Hướng dẫn tự học lập trình PLC cơ bản cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn tự học lập trình PLC cơ bản cho người mới bắt đầu

Chia sẻ kiến thức 14/09/2023

Lập trình PLC cơ bản là một công việc khá mới lạ trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Công việc này chỉ mới xuất hiện khi trí tuệ nhân tạo trở thành tiêu điểm của toàn xã hội. Vậy lập trình PLC là công việc như thế nào? Sau đây FUNiX sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi trên.

Hướng dẫn tự học lập trình PLC cơ bản cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn tự học lập trình PLC cơ bản cho người mới bắt đầu (Nguồn ảnh: internet)

1. Một số thông tin phổ biến về lập trình PLC cơ bản

PLC hay Programmable Logic Controller là thiết bị điều khiển cho phép lập trình viên thực hiện thuật toán điều khiển logic. Đó là những thuật toán được thực hiện bằng một số ngôn ngữ lập trình cụ thể. Lập trình PLC cơ bản từ rất lâu đã trở thành một cụm từ quen thuộc trong ngành tự động hóa. 

Ngày nay, ngành lập trình PLC cơ bản đã trở nên phổ biến trong nền công nghiệp. Nhiều công ty khắp toàn quốc đều dựa vào khoa học công nghệ của lập trình PLC. Kỹ năng lập trình PLC sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng khi ứng tuyển việc làm. Vì thế nên học lập trình PLC cơ bản là rất quan trọng nếu bạn đang muốn thử thách lĩnh vực IT.

PLC được cải tiến để có thể hoàn toàn tin cậy trong lĩnh vực công nghiệp hiện đại. Nó có thể giao tiếp được với các thiết bị điện tử thông minh khác như: Máy tính, một số Module mở rộng,… Thiết bị lập trình PLC trên thị trường có giá cả vừa phải và phù hợp. Bởi những nhà phát hành luôn tạo cơ hội cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tiếp cận.

>>> Xem thêm: Lập trình game học ngôn ngữ nào đáp ứng xu thế phát triển hiện nay

2. Hướng dẫn tự học lập trình PLC cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn tự học lập trình PLC cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn tự học lập trình PLC cho người mới bắt đầu (Nguồn ảnh: internet)

Bạn hãy bắt đầu tham gia vào ngành lập trình PLC cơ bản với những bước sau:

2.1. Chuẩn bị kiến thức liên quan đến lập trình PLC cơ bản

Bạn có thể tự chuẩn bị trước một số kiến thức chuyên ngành lập trình PLC cơ bản như:

  • Tìm hiểu về hệ thống điện, các công thức toán học, đơn vị đo dòng điện, công suất, điện áp,…
  • Thiết bị điện công nghiệp trong lập trình PLC hiện nay như: Relay, Timer, Switch, Aptomat, Counter, Contactor, Sensor, Encoder,… Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, cấu tạo cũng như việc thực hành đấu nối các thiết bị đó.
  • Tìm hiểu và quan sát thực tiễn càng nhiều cơ cấu thiết bị tự động càng tốt.

2.2. Chuẩn bị dụng cụ học thực tế cho ngành 

  • Về PLC: Tùy thuộc vào công việc hiện tại hoặc tương lai của bạn để có sự lựa chọn phù hợp. Một số hãng phát triển phần mềm lập trình PLC bạn có thể chọn như: Siemens, Delta, Mitsubishi, Omron, Keyence, LS,…
  • Về HMI: Bạn nên chọn các loại phổ thông, dễ cài đặt như Delta, Mitsubishi, Omron, Proface,… Những loại này đều có giao thức ngôn ngữ tiếng anh cài đặt sẵn rất tiện dụng.
  • Chọn biến tần, động cơ ba pha, động cơ Step, Driver và Servo.
  • Một số thiết bị kèm theo khác như: Switch, Relay, Sensor, Contactor, đèn báo và nguồn điện 24VDC.

2.3. Bắt đầu thực hiện lập trình PLC cơ bản

  • Biết được cách đấu nối Input và Output cho PLC.
  • Hiểu các Devices của hệ thống PLC như: Relay, Counter, Timer, Input, Output,…
  • Đọc và hiểu ý nghĩa các ký hiệu NC, NO, Coil,… trong PLC.
  • Thực hiện các thao tác cơ bản với phần mềm liên quan đến lập trình PLC.
  • Tự tạo, giả lập các bài toán, thuật toán đơn giản để thực hành lập trình PLC cơ bản.
  • Xử lý được các tín hiệu số và điều khiển được biến tần.
  • Điều khiển được các động cơ Servo, Step,…
  • Biết về thuật ngữ truyền thông công nghiệp.
  • Thực hiện các mệnh lệnh đơn giản như so sánh, chuyển đổi các dữ liệu. Đồng thời biết tạo các lệnh thực hiện phép toán cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia số liệu,…
  • Tìm hiểu về các kiểu dữ liệu có liên quan ngành như: Double Word, số thực, Word, Bit, Byte, số BCD,…
  • Tìm hiểu và học cách viết lệnh đơn giản như Relay, Timer và Counter để xuất ra Output.
  • Nâng cao kỹ năng lập trình PLC cơ bản của bản thân bằng các lệnh cao cấp hơn.

>>> Đọc thêm: Lập trình nhúng trên Linux là gì? Cơ hội việc làm cho ngành lập trình nhúng

2.4. Thực hiện công tác thiết kế giao diện HMI 

Tại sao nên học công nghệ thông tin? Cơ hội việc làm đa dạng 
(Nguồn ảnh: internet)

Để có thể thực hiện thiết kế giao diện HMI, lập trình viên cần phải:

  • Quan sát thật nhiều các giao diện HMI đã có sẵn. Bên cạnh đó, bạn phải nghiên cứu các thành phần của một giao diện HMI một cách kỹ lưỡng.
  • Thực hành tạo thiết kế trên phần mềm giao diện HMI có sẵn.
  • Khai báo để tạo một Project mới có kết nối với hệ thống lập trình PLC có sẵn.
  • Tạo ra nhiều trang trong giao diện thiết kế.
  • Thiết kế một số giao diện sau: Nút bấm, Text, Đèn hiển thị, SW chuyển trang,…
  • Chú ý các thành phần thiết kế như Line, bảng,…
  • Thiết kế giao diện động, giao diện hiển thị dữ liệu, báo lỗi, cảnh báo xâm nhập,…
  • Thực hiện công tác kết nối với hệ thống PLC để bắt đầu điều khiển một bài toán thực tế.

Trên đây là toàn bộ những gì FUNiX muốn chia sẻ đến bạn về lập trình PLC cơ bản. Đây là một ngành nghề khá mới lạ và khá thú vị trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Hy vọng các thông tin trên bài viết được chia sẻ bởi chúng tôi đã giúp ích được cho bạn. Và nếu bạn muốn theo đuổi ngành lập trình PLC này, hãy đừng ngần ngại mà bắt đầu ngay hôm nay!

Đăng ký khóa học lập trình FUNiX tại đây:

>>> Tham khảo chuỗi bài viết liên quan:

Lập trình nhúng trên Linux là gì? Cơ hội việc làm cho ngành lập trình nhúng

Xe ô tô tự lái là gì? Xe ô tô tự lái hoạt động như thế nào

Làm thế nào để trở thành một chuyên viên bán ô tô

Tìm hiểu về cách để trở thành một thợ máy Diesel chuyên nghiệp

Lập trình nhúng là gì? Ưu nhược điểm của ngôn ngữ lập trình nhúng

Nguyễn Cúc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!