Lợi ích của Blockchain so với Tài chính truyền thống

Lợi ích của Blockchain so với Tài chính truyền thống

Chia sẻ kiến thức 30/03/2022

Công nghệ blockchain hiện được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau như quản lý chuỗi cung ứng, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, truyền thông và quảng cáo,... Hãy tìm hiểu những lợi ích của Blockchain.

Những lợi ích của Blockchain so với Tài chính truyền thống

  1. Đáng tin cậy : Blockchain là bất biến và tự động hóa các giao dịch đáng tin cậy giữa các đối tác không cần biết gì về nhau. Giao dịch chỉ được thực hiện khi các điều kiện được lập trình được đáp ứng bởi cả hai bên.
  2. Không thể ngăn cản : Khi các điều kiện được lập trình trong một giao thức blockchain được đáp ứng, ta không thể hoàn tác, thay đổi hoặc dừng giao dịch đã bắt đầu. Nó sẽ được thực hiện và không điều gì – kể cả ngân hàng, chính phủ hoặc bên thứ ba – có thể ngăn chặn nó.
  3. Bất biến : Các bản ghi trên blockchain không thể bị thay đổi hoặc giả mạo – Bitcoin chưa bao giờ bị tấn công. Một block giao dịch mới chỉ được thêm vào sau khi một vấn đề toán học phức tạp được giải quyết và xác minh bằng cơ chế đồng thuận. Mỗi block mới có một khóa mật mã duy nhất do thông tin của block trước đó và khóa được thêm vào một công thức.
  4. Phi tập trung : Không có một thực thể xác định nào duy trì mạng. Không giống như các ngân hàng tập trung, các quyết định trên blockchain được thực hiện thông qua sự đồng thuận nhiều phía. Phi tập trung là điều cần thiết vì nó đảm bảo mọi người có thể dễ dàng truy cập và xây dựng trên nền tảng, đồng thời có nhiều điểm thất bại.
  5. Chi phí thấp hơn : Trong hệ thống tài chính truyền thống, bạn trả tiền cho bên thứ ba như ngân hàng để xử lý các giao dịch. Blockchain loại bỏ các trung gian này và giảm phí, với một số hệ thống còn trả lại phí cho các thợ đào và thợ khai thác.
  6. Ngang hàng (Peer-to-Peer): Các loại tiền điện tử như Bitcoin, cho phép bạn gửi tiền trực tiếp cho bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu trên thế giới mà không cần trung gian như ngân hàng tính phí giao dịch hoặc phí xử lý.
  7. Minh bạch : Các public blockchain là phần mềm mở, vì vậy bất kỳ ai cũng có thể truy cập chúng để xem các giao dịch và mã nguồn. Họ thậm chí có thể sử dụng code để xây dựng các ứng dụng mới và đề xuất các cải tiến. Đề xuất được chấp nhận hoặc bị từ chối thông qua sự đồng thuận.
  8. Chuyển khoản toàn cầu : 2 tỷ người trên toàn cầu không có tài khoản ngân hàng. Bởi vì bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào blockchain để lưu trữ tiền, đó là một cách tuyệt vời để gửi tiền không cần thông qua ngân hàng và tránh được các hành vi trộm cắp có thể xảy ra nếu giữ tiền mặt.

Nhược điểm của Blockchains là gì?

Các public blockchain mã nguồn mở không phải là không có các mối nguy hiểm và thách thức. Dưới đây là danh sách các mối quan ngại hàng đầu:

1.Tác động môi trường

Các mạng lưới blockchain như Bitcoin sử dụng nhiều điện năng để xác thực giao dịch, dẫn đến những lo ngại về môi trường. Ví dụ, Bitcoin tiêu thụ nhiều điện hơn một nước châu Âu vừa và nhỏ, và quá trình khai thác Bitcoin đang đe dọa các mục tiêu biến đổi khí hậu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều người tranh luận rằng Bitcoin tuân theo các tiêu chuẩn môi trường hơn bất kỳ ai và bất cứ thứ gì. Điều này có thể đúng, đặc biệt nếu bạn coi rằng blockchain và Bitcoin là một giải pháp thay thế cho hệ thống tài chính truyền thống sử dụng nhiều điện hơn và có tác động môi trường lớn hơn nhiều.

Một nghiên cứu của Galaxy Digital cho thấy mức tiêu thụ năng lượng của Bitcoin thấp hơn một nửa so với hệ thống ngân hàng truyền thống. Vậy nên nếu có tranh cãi, bạn có thể lý luận rằng Bitcoin thật ra là một bước đi đúng hướng đối với môi trường.

Không ai nói rằng việc thực hiện các bước tiến để giảm lượng khí thải carbon không nên nằm trong chương trình nghị sự (một số trang trại khai thác đã chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo như tấm pin năng lượng mặt trời và Tổng thống El Salvador đang kêu gọi kế hoạch sử dụng năng lượng địa nhiệt (núi lửa) để khai thác Bitcoin ).

Nhưng điều quan trọng là cần phải duy trì một quan điểm công bằng khi xem xét về các mặt chi phí, tác động môi trường và lợi ích của blockchain.

2.Trách nhiệm cá nhân

Một trong những lợi thế quan trọng nhất của blockchain và tiền điện tử cũng là điểm yếu lớn nhất của nó. Khi bạn đầu tư vào các public blockchain mã nguồn mở bằng cách khai thác hoặc mua tiền điện tử và lưu trữ nó trong ví tiền điện tử của mình (ví của bạn giống như tài khoản ngân hàng của bạn, ngoại trừ việc chỉ bạn mới có thể truy cập và có mật khẩu), và chỉ bạn mới kiểm soát tiền của mình.

Bạn là ngân hàng của chính bạn- và điều này thật tuyệt! Nhưng nếu bạn mất các cụm từ hạt giống (seed phrase ) – danh sách các từ cho phép bạn truy cập để khôi phục ví của mình – thì sẽ không có khả năng truy xuất (khác với các ngân hàng nơi bạn có thể đặt lại mật khẩu của mình). Vậy nên, tiền của bạn sẽ bị mất vĩnh viễn.

Không có gì ngạc nhiên khi một phần lớn Bitcoin bị mất vĩnh viễn. Dựa theo một số ước tính, 20% – khoảng 3,7 triệu Bitcoin có thể sẽ bị mất mãi mãi.

  1. Những khó khăn trong giai đoạn đầu

Mặc dù các public blockchain vẫn hiệu quả hơn các hệ thống ngân hàng truyền thống, nhưng việc phân quyền đi kèm với cái giá phải trả là hạn chế khả năng mở rộng. Do đó, việc cố gắng phát triển các mạng lưới blockchain lên công suất toàn cầu là nguyên nhân gốc rễ của sự kém hiệu quả về tốc độ. Đó là lý do tại sao, như chúng ta đã thấy, Bitcoin và Ethereum chỉ có thể xử lý tối đa 7 và 30 giao dịch một giây, trong khi Visa có thể xử lí 24.000 giao dịch.

May mắn thay, các giải pháp đang được xây dựng để cải thiện khả năng mở rộng và tốc độ giao dịch. Ví dụ, Lightning network cho phép các giao dịch xảy ra ngoài blockchain Bitcoin để tăng tốc độ giao dịch. Trên Ethereum, nhiều giải pháp Lớp 2 (L2) sáng tạo đang được phát triển để cải thiện khả năng mở rộng và tốc độ bao gồm rollup, zero-knowledge proofs (ZKP) và sidechain.

  1. Định kiến sai lệch

Một số loại tiền điện tử được sử dụng trong các hoạt động bất hợp pháp. Ví dụ nổi tiếng nhất là Con đường tơ lụa: người ta rửa tiền và mua ma túy trên nền tảng Bitcoin.

Tuy nhiên, điều này không khác gì lắm so với các hoạt động phi pháp liên tục xảy ra sử dụng các loại tiền tệ khác như Đô la.

Định kiến sai lầm rằng tiền điện tử chỉ được sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho các hoạt động bất hợp pháp chỉ làm trì hoãn việc chấp nhận sự hiện diện của tiền ảo, dù điều này có thể mang lại lợi ích to lớn cho tất cả mọi người, bao gồm cả hệ thống tài chính.

Các trường hợp sử dụng Blockchain và Killer Application đầy hứa hẹn

Để có một cuộc thảo luận sâu hơn về các trường hợp sử dụng blockchain thú vị và đột phá nhất vào năm 2021, hãy xem tại đây: Các trường hợp sử dụng công nghệ Blockchain đột phá năm 2021

Công nghệ blockchain hiện được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau như quản lý chuỗi cung ứng, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, truyền thông và quảng cáo, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, du lịch và vận tải, dầu khí và game điện tử.

lợi ích của blockchain

Dưới đây là một số ứng dụng đầy hứa hẹn:

  1. Tiền điện tử : ‘Killer app’ của blockchain ngày nay là tiền internet. Tiền điện tử cho phép chuyển giá trị nhanh hơn và rẻ hơn xuyên biên giới mà không cần có ngân hàng. Bên cạnh Bitcoin và Ethereum, các ví dụ về tiền kỹ thuật số khác bao gồm Polkadot (DOT), NEO, Cardano (ADA), Tether (USDT), Binance Coin (BNB) và Litecoin (LTC).
  2. Hợp đồng thông minh :  Các ứng dụng của Blockchain  là các hợp đồng tự động thực hiện mà không cần trung gian sau khi các điều kiện được ghi vào mã máy tính được đáp ứng.
  3. Ngân hàng phi tập trung : Việc sử dụng công nghệ blockchain cũng đang gia tăng trong lĩnh vực ngân hàng. Nhiều ngân hàng như Barclays, Canadian Imperial Bank và UBS quan tâm đến cách blockchain có thể làm cho hệ thống thanh toán tại văn phòng của họ hiệu quả hơn.
  4. Trò chơi điện tử / Nghệ thuật: Bạn có thể đã nghe đến Crypto Kitties -một trò chơi được khởi chạy trên blockchain Ethereum. Một trong những thú cưng ảo trong trò chơi đã được bán với giá hơn 100.000 USD.
  5. Giao dịch năng lượng ngang hàng : Mọi người mua hoặc bán năng lượng trực tiếp mà không cần trung gian.
  6. Theo dõi chuỗi cung ứng và hậu cần : Blockchain đang được sử dụng để theo dõi nguồn gốc của thực phẩm và kim loại quý. Ví dụ, Walmart và IBM đã làm việc cùng nhau để tạo ra một hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm dựa trên công nghệ sổ cái mã nguồn mở, giúp việc truy tìm thực phẩm bị ô nhiễm trở nên dễ dàng hơn.
  7. Tối ưu hóa quy trình chăm sóc sức khỏe : Blockchain có thể tăng tốc thời gian cần thiết để thanh toán bảo hiểm y tế cho bệnh nhân và lưu trữ, chia sẻ dữ liệu và hồ sơ y tế một cách an toàn.
  8. Nền tảng xử lý bất động sản : Hồ sơ sở hữu tài sản có thể được lưu trữ và xác minh an toàn trên blockchain. Những hồ sơ này không thể bị giả mạo, vì vậy có thể tin tưởng rằng chúng chính xác và dễ dàng xác minh quyền sở hữu tài sản hơn.
  9. Thị trường NFT( Non-Fungible Token): Đây là những thị trường cho phép bạn mua mã token không bán được (NFT): mã thông báo kỹ thuật số của những thứ như tranh và quần áo.
  10. Theo dõi tiền bản quyền nhạc: Blockchain có thể theo dõi các nền tảng phát nhạc và thanh toán ngay lập tức cho những người đã đóng góp tạo ra một bài hát.
  11. Hệ thống theo dõi phòng chống rửa tiền : Các nhà chức trách có thể dễ dàng theo dõi nguồn tiền ban đầu hơn vì mọi giao dịch trên blockchain đều được ghi lại và để lại dấu vết chống giả mạo.
  12. Bảo mật danh tính cá nhân: Các hệ thống lưu trữ danh tính truyền thống không an toàn và bị phân chia. Blockchain cung cấp một cơ sở hạ tầng thống nhất, bất biến và có thể tương tác để bạn có thể lưu trữ và quản lý hồ sơ một cách an toàn và hiệu quả.
  13. Các phương thức phân phối bảo hiểm mới : Ví dụ: bảo hiểm ngang hàng, bảo hiểm tham số và bảo hiểm vi mô.
  14. Chiến dịch quảng cáo tự động: Nhà quảng cáo có thể sử dụng hợp đồng thông minh để tự động hóa các chiến dịch quảng cáo, ví dụ như một đối tượng chỉ được hiển thị quảng cáo khi đáp ứng các tiêu chí cụ thể nào đó.
  • Tìm hiểu khoá học Blockchain chuyên sâu, cam kết đầu ra ngay tại đây

Đọc thêm:

Nguyễn Hải Nam

Dịch từ bài: Blockchain For Beginners: What Is Blockchain Technology? A Step-by-Step Guide

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!