Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể góp phần giảm tai nạn giao thông?

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể góp phần giảm tai nạn giao thông?

Chia sẻ kiến thức 06/03/2023

Liên Hợp Quốc nhận định những tiến bộ vượt bậc của trí tuệ nhân tạo là một yếu tố quan trọng để biến mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông thành hiện thực, đặc biệt tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Đầu năm 2023, cả thế giới trầm trồ trước sự ra đời của chatbot mang tên ChatGPT – một công cụ hỏi đáp có khả năng tương tác, trò chuyện như một người. Đây là một sản phẩm do công ty OpenAI phát triển, dựa trên những khả năng vượt trội của trí tuệ nhân tạo (AI). 

Tuy nhiên, ChatGPT không phải là công cụ duy nhất nhận được sự quan tâm của giới công nghệ. Trước đó, trong một khoảng thời gian dài, ô tô tự lái (ô tô tự hành – self – driving car) đã làm mưa, làm gió trên khắp các diễn đàn nhờ vào khả năng vận hành của nó, được chứng minh trong môi trường thực tế. 

Một trong những ưu điểm của mô hình này đó là nó được dự đoán có thể giảm thiểu tai nạn giao thông trong tương lai. 

trí tuệ nhân tạo
Ô tô tự lái (ô tô tự hành – self – driving car) đã làm mưa, làm gió trên khắp các diễn đàn nhờ vào khả năng vận hành của nó, được chứng minh trong môi trường thực tế. 

Giảm thiểu tai nạn giao thông nhờ AI -một mục tiêu phát triển bền vững 

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 1,3 triệu người chết do tai nạn giao thông đường bộ. Từ 20 đến 50 triệu người khác bị thương, dù không tử vong nhưng để lại nhiều hậu quả xấu, trong đó có nhiều người bị tàn tật hoặc mắc các bệnh không thể hồi phục. 

Trước thực trạng này, Liên Hợp Quốc đã đề ra 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs – Sustainable Developments Goals), trong đó có Lời kêu gọi giảm một nửa tỷ lệ tử vong đường bộ hằng nằm trên toàn cầu vào năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cận giao thông an toàn, giá cả phải chăng và bền vững. 

Theo sáng kiến mới được đưa ra, các nhà lãnh đạo nhận định những tiến bộ vượt bậc của AI là một yếu tố quan trọng để biến mục tiêu thành hiện thực, đặc biệt tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi có nhiều người thiệt mạng mỗi năm do các tai nạn đường bộ đến từ xe máy, ô tô.

trí tuệ nhân tạo
Giảm thiểu tai nạn giao thông nhờ AI -một mục tiêu phát triển bền vững 

Trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng như thế nào trong giao thông? 

Trí tuệ nhân tạo được nhấn mạnh sẽ là động lực chính cho sự di chuyển thông minh trong tương lai, nó sẽ giúp xe tự lái đọc bản đồ, hiểu radar, hiểu thị giác máy tính và đưa ra các quyết định, đồng thời, AI cũng được sử dụng để tối ưu hoá tuyến đường di chuyển ngắn nhất. 

Bên cạnh đó, AI cũng sẽ có khả năng thu thập, phân tích dữ liệu va chạm trên đường tốt hơn so với những cách đo đạc truyền thống của con người, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng và tăng hiệu quả ứng phó sau va chạm và làm cho quá trình đánh giá hành vi lái xe trở nên chính xác. 

Trong khi đó, các cảm biến giao thông sẽ có nhiệm vụ chuyên phát hiện các tình huống vi phạm giao thông thường nhật, chẳng hạn như ô tôt vượt đèn đỏ hay vượt quá tốc độ cho phép. Công cụ này cũng giúp phát hiện các điều kiện đường phố trong thời gian thực bằng khả năng nhận diện và định lượng, ví dụ như thông báo cho tài xế biết về tình trạng tắc đường trước khi hiện trạng này có thể xảy ra (nhờ vào khả năng ghi nhớ, phân tích dữ liệu có sẵn). 

trí tuệ nhân tạo
Ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới triển khai các giải pháp ứng dụng AI vào giao thông, nhằm mục tiêu giảm thiểu tình trạng tai nạn xuống mức thấp nhất có thể, trong đó tiêu biểu là UAE

AI cũng có thể nhận dạng biển số của ô tô đang chạy nhanh trogn điều kiện xấu, hay đánh giá tình trạng thời tiết trong thực tế có thể thuận lợi cho ô tôt di chuyển với giới hạn tốc độ là bao nhiêu km/h. Nhờ vào các tính năng này, ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới triển khai các giải pháp ứng dụng AI vào giao thông, nhằm mục tiêu giảm thiểu tình trạng tai nạn xuống mức thấp nhất có thể. Đây cũng chính là một nội dung trong tầm nhìn phát triển quốc gia hướng tới năm 2030 của Các Tiểu vương quốc Ả Rập (UAE). 

Chuyên gia Daniel Avdagic, Giám đốc điều hành của AV Living Lab (một start up châu Âu về lĩnh vực di chuyển di động) cho biết vào năm 2030, các phương tiện chạy bằng điện sẽ ngày càng trở nên phổ biến. “Chúng ta sẽ thấy quá trình tự động hoá diễn ra mạnh mẽ trong các dịch vụ di chuyển công cộng như xe buýt nhỏ hay taxi. Do đó, nhiều ứng dụng hiện đại sẽ được ra đời và AI sẽ sớm thay thế con người trong quá trình di chuyển trên đường. Khoảng 10-15% phương tiện sẽ được điều khiển bởi các công nghệ tích hợp trong những năm tới”. 

Bà Maria-Francesca Spatolisano, Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Công nghệ

Trong khi đó, Bà Maria-Francesca Spatolisano, Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Công nghệ cho rằng sáng kiến ​​ứng dụng AI giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông “là một nỗ lực đáng chú ý nhằm tập trung vào các vấn đề công nghệ trong thế giới thực, thiết thực có ảnh hưởng cụ thể đến cuộc sống của mọi người”.

Minh Tiến

>> Đăng  ký học CNTT chuyên sâu 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại