Có nên sử dụng Subdomain hay không? | Học trực tuyến CNTT, học lập trình từ cơ bản đến nâng cao

Có nên sử dụng Subdomain hay không?

Chia sẻ kiến thức 02/01/2022

Một subdomain là một trang web độc lập nằm bên ngoài domain nhưng vẫn được kết nối với nó. Subdomain được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Hãy cùng FUNiX tìm hiểu xem liệu có nên sử dụng Subdomain hay không? trong bài viết dưới đây nhé!

>> Tổng Hợp Những Website Tự Học Lập Trình Miễn Phí Cực Hay

>> Học lập trình ứng dụng mobile hay lập trình web?

Mở rộng web và tổ chức nội dung web

Sử dụng subdomain là để tạo ra các trang web tách biệt với trang web chính. WordPress trên subdomain có thể có cấu hình và thiết kế riêng.

Khi tạo ra chúng thì domain vẫn được giữ nguyên, nên khi khách truy cập sẽ nhận ra đây là cùng một thương hiệu hoặc công ty quen thuộc.

Ngoài ra, chúng còn giúp tiết kiệm tiền cho người dùng vì không cần phải mua và đăng ký nhiều tên miền.

Trên mỗi subdomain nội dung web có thể được phân chia theo từng đối tượng mục tiêu cụ thể hoặc theo nội dung riêng biệt, việc này giúp nâng cao trải nghiệm cho người dùng. 

Ví dụ: blog.example.com là một subdomain có thể được sử dụng để tách các bài đăng trên blog khỏi nội dung của trang web chính.

Nếu có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo, bạn có thể thử sử dụng chúng để thể hiện các kỹ năng khác nhau của mình. Ví dụ một trang dùng để thể hiện tác phẩm của mình như một nghệ sĩ, trang khác thể hiện kỹ năng chụp ảnh và trang thứ ba để giới thiệu khả năng thiết kế web.

Hoặc cũng có thể thiết lập chúng để phục vụ cho các nhóm người cụ thể là khách hàng hoặc người dùng muốn đăng ký tài khoản. Ngoài ra chúng còn có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu người dùng từ các khu vực khác nhau.

Kiểm tra một trang web mới

Một vai trò khác của subdomain là đóng vai trò là cơ sở thử nghiệm hoặc tổ chức cho các trang web mới trên một trang web hiện có.

Tại đây bạn có thể thử nghiệm các tính năng, chủ đề, thiết kế, bố cục, plugin hoặc bản cập nhật mới. Tất cả những thử nghiệm này đều không ảnh hưởng đến trang web chính.

Khi thử các tính năng hoặc bản cập nhật mới trên trang web chính rất dễ xảy ra lỗi dẫn đến người dùng không thể truy cập được. Điều này rất có hại, vì có một số trang web có sứ mệnh quan trọng và luôn phải hoạt động, đối với các trang web kinh doanh thì sẽ bị mất lưu lượng truy cập và lượng khách hàng tiềm năng trong thời gian dừng hoạt động.

Bắt đầu kinh doanh trực tuyến

Sử dụng subdomain là một cách tuyệt vời để xây dựng cửa hàng thương mại điện tử trên trang web.

Cửa hàng sẽ nằm trên một trang web riêng biệt sử dụng cùng một domain để cho mọi người biết rằng đó là một phần của trang web chính. 

Cách này giúp bạn thiết lập được một cửa hàng trực tuyến trong khi vẫn để nguyên trang web WordPress chính.

Ví dụ 1: Trang web In-N-Out Burger chính thức, có một cửa hàng trực tuyến trên subdomain shop.in-n-out.com.

Cửa hàng trực tuyến của In-N-Out Burger trên subdomain
Cửa hàng trực tuyến của In-N-Out Burger trên subdomain.

Ví dụ 2: Trang web chính thức của Porsche có subdomain là shop.porsche.com, bao gồm các mặt hàng của Porsche như kính râm và túi vải thô.

Subdomain shop.porsche.com
Subdomain shop.porsche.com

Nếu đang có ý định kinh doanh trực tuyến thì bạn có thể sử dụng subdomain để thiết lập trang web bán hàng riêng biệt với trang web chính của mình.

Cần xem xét điều gì trước khi cài đặt subdomain?

Mặc dù đem đến rất nhiều lợi ích cho người dùng, tuy nhiên việc sử dụng subdomain có phù hợp với mình hay không thì còn tùy thuộc vào nhiều vấn đề. 

Dưới đây là một số yếu tố chúng ta cần xem xét trước khi quyết định sử dụng chúng:

  • Việc xây dựng các backlink sẽ phát sinh nhiều công việc hơn: Trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm sẽ nhận diện chúng là các trang web riêng biệt. Vậy để cả domain và subdomain đều được xếp hạng cao trên các trang tìm kiếm, bạn cần phải nỗ lực để thu thập cho chúng các backlink chất lượng cao.
  • Nhiều trang tổng quan quản trị: Tất cả các subdomain đều có cài đặt WordPress riêng biệt, nên người dùng phải tốn nhiều thời gian cho việc điều hướng các bảng điều khiển khác nhau để có thể quản lý trang web.
  • Phải thêm nhiều thuộc tính trang web: Bạn phải thêm và xác minh từng subdomain trên Google Search Console. Chúng phải được tùy chỉnh cài đặt và theo dõi hiệu suất web riêng biệt với nhau.

Subdomain so với Subdirectory: Cái nào tốt hơn?

Subdomain là con của domain chính, nằm bên ngoài domain chính. Còn subdirectory (thư mục con) là một phần của domain chính.

Trong một URL, subdirectory sẽ luôn đi theo domain gốc. Ví dụ: /blog là một subdirectory của domain gốc trong URL example.com/blog .

Việc lựa chọn sử dụng subdirectory hay subdomain là phụ thuộc vào nhu cầu của bạn cũng như nền tảng bạn đang sử dụng.

Nếu nội dung bạn muốn làm có liên quan chặt chẽ đến chủ đề chính của domain gốc thì nên sử dụng hệ thống subdirectory. Còn nếu nội dung khác nhiều so với domain gốc, thì trường hợp này nên sử dụng subdomain.

Điều này cho thấy rằng chúng ta nên thiết lập nhiều subdirectory để tận dụng tính năng đa trang của WordPress.

Hãy cùng xem ví dụ về trang web chính thức của New York Giants, một đội bóng chuyên nghiệp của Mỹ. Nó sử dụng các subdirectory có các nội dung như tin tức về đội, video, ảnh, lịch trình, bảng phân công và podcast.

Giao diện của subdirectory Giant.com/video/
Giao diện của subdirectory Giant.com/video/

Còn đối với cửa hàng bán hàng hóa thì họ lại sử dụng subdomain shop.giants.com:

Subdomain shop.giants.com
Subdomain shop.giants.com.

Subdomain và SEO

Các chuyên gia SEO tranh luận về sự ảnh hưởng của các subdomain đối với SEO.

Theo John Mueller, Nhà phân tích xu hướng quản trị trang web tại Google thì việc sử dụng chúng rất phù hợp để xếp hạng trên Google.

Tuy nhiên, như chúng ta đã nói trước đó, mỗi subdomain phải được gửi riêng cho Google Search Console. Chúng được coi như các trang web riêng biệt, nên có thể mất vài ngày để thu thập thông tin và sắp xếp lại nội dung trước khi xếp hạng.

Điều này cho thấy rằng việc sử dụng các subdirectory với nội dung được liên kết chặt chẽ sẽ được ưu tiên hơn và có thể giúp tăng lưu lượng truy cập hơn.

Bài gốc: https://www.hostinger.com/tutorials/install-wordpress-on-subdomain#Installing_WordPress_on_a_Subdomain_Manually

Phạm Thị Thanh Ngọc (theo Hostinger Tutorials)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!