Lập trình nhúng là làm gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- 4 ứng dụng của lập trình nhúng trong công nghiệp - Hỗ trợ tự động hóa
- Học lập trình nhúng online: Nên hay không nên? Câu trả lời ngay bên dưới
- Lập trình nhúng dùng ngôn ngữ gì? 3 ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay
- Lập trình nhúng ở Việt Nam có những cơ hội nghề nghiệp gì?
- Học lập trình nhúng Hải Phòng ở đâu tốt?
Table of Contents
Lập trình nhúng hiện đang là mối quan tâm và lựa chọn của nhiều người muốn làm quen với môi trường lập trình. Vậy, lập trình nhúng là làm gì và tại sao nó lại là hot như vậy? Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức về chủ đề này nhé!
1. Lập trình nhúng là làm gì?
Thuộc lĩnh vực lập trình máy tính, vậy lập trình nhúng là làm gì? Lập trình nhúng tập trung vào việc phát triển các phần mềm cho hệ thống nhúng. Hệ thống nhúng hiểu đơn giản là các hệ thống có khả năng tự quản lý và được nhúng vào một môi trường hay một hệ thống mẹ nào đó. Các hệ thống này giúp phục vụ giải những bài toán phức tạp cho các lĩnh vực đòi hỏi sự tính toán cao và chuẩn xác như: công nghiệp, truyền tin, tự động hóa…
Sáng tạo và phát triển phần mềm để điều khiển các hệ thống nhúng chính là công việc của một kỹ sư lập trình. Công việc này đòi hỏi người lập trình cần có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng chuyên môn cao về cả phần mềm và phần cứng. Do đó, các kiến thức về máy tính, ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, các kỹ thuật lập trình nhúng… phải được các lập trình viên am hiểu một cách chính xác và sâu sắc.
>>> Xem thêm bài viết: Học lập trình nhúng là gì? Tìm hiểu về lập trình nhúng
2. Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Với công việc đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao, thì cơ hội việc làm của ngành này cũng khá rộng. Dưới đây là cơ hội việc làm sau ra trường của người học lập trình nhúng:
2.1. Kỹ sư phát triển phần mềm nhúng
Kỹ sư phát triển phần mềm nhúng (Embedded Software Engineer) là người có khả năng xây dựng và phát triển hệ thống nhúng nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng. Một người lập trình viên giỏi sẽ có thể làm việc với nhóm để phát triển các sản phẩm phần mềm cho các sản phẩm nhúng như: ứng dụng (trên web, máy tính, điện thoại di động), chương trình cơ sở, hệ điều hành… Đồng thời, kỹ sư phát triển phần mềm nhúng còn có thể đảm nhiệm công việc viết code, test code, viết requirement, document cho sản phẩm công nghệ.
>>> Xem thêm bài viết: Kỹ sư lập trình nhúng là gì? Yêu cầu và kỹ năng cần có
2.2. Nhà thiết kế bo mạch
Nhà thiết kế bo mạch hay còn được gọi là PCB Design, Test Board là người am hiểu chuyên sâu về phần cứng của các thiết bị công nghệ cao. Một nhà thiết kế bo mạch giỏi sẽ biết cách thiết kế và tạo ra những bo mạch mang đến khả năng xử tốt cho thiết bị. Công việc này sẽ được thực hiện kết hợp với nhiều bộ phận khác theo một quy trình nhất định, nhằm tạo ra những sản phẩm có hiệu suất và chất lượng tốt.
2.3. Kỹ sư thử nghiệm phần mềm nhúng
Kỹ sư thử nghiệm phần mềm nhúng là người chịu trách nhiệm đảm bảo về chất lượng phần mềm cho các hệ thống nhúng. Bao gồm các công việc như:
- Xây dựng kế hoạch thử nghiệm: Kỹ sư thử nghiệm phần mềm nhúng cần làm việc với các kỹ sư phát triển phần mềm để lên kế hoạch thử nghiệm, kịch bản thử nghiệm, cùng các tiêu chí thử nghiệm kèm theo để tạo ra được phần mềm hoàn chỉnh.
- Thực hiện thử nghiệm: Kỹ sư thử nghiệm phần mềm nhúng là người tiến hành thử nghiệm thông qua việc sử dụng công cụ và kỹ thuật, nhằm thực hiện đúng theo kế hoạch đã đặt ra.
- Phân tích kết quả thử nghiệm: Kỹ sư thử nghiệm phần mềm nhúng tiếp tục các bước phân tích dựa theo kết quả thu được sau thử nghiệm, từ đó xác định được chất lượng phần mềm cũng như các lỗi phát sinh.
- Gửi báo cáo thử nghiệm: Kỹ sư thử nghiệm phần mềm nhúng gửi kết quả thử nghiệm cho các kỹ sư phát triển phần mềm để thực hiện các công đoạn cuối cùng hoặc khắc phục lỗi phát sinh.
>>> Xem thêm bài viết: Từ A-Z lộ trình trở thành kỹ sư lập trình ứng dụng phần mềm
2.4. Kỹ sư bảo trì phần mềm nhúng
Kỹ sư bảo trì phần mềm nhúng là người chịu trách nhiệm trong việc nâng cấp cũng như bảo trì các phần mềm cho các hệ thống nhúng. Bao gồm các nhiệm vụ như sau:
- Xác định các vấn đề cần bảo trì: Kỹ sư bảo trì phần mềm nhúng cần xác định những vấn đề phát sinh có thể là lỗi từ việc phân tích dữ liệu, đánh giá chất lượng hoặc cũng có thể là lỗi đến từ người dùng.
- Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp: Kỹ sư bảo trì phần mềm nhúng sau khi tìm ra vấn đề sẽ phải phân tích để tìm hiểu nguyên nhân xảy ra lỗi, đồng thời tìm ra các phương pháp để xử lý.
- Thực hiện bảo trì: Kỹ sư bảo trì phần mềm nhúng phải tiến hành sửa chữa những lỗi đã được xác định trước đó bằng cách thực hiện các thay đổi cần thiết hoặc nâng cấp.
- Thử nghiệm và kiểm tra: Kỹ sư bảo trì phần mềm nhúng phải thử nghiệm và kiểm tra lại sau khi đã thực hiện bước bảo trì nhằm đánh giá lại chất lượng trước khi triển khai phần mềm quay trở lại hệ thống.
>>> Xem thêm bài viết: Khám phá ứng dụng lập trình nhúng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
3. Gợi ý khóa học lập trình nhúng của FUNiX
Nếu muốn biết thêm lập trình nhúng là làm gì, bạn có thể tham khảo khóa học lập trình nhúng IOT với LUMI của FUNiX.
Khi lựa chọn khóa học lập trình nhúng tại FUNiX, học viên sẽ được tiếp cận với chương trình học bài bản, các môn học được sắp xếp rõ ràng và hợp lý:
- C Programing (Lập trình C)
- Introduction to IoT and Embedded C for Microcontroller (Tổng quan về IoT và lập trình C nhúng cho vi điều khiển)
- Advance Embedded C for Microcontroller (Lập trình C nhúng cho vi điều khiển nâng cao) Wireless Network Protocol (Mạng truyền thông không dây)
- Thực tập làm sản phẩm IoT tại doanh nghiệp hoặc Final Project (thay thế việc thực tập) (Đồ án cuối khóa).
Khi hoàn thành khóa học lập trình nhúng, cơ hội nghề nghiệp của học viên trong tương lai sẽ khá rộng mở. Theo đó, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc như: Firmware Engineer, Embedded Software Engineer… Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng vốn kiến thức có được để trải nghiệm công việc thuộc phòng nghiên cứu và phát triển của một số công ty như Samsung, LG, Panasonic, Viettel, FPT…
Với chương trình học được phát triển bởi FUNiX, học viên sẽ được trải nghiệm môi trường học tập lý thú:
- Học viên sẽ có thể chủ động trong việc học tập, không bị rào cản về thời gian và địa điểm xa gần với hình thức online 100%
- Mỗi học viên sẽ có Hannah đồng hành trong xuyên suốt khóa học tại FUNiX, họ theo dõi xuyên suốt tiến trình học và giúp học viên giải đáp những thắc mắc nếu có.
- Đội ngũ hơn 5000+ Mentor sẵn sàng hỗ trợ hỏi đáp 1-1 mỗi khi học viên cần .
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi lập trình nhúng là làm gì, cũng như các cơ hội việc làm sau ra trường, từ đó giúp học viên có góc nhìn đa chiều và vững tin hơn với lựa chọn của mình.
Nếu bạn mong muốn thử sức ở lĩnh vực lập trình nhúng và trải nghiệm khóa của FUNiX thì có thể đăng ký tại:
>>> Xem thêm một số bài viết tại:
Trở thành thực tập sinh lập trình nhúng bắt đầu từ đâu?
Lộ trình học lập trình nhúng từ A tới Z tại FUNiX
Lập trình nhúng IoT và những điều cần biết cho tương lai
Tìm hiểu từ A-Z về việc làm lập trình nhúng chi tiết nhất
Nguyễn Thị Ngọc Hân
Bình luận (0
)