chuyên gia thậm chí còn tìm cách “thẩm định” khả năng học hỏi của mỗi ứng viên khi ứng tuyển vào công ty.
Lý do rất đơn giản, đều vì lợi ích của doanh nghiệp:
Khả năng học hỏi của nhân viên giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh từ bên trong
Trong kỉ nguyên 4.0, các doanh nghiệp thường phải đối mặt với môi trường nhiều biến động. Và để đối phó với những biến động ấy, hơn ai hết, doanh nghiệp cần một đội ngũ nhân viên chăm học hỏi, sẵn sàng học hỏi để nắm giữ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nguồn nhân lực tốt chính là vũ khí giúp doanh nghiệp chiến thắng các đối thủ của mình trong kỉ nguyên số và đó là thứ vụ khí nhận sức mạnh từ bên trong.
Khả năng học hỏi của nhân viên giúp doanh nghiệp tiết kiêm chi phí đào tạo
Với năng lực tự học tốt thì các nhân viên trong doanh nghiệp có thể dễ dàng học hỏi, nâng cao kiến thức, kĩ năng chuyên môn. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp có thể tiết kiệm khoản chi phí khổng lồ cho đào tạo. Với khoản chi phí này, doanh nghiệp có thể đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác mang đến nguồn lợi nhuận cho công ty.
Khả năng học hỏi của nhân viên dễ thích ứng với mọi thay đổi của doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp khi bắt buộc phải thay đổi để thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh, công nghệ… thì nhân viên lại gặp khó vì không có khả năng học hỏi. Trong khi đó, các doanh nghiệp thúc đẩy nhân viên luôn học tập sẽ dễ dàng vượt qua tình trạng này. Nhờ vậy mà dù khó khăn, các doanh nghiệp có nhân viên có khả năng học hỏi cao cũng nhanh chóng vượt qua, thay vì đối mặt với các khủng hoảng thậm chí thay máu nhân sự.
Quỳnh Anh
Tin liên quan:
- NamiTech- FUNiX hợp tác chiến lược ứng dụng ChatGPT trong giáo dục
- FUNiX mở rộng hợp tác tại Nhật, thêm cơ hội việc làm cho học viên
- Xây dựng văn hóa học tập: Biến suy thoái thành cơ hội
- Chuyện nữ sinh học trực tuyến để tốt nghiệp đại học sớm
- CEO INNOCOM đánh giá cao ý nghĩa cuộc thi ChatGPT Hackathon
Bình luận (0
)