Những tác động của công nghệ nhận diện khuôn mặt

Những tác động của công nghệ nhận diện khuôn mặt

Chia sẻ kiến thức 23/11/2021

Từ năm 2017, sân bay Brussels (Bỉ) đã ứng dụng 4 camera công nghệ nhận diện khuôn mặt mà không báo cho cơ quan giám sát liên quan. Thành phố Nice (Pháp) đang triển khai công nghệ này trên đường phố.

Tại 11 quốc gia Châu Âu,  các cơ quan thực thi pháp luật đã sử dụng hệ thống công nghệ nhận diện khuôn mặt (sinh trắc học) trong điều tra. Dự kiến sẽ có thêm 8 quốc gia áp dụng công nghệ này.

Ứng dụng công nghệ nhận diện 

Cảnh sát ở Pháp, Đức, Hy Lạp, Áo, Phần Lan, Hungary, Italy, Slovenia, Hà Lan, Latvia, Litva đã dùng công nghệ nhận diện trong điều tra tội phạm. Đồng thời,  xác định những người vi phạm luật cách ly dịch bệnh Covid-19. Sắp tới đây, Bồ Đào Nha, Romania, Tây Ban Nha, Croatia, Cyprus, Séc, Estonia cũng sẽ áp dụng. Đây là công nghệ nhận diện “hồi tố”, sau khi sự cố xảy ra sẽ tiến hành kiểm tra lại camera an ninh.

Tác giả của nghiên cứu, phó giáo sư tại Đại học Leiden – Francesco Ragazzi cho rằng công nghệ nhận diện ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại. Vì dữ liệu sẽ phải được dùng ở nhiều nguồn khác nhau để truy vết. Nghiên cứu được công bố ngày 25/10/2021 được ủy quyền bởi đảng Xanh trong Nghị viện châu Âu.

Công nghệ nhận diện sinh trắc học

Công nghệ này cho phép nhận dạng gương mặt từ hình ảnh, video kỹ thuật số với hình ảnh được lưu trữ trong hệ thống dữ liệu. Thực tế có nhiều cảnh báo về cách thức áp dụng công nghệ sinh trắc học với những ảnh hưởng tới quyền công dân. Nghiên cứu cố gắng xác định một người mà không nhận được sự đồng ý từ họ. Việc triển khai công nghệ còn nhiều hạn chế về quy mô, phạm vi từ nhận diện cá nhân tới giám sát hàng loạt.

Công nghệ nhận diện gương mặt từ hình ảnh, video kỹ thuật số

Từ năm 2017, sân bay Brussels (Bỉ) đã ứng dụng 4 camera công nghệ nhận diện khuôn mặt mà không báo cho cơ quan giám sát liên quan. Thành phố Nice (Pháp) đang triển khai công nghệ này trên đường phố. Một số trường trung học cũng đã được thử nghiệm nhưng bị tuyên bố là bất hợp pháp. Tuy nhiên, công cụ vẫn được dùng để xác định học sinh trong căng tin trường học ở Anh.

Tại Hamburg, Đức, Berlin và Mannheim đều ứng dụng công nghệ nhận diện để phát hiện hành vi đáng ngờ. Nghiên cứu lưu ý việc nhận diện có thể có tác động tiêu cực tới quyền tự do của cá nhân. 

Vấn đề về dữ liệu cá nhân

Đầu tháng 11, Nghị viện châu Âu (EP) đã ra nghị quyết kêu gọi các quy tắc về sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) trong thực thi pháp luật. Trong không gian cộng đồng sẽ có lệnh cấm đối với những công nghệ nhận diện khuôn mặt. Nghị quyết đã nhận được ủng hộ của đảng xanh, đảng cánh tả, dân chủ – xã hội, đảng tự do. 

Trái ngược, các thành viên dân chủ Cơ đốc giáo đã bỏ phiếu chống lại lệnh cấm. Nghị sĩ Axel Voss trong nhóm Cơ đốc giáo-dân chủ cho rằng công nghệ này đem lại những lợi ích như theo dõi tội phạm hoặc đào tạo phương tiện tự hành để nhận dạng con người.

công nghệ nhận diện
Những bất cập tới vấn đề dữ liệu cá nhân

Đầu năm 2020, The New York Times đã tiết lộ Công ty phần mềm Clearview AI đã thu thập hình ảnh từ các trang mạng xã hội. Thông qua đó họ đã tổng hợp thành dữ liệu nhận diện gương mặt. Clearview AI đã cung cấp dịch vụ cho cảnh sát. Điều đó chứng tỏ công nghệ nhận diện không quá khó để vận hành, dễ tiếp cận trên quy mô lớn.

Ngoài ra có rất nhiều công ty khác thu thập hình ảnh trực tuyến về khuôn mặt. Chẳng hạn như công ty công nghệ PimEyes tại Ba Lan sở hữu 900 triệu hình ảnh, dù không lấy từ các trang mạng xã hội. Thực tế, không thể ngăn cản được việc xây dựng kho dữ liệu nhận dạng khuôn mặt từ ảnh trên Internet. 

Tháng 7 vừa qua, phần mềm Fawkes đã được các nhà khoa học tại Trường Đại học Chicago, Mỹ công bố. Phần mềm Fawkes chỉnh sửa không thể nhận thấy bằng mắt thường cho ảnh đăng trực tuyến. Các nhà nghiên cứu hy vọng ứng dụng có thể bảo vệ người dùng bằng cách quét Fawkes trước khi tải ảnh lên Internet.

                                                                                                                                                            Quỳnh Anh (tổng hợp)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!