Cách phát hiện ứng dụng Android giả mạo | Học CNTT cùng FUNiX

7 cách phát hiện ứng dụng Android giả mạo

Chia sẻ kiến thức 30/12/2022

Rất dễ để tải xuống một ứng dụng giả mạo mà không nhận ra, ngay cả từ Play Store. Dưới đây là 7 mẹo giúp bạn xác định ứng dụng nào đáng tin cậy.

Một trong những vấn đề lớn nhất mà người dùng Android phải đối mặt là sự gia tăng của các ứng dụng giả mạo. Các ứng dụng này được thiết kế trông giống như thật, nhưng thực ra lại là phần mềm độc hại có thể lấy cắp dữ liệu hoặc thậm chí làm hỏng điện thoại của bạn. 

 

Vậy làm thế nào bạn có thể phát hiện ra một ứng dụng Android giả mạo và bảo vệ mình khỏi những chương trình độc hại này?

Ứng dụng Android giả mạo là gì?

Ứng dụng Android giả mạo là các chương trình được thiết kế để trông như thật nhưng thực chất là phần mềm độc hại. Chúng thường có sẵn trên các trang web hoặc cửa hàng ứng dụng không chính thức nhưng cũng có thể được tìm thấy trên Google Play Store chính thức. Tội phạm mạng đặt tên cho ứng dụng theo cách mà chúng có vẻ khá hữu ích.

Ví dụ, nếu bạn vô tình bị trẹo chân và muốn tìm kiếm các ứng dụng x-quang trên Play Store để kiểm tra xem mình có bị gãy xương không, kết quả sẽ cho thấy nhiều ứng dụng.

Nếu bạn cài đặt và thử sử dụng bất kỳ ứng dụng nào trong số đó, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng nó thực sự không làm được gì cả vì hiện tại, không có thiết bị Android nào đi kèm với phần cứng có thể giúp nhìn được X quang. Những ứng dụng như vậy được tạo ra để lừa mọi người.

Khi bạn cài đặt một ứng dụng Android giả mạo, nó sẽ yêu cầu quyền truy cập vào các phần khác nhau trên điện thoại của bạn. Ví dụ: nó có thể truy cập danh bạ, tin nhắn và thậm chí cả vị trí của bạn. Nó cũng có thể chụp ảnh hoặc quay video mà bạn không hề biết.

 

Tóm lại, ứng dụng Android giả mạo có thể cung cấp cho người tạo ra nó toàn quyền kiểm soát điện thoại và tất cả dữ liệu trong đó.

Phát hiện ứng dụng Android giả mạo như thế nào?

Không phải lúc nào cũng dễ để phát hiện một ứng dụng Android giả mạo, nhưng những điểm sau đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo. 

1. Ứng dụng có đánh giá kém

Khi tìm kiếm một ứng dụng trên Google Play Store, hãy chú ý đến các bài đánh giá và xếp hạng. Nếu hầu hết các bài đánh giá về ứng dụng là tiêu cực hoặc ứng dụng có xếp hạng thấp, thì đó có thể là một ứng dụng giả mạo. Tất nhiên, hầu như ứng dụng nào cũng sẽ có người dùng không thích, nhưng nếu phần lớn các đánh giá là tiêu cực, thì tốt nhất bạn nên tránh xa ứng dụng đó.

2. Ứng dụng có biểu tượng chung chung

Ứng dụng giả thường sẽ có biểu tượng (icon) chung chung hoặc không chuyên nghiệp. Nếu biểu tượng trông giống như được tạo ra một cách vội vàng hoặc không phù hợp với nội dung ứng dụng, thì đó có thể không phải là ứng dụng hợp pháp.

3. Ứng dụng có lỗi đánh máy hoặc lỗi chính tả

Nếu mô tả của ứng dụng có nhiều lỗi chính tả hoặc lỗi chính tả, ứng dụng này rất khả nghi. Điều này là do các ứng dụng hợp pháp thường được tạo bởi các nhà phát triển chuyên nghiệp, những người quan tâm đến việc kiểm tra kỹ lưỡng các mô tả của họ.

 

4. Kiểm tra tên nhà phát triển

Nếu bạn không chắc chắn về một ứng dụng, bạn có thể tra cứu tên của nhà phát triển. Tìm kiếm nhanh trên Google sẽ tiết lộ liệu nhà phát triển đó có danh tiếng tốt hay không. Nếu không tìm thấy kết quả hoặc kết quả chủ yếu là tiêu cực, tốt nhất bạn nên tránh ứng dụng này.

5. Kiểm tra số lượt tải xuống

Nếu một ứng dụng đã được download hàng triệu lần, thì có khả năng đó là ứng dụng hợp pháp. Nếu số lượt tải xuống rất thấp, đó có thể là lý do đáng để nghi ngờ.

6. Kiểm tra quyền của ứng dụng

Khi bạn cài đặt một ứng dụng, bạn sẽ được yêu cầu cấp cho ứng dụng đó quyền truy cập vào một số phần khác nhau của điện thoại. Hãy xem các quyền mà ứng dụng đang yêu cầu và chú ý đến bất kỳ ứng dụng nào yêu cầu nhiều quyền hơn là mức cần thiết. Ví dụ một ứng dụng tính toán đơn giản mà lại yêu cầu quyền truy cập máy ảnh thì rõ ràng là đáng ngờ.

Nếu bạn vẫn không chắc chắn về một ứng dụng, hãy thử tìm các đường link chính thức của ứng dụng đó trên mạng. Một ứng dụng hợp pháp thường sẽ có một trang web hoặc mạng xã hội mà bạn có thể kiểm tra. Nếu bạn không thể tìm thấy bất kỳ đường link chính thức nào, tốt nhất bạn nên tránh xa.

Cách bảo vệ thiết bị Android khỏi các ứng dụng giả mạo

Cách tốt nhất để bảo vệ thiết bị Android khỏi các ứng dụng giả mạo là thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Tránh tải xuống ứng dụng từ các nguồn của bên thứ ba: Việc tải xuống ứng dụng từ các nguồn của bên thứ ba như trang web hoặc trang web chia sẻ tệp có thể mang đến nhiều nguy cơ vì những nguồn này thường không có bất kỳ hình thức sàng lọc bảo mật nào. 
  • Kiểm tra quyền mà ứng dụng yêu cầu: Trước khi cài đặt, hãy luôn kiểm tra các quyền mà ứng dụng yêu cầu. Nếu một ứng dụng yêu cầu nhiều quyền hơn là mức cần thiết, đó có thể là dấu hiệu cho thấy ứng dụng đó không hợp pháp. Đồng thời, hãy kiểm tra lại các ứng dụng hiện có của bạn và xóa mọi quyền không cần thiết.
  • Tìm hiểu về ứng dụng trước khi tải: Trước khi tải xuống một ứng dụng, hãy tìm hiểu nhanh về ứng dụng đó, ví dụ như tra cứu tên của nhà phát triển và đọc review từ những người dùng khác. Điều này có thể giúp bạn xác định một ứng dụng có an toàn hay không.
  • Thường xuyên cập nhật thiết bị: Luôn cập nhật thiết bị của bạn bằng phần mềm mới nhất là cách tốt nhất để đảm bảo  thiết bị vẫn an toàn. Hầu hết các ứng dụng giả mạo đều khai thác lỗ hổng trong các phiên bản Android cũ hơn, vì vậy hãy đảm bảo bạn thường xuyên cập nhật hệ điều hành và các ứng dụng khác.
  • Sử dụng phần mềm diệt virus : Ngoài các bước nêu trên, bạn cũng nên cài đặt phần mềm diệt virus uy tín trên thiết bị Android để cung cấp thêm một lớp bảo vệ chống lại các ứng dụng độc hại và các mối đe dọa trực tuyến khác. 

Giữ an toàn cho thiết bị của bạn

Để giữ an toàn cho thiết bị của bạn, hãy làm theo các mẹo ở trên và bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để tránh các ứng dụng độc hại và giữ an toàn.

Vân Nguyễn

Dịch từ: https://www.makeuseof.com/how-to-spot-a-fake-android-app/

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!