Linux cho người mới bắt đầu: Môi trường desktop là gì?
Giả sử bạn muốn sử dụng Ubuntu. Nhưng có đến tám bản phân phối chính thức của Ubuntu, tất cả đều có giao diện và hoạt động khác nhau. Trong phần lớn các trường hợp, điều đó liên quan đến môi trường desktop mà mỗi bản phân phối đang sử dụng. Vậy môi trường desktop thực chất là gì?
- Cách cài đặt KDE Plasma trên Ubuntu
- 9 điều bạn nên biết trước khi chuyển sang Window Manager trên Linux
- Cách kiểm tra môi trường desktop đang sử dụng trên Linux
Table of Contents
Một trong những lợi thế khác biệt nhất của Linux so với Windows và macOS cũng có thể là một trong những trở ngại lớn nhất cho người mới bắt đầu. Linux nổi bật về quyền tự do lựa chọn cho người dùng, nhưng quá nhiều lựa chọn lại có thể khiến người dùng bị “ngợp”.
Giả sử bạn muốn sử dụng Ubuntu. Nhưng có đến tám bản phân phối chính thức của Ubuntu, tất cả đều có giao diện và hoạt động khác nhau. Trong phần lớn các trường hợp, điều đó liên quan đến môi trường desktop mà mỗi bản phân phối đang sử dụng.
Hãy tưởng tượng nếu Windows 11 có bảy phiên bản khác nhau để bạn lựa chọn. Nhưng thay vì những phiên bản đó được điều chỉnh cho phù hợp với người dùng chuyên nghiệp hoặc gia đình, chúng được điều chỉnh để phù hợp với cả độ tuổi của phần cứng PC của bạn và giao diện mà bạn muốn sử dụng trên desktop của mình. Bạn có một bộ vi xử lý Pentium cũ và muốn một thứ gì đó giúp chiếc máy tính cũ của bạn “sống lại”? Bạn có một chiếc PC hiện đại và thích tùy chỉnh màn hình nền liên tục? Bạn thích sự tối giản của macOS không? Luôn có một môi trường desktop phù hợp với mỗi sở thích và yêu cầu của bạn.
1. Vậy Môi trường desktop là gì?
Trước khi bạn có thể hiểu chính xác môi trường desktop là gì, chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về cốt lõi của bất kỳ hệ điều hành nào. Windows 10, Linux và macOS đều có một thứ gọi là kernel (hạt nhân). Kernel là thứ trực tiếp điều khiển phần cứng của bạn và chuyển các lệnh được đưa ra từ một phần mềm thành thứ mà phần cứng có thể hiểu và hành động dựa trên đó. Nó cũng quản lý các tài nguyên phần cứng đó một cách thông minh (chẳng hạn như quản lý bộ nhớ) cho các phần mềm khác nhau mà bạn sẽ sử dụng.
Vì vậy, hạt nhân là động cơ, là bộ não của hệ điều hành của bạn. Theo một nghĩa nào đó, nó là hệ điều hành. Nó hoạt động như một trình biên dịch và trung gian giữa phần mềm và phần cứng, nhưng người mới bắt đầu không phải lo lắng quá nhiều về nó. Tất cả hành động của chúng ta xảy ra với giao diện đồ họa người dùng, đó chính là môi trường desktop. Trình quản lý tệp của bạn, cửa sổ, màn hình đăng nhập, các menu khác nhau, con trỏ chuột, tất cả những thứ đó.
2. Quyền tự do lựa chọn
Đây là điều tôi yêu thích về khái niệm môi trường desktop trên hệ điều hành Linux: chúng theo mô-đun. Các trình quản lý desktop duy nhất trong Windows và macOS được liên kết chặt chẽ với chính hệ điều hành. Bạn không thể gỡ cài đặt của nó và cài đặt một cái khác phù hợp với sở thích của bạn, hoạt động theo một cách nhất định, hoặc chạy tốt hơn trên phần cứng cũ hơn. Lựa chọn đó không nằm trong tầm tay của bạn.
Có ít nhất 12 môi trường desktop được hỗ trợ chính thức cho Linux và nếu bạn không thích bất kỳ môi trường nào trong số đó, bạn có thể kết hợp chúng để tạo ra môi trường của riêng mình – mặc dù điều đó đòi hỏi một mức độ chuyên môn kỹ thuật nhất định. Tuy nhiên, các tùy chọn có sẵn rất đa dạng và đủ linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của hầu hết mọi người.
(Điều thực sự thú vị là bạn có thể cài đặt nhiều môi trường desktop một cách dễ dàng và chọn giữa các môi trường khác nhau khi bạn đăng nhập. Chúng không gắn chặt với bản phân phối Linux mà chúng đi kèm).
Giả sử bạn muốn cài đặt Ubuntu, một trong những bản phân phối Linux phổ biến nhất hiện có. Ubuntu đi kèm với Môi trường desktop Gnome, có giao diện hấp dẫn và quy trình làm việc trực quan. Nó được sắp xếp hợp lý và đẹp mắt, giữ cho các cửa sổ và menu nằm ngoài tầm mắt của bạn cho đến khi bạn cần chúng.
Nhưng Ubuntu có một loạt các phiên bản khác nhau, mỗi phiên bản lại có một môi trường desktop riêng. Kubuntu sử dụng KDE Plasma, bóng bẩy, hào nhoáng và có khả năng tùy biến cao. Nó cũng có cảm giác quen thuộc hơn với người dùng Windows. Mặt khác, Xubuntu sử dụng môi trường desktop Xfce. Xfce nhẹ nhưng vẫn rất mạnh mẽ và nó hoàn hảo để thổi luồng sinh khí mới vào các máy tính cũ. Nó có thể chạy trên 1GB RAM và CPU 700MHz.
Nhiều bản phân phối Linux đi kèm với các biến thể, mỗi cái lại có một vài môi trường desktop khác nhau để bạn lựa chọn. Vì vậy, nếu bạn đang cân nhắc về Ubuntu hoặc Mint chẳng hạn, hãy tìm hiểu sâu hơn một chút về các phiên bản có sẵn để xem cái nào phù hợp với sở thích của bạn. Và nếu bạn không chắc chắn về những gì mình muốn, hãy theo dõi hướng dẫn đơn giản sẽ chỉ cho bạn cách kiểm tra các bản phân phối Linux mà không cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào trên PC hiện tại.
Đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mục tiêu của tôi với bài viết này là giải thích những thuật ngữ cơ bản về môi trường desktop là gì và cho bạn thấy rằng có rất nhiều sự lựa chọn trong Linux. Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào các môi trường desktop phổ biến nhất trong các bài viết tiếp theo.
Dịch từ: https://www.forbes.com/sites/jasonevangelho/2018/09/17/linux-for-beginners-whats-a-desktop-environment/?sh=29f94cf71b0a
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:
>>> Xem thêm bài viết:
Đại học trực tuyến? Tại sao nên chọn học đại học trực tuyến thay vì đại học offline?
5 điều có thể bạn chưa biết về học lập trình trực tuyến FUNiX
Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn
FUNiX đào tạo lập trình trực tuyến cung cấp nhân sự tập đoàn FPT
5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX
Vân Nguyễn
Bình luận (0
)