Tên miền phụ là gì? Ưu và nhược điểm của việc sử dụng tên miền phụ

Tên miền phụ là gì? Ưu và nhược điểm của việc sử dụng tên miền phụ

Chia sẻ kiến thức 04/01/2023

Tên miền phụ là gì? Tên miền phụ hoạt động như thế nào? Bạn có cần một tên miền phụ cho trang web của mình không?

 

Từ “miền” (domain) là một từ chúng ta đều biết. Tên của một trang web chính là cái mà chúng ta gọi là tên miền. Vậy còn tên miền phụ là gì và nó có thể được sử dụng để làm gì. Bài viết này sẽ cung cấp mọi thứ bạn cần biết. 

Tên miền phụ là gì?

Tên miền phụ (subdomain) là một trang web có cùng tên miền với một trang web khác. Mục đích chính của nó là cung cấp một địa chỉ web thay thế cho một nội dung cụ thể trên trang web khác.

 

Ví dụ: nếu bạn có một trang web tại www.example.com, thì tên miền phụ của bạn có thể là blog.example.com or support.example.com.

Tên miền phụ thường được sử dụng để tạo các không gian trên web cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn như blog và forum, nhưng nó cũng có những mục đích sử dụng khác.

Tên miền phụ được sử dụng để làm gì?

Tên miền phụ cho phép tạo nội dung khác nhau trên trang web. Một số cách dùng phổ biến nhất cho tên miền phụ bao gồm:

  • Cung cấp nội dung thay thế trên trang web, ví dụ như nội dung bằng ngôn ngữ khác.
  • Để phân tách các phần của trang web có chứa nội dung khác nhau (hỗ trợ, cổng thông tin, v.v.).
  • Để thêm tổ chức cho các trang web. Ví dụ: nếu bạn có một trang web về sách và muốn thêm các khóa học online về những điều cần thiết để trở thành một tác giả, bạn có thể tạo một tên miền phụ cho trang đó thay vì việc phải tạo một trang web hoàn toàn mới.

Ưu điểm của việc sử dụng tên miền phụ

Sử dụng tên miền phụ có rất nhiều lợi thế. 

Lợi thế chính là bạn có thể đặt các nội dung web khác nhau cho từng phần của trang web, giúp nó dễ nhớ hơn. Ngoài ra, bạn có thể tiếp tục sử dụng thương hiệu đã thiết lập của mình cho tên miền phụ.

 

Một ưu điểm khác là bạn có thể sử dụng miền phụ cho bất kỳ thứ gì, ví dụ như bán hàng hoặc hỗ trợ, mà không phải lo lắng nó sẽ ảnh hưởng đến miền chính của bạn, bởi chúng hoàn toàn tách biệt.

Nhược điểm của việc sử dụng tên miền phụ

Nhược điểm lớn nhất của việc sử dụng tên miền phụ là chúng yêu cầu các gói lưu trữ riêng. Nếu bạn muốn thêm một tên miền phụ mới, thì bạn phải trả tiền cho nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ để có thêm dung lượng lưu trữ. Điều này có thể gây tốn kém chi phí nếu bạn có nhiều tên miền phụ. 

Một nhược điểm khác là chúng tốn thời gian để quản lý vì bạn có nhiều hơn một trang web, đồng nghĩa với nhiều nỗ lực hơn cho việc cập nhật và bảo trì.

Tên miền phụ khác gì thư mục con?

Có một sự khác biệt lớn giữa tên miền phụ (subdomain) và thư mục con (subdirectory). Một thư mục con nằm bên trong một thư mục khác, có nghĩa là chúng không được coi là các trang web riêng biệt.

 

Vì vậy, nếu tên miền trang web của bạn là example.com, thì example.com/subdirectory sẽ là thư mục con vì nó là một phần của trang web chính.

Ngược lại, tên miền phụ sẽ ở dưới dạng subdomain.example.com. Toàn bộ tên miền phụ là một trang web riêng biệt khỏi example.com.

Tên miền phụ và thư mục con đều là những cách hiệu quả để tổ chức trang web của bạn. Tên miền phụ có khả năng tùy chỉnh cao nhưng đắt tiền hơn vì chúng yêu cầu gói lưu trữ riêng.

Các thư mục con thì không có độ tùy chỉnh cao như tên miền phụ nhưng vì clà các thư mục trên trang web của bạn nên chúng không yêu cầu bất kỳ dịch vụ lưu trữ bổ sung nào.

Sắp xếp trang web theo cách bạn muốn với tên miền phụ

Cho dù bạn muốn cung cấp thêm nội dung, tạo một phần mới cho trang web hay thêm một lớp tổ chức, tên miền phụ đều có ích.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tên miền phụ là gì, những ưu và nhược điểm của việc sử dụng chúng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại dưới phần Bình luận nhé. 

Vân Nguyễn

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/what-is-subdomain/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!