Decentraland (MANA) là gì? Nó có giống với Metaverse không? | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Decentraland (MANA) là gì? Nó có giống với Metaverse không?

Chia sẻ kiến thức 09/02/2022

Decentraland đã thu hút được nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây. Nhưng MANA là gì và nó hoạt động như thế nào?

Decentraland (MANA) là một nền tảng thực tế ảo được hỗ trợ bởi chuỗi khối Ethereum. Nó cho phép người dùng tạo, trải nghiệm và kiếm tiền từ nội dung và ứng dụng. Nó dựa trên khái niệm metaverse từ cuốn sách Snow Crash của Neal Stephenson.

Vậy Decentraland là gì và nó hoạt động như thế nào.

1. Decentraland là gì?

Decentraland là một nền tảng thực tế ảo được hỗ trợ bởi công nghệ blockchain, nơi người dùng có thể tạo, trải nghiệm và kiếm tiền từ nội dung và ứng dụng. Tuy nhiên, nó không đơn giản như vậy.

Decentraland là một trong những dự án đầu tiên xây dựng một thế giới mới — một mạng internet phi tập trung. Không giống như các không gian trực tuyến truyền thống như Facebook hay Twitter, ở Decentraland, mọi người sẽ thực sự sở hữu tài sản kỹ thuật số của họ. Và giống như bất kỳ nền tảng thực tế ảo (Virtual reality, hay VR) nào khác, bạn có thể khám phá và giao tiếp với mọi người từ khắp nơi trên thế giới và đắm mình trong trải nghiệm VR xã hội. Nhưng điều làm cho dự án này trở nên mang tính cách mạng hơn nữa là việc sử dụng công nghệ blockchain trong mọi thứ, từ mua đất đến thực hiện giao dịch trên chính nền tảng.

Mục tiêu của Decentraland là tạo ra một hệ thống mã nguồn mở để người dùng xây dựng bất cứ thứ gì họ muốn trong không gian ảo phi tập trung này, cho dù đó là cửa hàng ảo, sòng bạc trực tuyến, nền tảng truyền thông xã hội hay bất cứ thứ gì khác mà bạn có thể tưởng tượng.

2. Decentraland hoạt động như thế nào?

Dự án Decentraland (MANA) nhằm mục đích tạo ra một không gian chia sẻ ảo thuộc sở hữu của cư dân và không ai khác có thể kiểm soát. Không giống như các nền tảng truyền thông xã hội truyền thống, trên Decentraland, bạn sẽ sở hữu nội dung kỹ thuật số của mình. Điều đó có nghĩa là nếu bạn tạo hình đại diện trên Decentraland, bạn có thể bán hoặc tặng cho người dùng khác.

Đây là một nền tảng phi tập trung được xây dựng bằng công nghệ blockchain, cho phép tạo ra các vùng đất thực tế tăng cường, nơi người dùng có thể mua, giao dịch hoặc thuê các mảnh đất. Các tài sản kỹ thuật số, như đất đai, được lưu trữ dưới dạng NFT (mã thông báo không thể thay thế) trên chuỗi khối Ethereum.

>> BÀI LIÊN QUAN: Bạn thực sự sở hữu cái gì khi mua một NFT?

Là một nền tảng thực tế ảo phi tập trung, Decentraland cho phép người dùng tạo thế giới VR của riêng họ, kiếm tiền từ nội dung và thậm chí kiếm được token (mã thông báo) Decentraland bằng cách lưu trữ (host) những người dùng khác trong thế giới VR của họ.

Decentraland chạy blockchain của riêng mình, được gọi là Ethereum Aland và cho phép người dùng thực hiện các giao dịch tùy chỉnh trên blockchain. Điểm độc đáo là quyền sở hữu nội dung hoàn toàn an toàn và có khả năng chống kiểm duyệt — không ai có thể thay đổi hoặc kiểm duyệt nội dung bên trong Decentraland vì nó được xây dựng trên mạng ngang hàng với mật mã mạnh.

Dưới đây là một số điều bạn có thể làm ở Decentraland: Đó là nơi để hẹn hò, mua hoặc bán hàng hóa và sử dụng tiền điện tử để bước vào thế giới VR, nơi bạn có thể bỏ phiếu về cách thế giới được xây dựng.

Decentraland thúc đẩy các kiểu tạo giá trị mới trong thế giới thực ngoài tiền bạc và thị trường, như chia sẻ không gian trực tuyến trong VR với bạn bè của bạn và tương tác với họ ở đó theo những cách mới.

3. Lợi ích của việc khiến thực tế ảo trở nên phi tập trung

Thực tế ảo phi tập trung có rất nhiều lợi ích, bao gồm:

3.1 Sự tự do

Thực tế ảo là một trải nghiệm nhập vai và tương tác. Công nghệ ngày càng tiến bộ làm gia tăng nhu cầu về những cách tốt hơn để quản lý nội dung được tạo ra. Trong không gian của Decentraland, người dùng sở hữu tài sản kỹ thuật số của họ, họ có quyền sở hữu hoàn toàn và tự do làm bất cứ điều gì họ muốn với chúng — từ giao dịch đến bán hoặc giữ chúng mãi mãi.

3.2 Quyền sở hữu

Decentraland sử dụng công nghệ blockchain trong mọi thứ, từ mua đất đến thực hiện các giao dịch trên chính nền tảng. Đó là một cách tiếp cận mang tính cách mạng vì nó mang lại cho người dùng những gì họ xứng đáng – quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số của họ mà không phải lo lắng về việc một công ty tập trung kiểm soát tất cả hoặc tính một mức giá quá đắt cho các mặt hàng.

Nói cách khác, Decentraland dân chủ hóa thực tế ảo bằng cách giúp mọi người có thể sử dụng nó đồng thời đảm bảo rằng mọi người có toàn quyền sở hữu đối với các sản phẩm sáng tạo của họ.

3.3 Sự riêng tư

Thực tế ảo của Decentraland được thiết kế để hoàn toàn riêng tư. Trên Decentraland, bạn hoàn toàn có quyền tự do đối với trải nghiệm của mình — không ai khác có thể kiểm soát những gì bạn đang làm bên trong VR. Điều này hoàn toàn trái ngược với metaverse, vốn vẫn rất phụ thuộc vào các máy chủ và công nghệ tập trung.

>> BÀI LIÊN QUAN: Metaverse và Thực tế ảo: 6 điểm khác biệt

4. Decentraland có giống với Metaverse không?

Câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này là: Decentraland là một loại dự án metaverse như Sandbox, Enjin, Bloktopia và Star Atlas. Do đó, nó không phải metaverse, nhưng chắc chắn có liên quan. Mặc dù ý tưởng về metaverse và Decentraland giống nhau về nhiều mặt, cụ thể là chúng đều là nền tảng thực tế ảo, nhưng cần lưu ý một số điểm khác biệt chính giữa hai nền tảng này.

Điểm khác biệt đầu tiên là metaverse vẫn là một khái niệm, mà một số người, như CEO của Meta, Mark Zuckerberg, tin rằng có thể mất 10 năm nữa trước khi nó thành hiện thực. Tuy nhiên, không có một quan điểm thống nhất về metaverse là gì hoặc nó sẽ như thế nào. Đối với nhiều người, metaverse là một hệ sinh thái ảo trong đó các thế giới ảo khác nhau sẽ hoạt động. Trong metaverse, người dùng sẽ truy cập vào nhiều dịch vụ và ứng dụng đa dạng, phục vụ cho nhiều mục đích. Vì vậy, Decentraland giống như một “bản xem trước” của hệ sinh thái metaverse lớn hơn sẽ xuất hiện trong tương lai. 

Một điểm khác biệt nữa là metaverse sẽ dựa trên một hệ thống máy chủ tập trung. Điều này có nghĩa là toàn bộ thế giới ảo tồn tại trực tuyến thông qua một hệ thống máy tính duy nhất. Mặt khác, Decentraland dựa trên một hệ thống sổ cái phân tán, có nghĩa là nó sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ thông tin trên một mạng lưới các máy tính phi tập trung chứ không phải một máy chủ duy nhất. Điều này cho phép tăng cường bảo mật và độ tin cậy của việc lưu trữ dữ liệu cho người dùng.

Tóm lại, mặc dù Decentraland có thể được coi là metaverse theo một số cách, nhưng cũng có những điểm khác biệt chính. Metaverse vẫn là một khái niệm cần được xây dựng, trong khi Decentraland là “hiện thân” phổ biến đầu tiên của ý tưởng đó.

5. Decentraland không giống với Metaverse

Mặc dù Decentraland là một dự án metaverse, nhưng nó vẫn có một số khác biệt rõ ràng so với ý tưởng về metaverse như được hình dung bởi những người như Mark Zuckerberg.

Nói chung, khi nói đến Decentraland, vẫn còn rất nhiều điều để khiến chúng ta hào hứng. Chúng tôi biết rằng các nhà phát triển và người sáng tạo nội dung đã sẵn sàng tham gia và chúng tôi có thể mong đợi sẽ thấy nhiều hoạt động hơn khi nền tảng phát triển. Nếu bạn muốn tham gia với MANA, hiện tại là một thời điểm tốt.

 

Vân Nguyễn

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/what-is-decentraland-mana-metaverse/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!