5 nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo & Biện pháp phòng ngừa nguy cơ từ AI

5 nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo & Biện pháp phòng ngừa nguy cơ từ AI

Chia sẻ kiến thức 02/01/2024

Trí tuệ nhân tạo ra đời đã mang đến nhiều bước đột phá cho nhân loại, cải thiện chất lượng cuộc sống và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thế nhưng cũng không thể phủ nhận những nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo mang lại, đòi hỏi cần có biện pháp phòng ngừa nhằm kiểm soát tốt AI, không bị chi phối hoàn toàn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có góc nhìn tổng quan nhất về những vấn đề trên. Mời bạn cùng theo dõi. 

5 nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo & Biện pháp phòng ngừa nguy cơ từ AI (Nguồn: Internet)
5 nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo & Biện pháp phòng ngừa nguy cơ từ AI (Nguồn: Internet)

1. 5 nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo là gì?

Dưới đây là 5 nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo nếu không ứng dụng đúng cách, cụ thể: 

1.1. Gia tăng nguy cơ thất nghiệp 

Thất nghiệp là một trong những nguy cơ do trí tuệ nhân tạo mang lại và đã được nhiều chuyên gia tài chính, các nhà nghiên cứu thị trường chỉ ra. Cụ thể, không khó để nhận ra nhiều vị trí lao động phổ thông đang dần bị thay thế bởi máy móc, tự động hóa, đặc biệt trong những lĩnh vực như tiếp thị, chăm sóc sức khỏe. Theo một báo cáo của McKinsey, vào năm 2023, trí tuệ nhân tạo có thể tự động hóa đến 800 triệu công việc trên toàn thế giới, dẫn đến hàng loạt bất ổn về kinh tế, xã hội. Không chỉ vậy, ngay cả những ngành nghề yêu cầu bằng tốt nghiệp và đào tạo bổ sung sau đại học cũng không tránh khỏi sự thay thế của AI. 

>>> Xem thêm bài viết tại: Ưu điểm và nhược điểm của trí tuệ nhân tạo là gì?

1.2. Rò rỉ dữ liệu – thông tin cá nhân 

Việc người dùng sử dụng công cụ chatbot AI hoặc bộ lọc khuôn mặt AI trực tuyến cũng đồng nghĩa ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã thu thập dữ liệu của bạn. Đã bao giờ bạn thắc mắc, những liệu này sẽ đi về đâu và được sử dụng như thế nào? Theo đó, hệ thống AI thường thu thập dữ liệu cá nhân để tùy chỉnh trải nghiệm người dùng hoặc phục vụ cho mục đích đào tạo các mô hình trí tuệ nhân tạo (thường xảy ra nhất với những công cụ AI miễn phí). 

Do vậy, khả năng thông tin của bạn bị rò rỉ là hoàn toàn có thể xảy ra. Cụ thể đã từng có sự cố xảy ra với ChatGPT khi cung cấp lệnh “cho phép một số người dùng xem tiêu đề từ lịch sử trò chuyện của người dùng đang hoạt động khác”. Tuy ngày nay có rất nhiều điều luật bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng trên môi trường mạng nhưng vẫn có nhiều thành phần xấu lợi dụng kẽ hở, ứng dụng thuật toán của trí tuệ nhân tạo để đánh cắp thông tin người dùng. 

Nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo: Rò rỉ dữ liệu - thông tin cá nhân (Nguồn: Internet)
Nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo: Rò rỉ dữ liệu – thông tin cá nhân (Nguồn: Internet)

1.3. Bất bình đẳng xã hội 

Một nguy cơ khác từ trí tuệ nhân tạo đó là có khả năng dẫn đến đến bất bình đẳng xã hội khi phát triển những ứng dụng, phần mềm đo lường đặc điểm của ứng viên thông qua khuôn mặt, giọng nói mang đậm tính thành kiến chủng tộc, tạo ra những phương thức tuyển dụng phân biệt đối xử. 

Bên cạnh đó, bất bình đẳng kinh tế xã hội còn khoét sâu thêm sâu thêm sự phân chia giàu nghèo, ảnh hưởng đến nhiều mặt khác trong xã hội. Ví dụ, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để phát triển các phương pháp điều trị, giáo dục mới. Tuy nhiên, những phương pháp này lại quá đắt đỏ với những người có thu nhập thấp hoặc trung bình, dẫn đến sự phân tầng trong xã hội ngày càng rõ nét.

Một nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo khác là có khả năng dẫn đến đến bất bình đẳng xã hội (Nguồn: Internet)
Một nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo khác là có khả năng dẫn đến đến bất bình đẳng xã hội (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm bài viết tại: 5 mối lo ngại về sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo)

1.4. Ảnh hưởng đến đạo đức – bản chất của nhân loại 

Nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo, chính trị gia,… đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ của trí tuệ nhân tạo đối với đạo đức – bản chất của nhân loại. Cụ thể trong một cuộc họp ở Vatican năm 2019 với chủ đề “Lợi ích chung trong thời đại kỹ thuật số”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh bảo trí tuệ nhân tạo có thể “truyền bá các ý kiến ​​thiên vị và dữ liệu sai lệch”. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh hậu quả của việc phát AI mà không có sự giám sát hoặc điều phối thích hợp. 

1.5. Nhân tính hóa công cụ – máy móc

Việc sử dụng trợ lý ảo, đặt câu hỏi và nhận về câu trả lời đã trở nên phổ biến, sự tương tác này khiến người cảm thấy gần gũi với trợ lý ảo như những người bạn. Tuy nhiên, việc nhân tính hóa máy móc có thể gây ra những mối nguy hại tiềm ẩn. Bởi lẽ, máy móc suy cho cùng cũng chỉ là công cụ được thiết kế nhằm thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn. Chúng không có cảm xúc hoặc suy nghĩ như con người. Việc nhân tính hóa công cụ – máy móc có thể tạo ra sự phụ thuộc về mặt cảm xúc, dẫn đến những biến chứng về tâm lý trong tương lai.

>>> Xem thêm bài viết tại: Tương lai trí tuệ nhân tạo trong thời đại kỷ nguyên số

2. 4 biện pháp ngừa nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo (AI) 

Dưới đây là 4 biện pháp giúp bạn phòng ngừa nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo (AI), cụ thể: 

2.1. Phát triển & Sử dụng AI có trách nhiệm 

Biện pháp này có tác dụng đảm bảo con người vẫn là chủ thể, có thể kiểm soát được AI và không để trí tuệ nhân tạo xâm chiếm cuộc sống quá nhiều. Biện pháp này bao gồm việc phát triển các nguyên tắc đạo đức trong quá trình sử dụng và nâng cấp trí tuệ nhân tạo. 

Những nguyên tắc đó nhấn mạnh AI chỉ là công cụ phục vụ mục đích sống của con người, không thể chi phối hoàn toàn đời sống và đảm bảo mang đến lợi ích, không gây hại cho nhân loại cũng như môi trường. Cụ thể, việc ứng dụng AI chỉ nên dừng lại ở việc tìm kiếm, xác định mục tiêu người dùng, từ đó gợi ý sản phẩm, dịch vụ phù hợp; không có những hành vi xâm phạm quyền riêng tư, đánh cắp dữ liệu của khách hàng. 

Phát triển & Sử dụng AI có trách nhiệm (Nguồn: Internet)
Phát triển & Sử dụng AI có trách nhiệm (Nguồn: Internet)

2.2. Quản lý – Đánh giá trí tuệ nhân tạo 

Phương pháp này tương tự với cách doanh nghiệp áp dụng cho nhân viên thử việc, dựa trên tình hình thực tế để phân công nhiệm vụ cho nhân viên mới. Khi quản lý trí tuệ nhân tạo, bạn cũng cần vận hành mô hình giám sát thích hợp, xử lý, kỷ luật nếu vi phạm, khen thưởng, phát triển khi đạt được hiệu suất cao. Để làm được điều này, các doanh nghiệp nên ghi lại hiệu suất trí tuệ nhân tạo thường xuyên, xem AI có thực hiệu quả không, vận hành như thế nào, đã đạt được kết quả mong muốn hay chưa. 

>>> Xem thêm bài viết tại: Trí tuệ nhân tạo có đe doạ sự tồn vong của nhân loại?

2.3. Bảo mật thông tin cá nhân

Trước sự phát triển ngày càng lớn mạnh của trí tuệ nhân tạo, người dùng cần có những biện pháp thiết thực để bảo vệ quyền lợi, thông tin cá nhân. Cụ thể, người dùng tránh cung cấp thông tin cho những website, ứng dụng lạ, hạn chế sử dụng các phần mềm chỉnh ảnh, ghép ảnh AI đòi hỏi cung cấp thông tin. Ngoài ra, bạn cũng không thực hiện những giao dịch lạ, cung cấp tài khoản ngân hàng, số căn cước công dân cho những đối tượng không thể xác thực danh tính. 

2.4. Không ngừng trau dồi – Phát triển bản thân 

Để hạn chế nguy cơ thất nghiệp do trí tuệ nhân tạo, bạn cần nhìn nhận rõ thực tế và không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, đặc biệt là với những ngành liên quan đến lĩnh vực tài chính, y tế. Phương pháp này sẽ giúp bạn nâng cấp chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân và làm chủ được AI, ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm hỗ trợ công việc diễn ra thuận lợi hơn mà không bị đào thải khỏi môi trường lao động. 

3. Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về 5 nguy cơ từ trí tuệ nhân tạo và 4 biện pháp phòng ngừa sự “xâm chiếm” của trí tuệ nhân tạo. 

Nếu bạn có nhu cầu trải nghiệm ngành trí tuệ nhân tạo nhưng chức biết bắt đầu từ đâu, thì có thể tham khảo khóa học Machine Learning của FUNiX với hàng loạt ưu điểm vượt trội như: 

  • Chương trình đào tạo bài bản với 6 học phần như: Giới thiệu học máy; Học máy – Kỹ thuật hồi quy; Học máy – Kỹ thuật phân loại; Học máy – Kỹ thuật phân cụm và thu hồi; Học máy – Kỹ thuật học sâu, Đồ án cuối khóa
  • Học đi đôi với thực hành, tăng tính trải nghiệm và cọ xát thực tiễn 
  • Học trực tuyến 100%, chủ động được thời gian, không gian học tập
  • Được hỗ trợ giải đáp 1-1 từ Mentor và đồng hành cùng 1 Hannah xuyên suốt khóa học
  • Nguồn học liệu mở MOOC quốc tế chất lượng, cập nhật thường xuyên
  • Học viên được FUNiX hỗ trợ việc làm tại hơn 100+ doanh nghiệp là đối tác chiến lược của FUNiX

Đăng ký ngay khóa học tại đây bạn nhé: 

Xem thêm một số bài viết hay tại: 

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể khiến lập trình viên thất nghiệp?

Làm thế nào khi phát hiện hành vi lừa đảo bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)?

Những điều bạn cần biết về Trí tuệ nhân tạo AI

Top 8 ý tưởng dự án trí tuệ nhân tạo hàng đầu năm 2023

Ý thức con người là gì? So sánh ý thức và trí tuệ nhân tạo

Nguyễn Thị Ngọc Hân

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!