Giải đáp thắc mắc về Blockchain cùng CEO xinh đẹp Phạm Hoàng Thu Uyên

Giải đáp thắc mắc về Blockchain cùng CEO xinh đẹp Phạm Hoàng Thu Uyên

Sự kiện

Tối ngày 27/11 vừa qua, buổi xTalk số 65 đã diễn ra sôi nổi với sự xuất hiện của diễn giả là CEO – Founder MetaBlockX, CMO của ByteNext, chị Phạm Hoàng Thu Uyên. Những chia sẻ xoay quanh chủ đề “Blockchain – Cơ hội cho kẻ thức thời” đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của những người tham gia. Rất nhiều câu hỏi về blockchain đã được gửi về nhắm tìm hiểu kiến thức và học hỏi kinh nghiệm từ nữ diễn giả xinh đẹp. 

1. Tiềm năng phát triển của Blockchain trong tương lai?

Chị Phạm Hoàng Thu Uyên: Hầu hết các blockchain đang ở giai đoạn phát triển hạ tầng nên các ứng dụng real-world use case chưa nhiều. Đa số là usecase phục vụ cộng đồng crypto. Một xu hướng có thể diễn ra là ứng dụng blockchain cho mảng supply chain do các cty mảng này đang kinh doanh rất tốt trong thời gian vừa qua và đang có nhu cầu nâng cấp công nghệ.

Tuy nhiên trong tương lai khi Blockchain đến gần hơn với mainstream/ mass adoption thì tiềm năng là vô kể. Đặc biệt là trong việc kiến tạo một Metaverse thực sự & nền kinh tế thực tế ảo bên trong nó.

FLOW là một ứng dụng cho phép xây dựng một Metaverse quy mô lớn như vậy. 

2. Em đang có kiến thức môn Database thì nên bắt đầu tìm hiểu học Blockchain như thế nào để phát triển?

Chị Phạm Hoàng Thu Uyên: Với phần lớn dân IT và các lập trình viên, họ rất quen thuộc với khái niệm database. Ngoài triết lý và mô hình, dân kỹ thuật vẫn nên trang bị các thành tố của blockchain, tương tự như các công nghệ khác:

  • Ngôn ngữ thì vẫn là C, C++, Golang, Python, ….. 
  • Database thì vẫn là SQL hay các key-value database,…. 
  • Về network thì vẫn là các kết nối TCP.
  • Về mật mã hay chữ ký số, thì nó càng thân thuộc hơn nữa, nó nằm ở ngay giao thức HTTPS hay SSL
Blockchain
Blockchain là công nghệ mới mẻ không chỉ ở Việt Nam mà ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

3. Các ứng dụng thực tế, use case của Blockchain?

Chị Phạm Hoàng Thu Uyên: 

– Theo dõi thông tin y tế cá nhân: Có các giải pháp cơ sở dữ liệu truyền thống đang bị thách thức bởi các đối thủ cạnh tranh blockchain như Patientory, Nebula Genomics, BurstIQ và MedicalChain

– Bầu cử: Đúng là các cuộc bầu cử trong suốt lịch sử đã bị gian lận hoặc đánh cắp. BVOTE là ứng dụng có thể giải quyết được tình trạng này.

– Công nghiệp giải trí, truyền thông: MediaChain (được Spotify mua lại vào năm 2017), MadHive, Steem, Civil và Open Music Initiative, cùng với những người tham gia khác, điều hành các blockchain cho lĩnh vực kinh doanh truyền thông, trả tiền cho người sáng tạo mà không cần tập trung các công ty truyền thông để làm trung gian. Đây là tiền đề cho nền kinh tế Metaverse.

– Logistic: với các công ty như DHL Worldwide Express, Block Array, Maersk và ShipChain đang sử dụng blockchain để theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng trên toàn thế giới.

– Smart Home: Filament, Hypr và Xage là ba công ty kết nối mọi thứ của bạn — tủ lạnh, ô tô, chuông cửa video, Alexa và mọi thứ khác bằng chip và tín hiệu — với nhau một cách an toàn. Không ai ngoài bạn có thể xem thông tin của bạn, nhưng bạn có thể tổng hợp và cung cấp thông tin đó cho bất kỳ ai bạn thích. Tủ lạnh của bạn có thể nói chuyện với InstaCart, chuông cửa video của bạn với cảnh sát, xe hơi của bạn với thợ cơ khí của bạn.

– DeFI, NFT, Từ thiện qua DAO,… cũng là một trong số cách tiếp cận tại VN

4. Công nghệ Blockchain ứng dụng rất nhiều trong quản lý data, nhưng data cũng cần bảo mật rất nhiều, nhất là thông tin của người dùng. Vậy chị có thể nói về bảo mật đó cho em hiểu thêm?

Chị Phạm Hoàng Thu Uyên:  Theo Vitalik thì có 3 yếu tố công nghệ quan trọng của một blockchain tốt là Speed – Scale – Security, bản thân Blockchain thực chất cũng chỉ là lưu trữ dữ liệu theo một cơ chế bảo mật khác.

Với yếu tố security, thì đa số blockchain đã hỗ trợ bảo mật khá tốt. Các vấn đề bảo mật chủ yếu khác biệt đến từ: quy trình đánh giá xác nhận một ứng dụng để phát hành chính thức trên nền tảng đó, team có profile rõ ràng đáng tin cậy, có công ty kiểm tra độ bảo mật của code.

blockchain
Bảo mật luôn là yếu tố được quan tâm khi nhắc đến công nghệ Blockchain

5. Điều gì khiến Blockchain dù là xu thế của tương lai nhưng hiện tại vẫn rất ít người hiểu về nó?

Chị Phạm Hoàng Thu Uyên: Có thể giải thích dựa trên 4 lí do sau

1. 1 trong 4 chủ ví Crypto tham gia vào thị trường đơn thuần để theo đuổi “vận may” tài chính ngắn hạn.

2. Niềm tin là một trong các nhân tố quyết định. Trong số những người quen thuộc với tiền điện tử, khoảng 43% bày tỏ nghi ngờ về tính hợp pháp của chúng như một hình thức thanh toán. Cứ 10 người thì 3 người cho rằng tiền điện tử đơn thuần là “hyped” & sẽ bị lãng quên trong 10 năm, trong khi 4 người tin rằng nó sẽ chính thức trở thành một phương thức thanh toán tiêu chuẩn.

3. Biến động quá lớn về giá và sự thật là Blockchain đang tạo ra những thị trường còn quá non trẻ. Những điều này đều khiến những thế hệ “ổn đinh” chần chừ & gán cho Blockchain những danh xưng “cờ bạc, may rủi” tương tự như nhiều thị trường đầu cơ hay tài chính khác.

4. Bản thân Blockchain chưa có nhiều use-case giải quyết vấn đề thực tiễn gần với end users

6. Blockchain có thể hack được không?

Về mặt lý thuyết, một mạng lưới phi tập trung, như blockchain, khiến ai đó gần như không thể thực hiện các giao dịch gian lận. Để tham gia vào các giao dịch giả mạo, họ sẽ cần phải hack mọi node và thay đổi mọi sổ cái.

Tuy nhiên Hacker thường không hack vào cả hệ thống mà nhắm vào những “node” lỏng lẻo về bảo mật – Target vào cá nhân trong Blockchain. Bởi vậy mà hiện nay, nhiều hệ thống blockchain sử dụng các phương pháp xác minh giao dịch bằng ( Proof of stake) hoặc ( Proof of work) đã làm cho việc hack trở nên khó khăn hơn

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

Minh Tiến

Bình luận

Giải đáp thắc mắc về Blockchain cùng CEO xinh đẹp Phạm Hoàng Thu Uyên

Sự kiện

Tối ngày 27/11 vừa qua, buổi xTalk số 65 đã diễn ra sôi nổi với sự xuất hiện của diễn giả là CEO – Founder MetaBlockX, CMO của ByteNext, chị Phạm Hoàng Thu Uyên. Những chia sẻ xoay quanh chủ đề “Blockchain – Cơ hội cho kẻ thức thời” đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của những người tham gia. Rất nhiều câu hỏi về blockchain đã được gửi về nhắm tìm hiểu kiến thức và học hỏi kinh nghiệm từ nữ diễn giả xinh đẹp. 

1. Tiềm năng phát triển của Blockchain trong tương lai?

Chị Phạm Hoàng Thu Uyên: Hầu hết các blockchain đang ở giai đoạn phát triển hạ tầng nên các ứng dụng real-world use case chưa nhiều. Đa số là usecase phục vụ cộng đồng crypto. Một xu hướng có thể diễn ra là ứng dụng blockchain cho mảng supply chain do các cty mảng này đang kinh doanh rất tốt trong thời gian vừa qua và đang có nhu cầu nâng cấp công nghệ.

Tuy nhiên trong tương lai khi Blockchain đến gần hơn với mainstream/ mass adoption thì tiềm năng là vô kể. Đặc biệt là trong việc kiến tạo một Metaverse thực sự & nền kinh tế thực tế ảo bên trong nó.

FLOW là một ứng dụng cho phép xây dựng một Metaverse quy mô lớn như vậy. 

2. Em đang có kiến thức môn Database thì nên bắt đầu tìm hiểu học Blockchain như thế nào để phát triển?

Chị Phạm Hoàng Thu Uyên: Với phần lớn dân IT và các lập trình viên, họ rất quen thuộc với khái niệm database. Ngoài triết lý và mô hình, dân kỹ thuật vẫn nên trang bị các thành tố của blockchain, tương tự như các công nghệ khác:

  • Ngôn ngữ thì vẫn là C, C++, Golang, Python, ….. 
  • Database thì vẫn là SQL hay các key-value database,…. 
  • Về network thì vẫn là các kết nối TCP.
  • Về mật mã hay chữ ký số, thì nó càng thân thuộc hơn nữa, nó nằm ở ngay giao thức HTTPS hay SSL
Blockchain
Blockchain là công nghệ mới mẻ không chỉ ở Việt Nam mà ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

3. Các ứng dụng thực tế, use case của Blockchain?

Chị Phạm Hoàng Thu Uyên: 

– Theo dõi thông tin y tế cá nhân: Có các giải pháp cơ sở dữ liệu truyền thống đang bị thách thức bởi các đối thủ cạnh tranh blockchain như Patientory, Nebula Genomics, BurstIQ và MedicalChain

– Bầu cử: Đúng là các cuộc bầu cử trong suốt lịch sử đã bị gian lận hoặc đánh cắp. BVOTE là ứng dụng có thể giải quyết được tình trạng này.

– Công nghiệp giải trí, truyền thông: MediaChain (được Spotify mua lại vào năm 2017), MadHive, Steem, Civil và Open Music Initiative, cùng với những người tham gia khác, điều hành các blockchain cho lĩnh vực kinh doanh truyền thông, trả tiền cho người sáng tạo mà không cần tập trung các công ty truyền thông để làm trung gian. Đây là tiền đề cho nền kinh tế Metaverse.

– Logistic: với các công ty như DHL Worldwide Express, Block Array, Maersk và ShipChain đang sử dụng blockchain để theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng trên toàn thế giới.

– Smart Home: Filament, Hypr và Xage là ba công ty kết nối mọi thứ của bạn — tủ lạnh, ô tô, chuông cửa video, Alexa và mọi thứ khác bằng chip và tín hiệu — với nhau một cách an toàn. Không ai ngoài bạn có thể xem thông tin của bạn, nhưng bạn có thể tổng hợp và cung cấp thông tin đó cho bất kỳ ai bạn thích. Tủ lạnh của bạn có thể nói chuyện với InstaCart, chuông cửa video của bạn với cảnh sát, xe hơi của bạn với thợ cơ khí của bạn.

– DeFI, NFT, Từ thiện qua DAO,… cũng là một trong số cách tiếp cận tại VN

4. Công nghệ Blockchain ứng dụng rất nhiều trong quản lý data, nhưng data cũng cần bảo mật rất nhiều, nhất là thông tin của người dùng. Vậy chị có thể nói về bảo mật đó cho em hiểu thêm?

Chị Phạm Hoàng Thu Uyên:  Theo Vitalik thì có 3 yếu tố công nghệ quan trọng của một blockchain tốt là Speed – Scale – Security, bản thân Blockchain thực chất cũng chỉ là lưu trữ dữ liệu theo một cơ chế bảo mật khác.

Với yếu tố security, thì đa số blockchain đã hỗ trợ bảo mật khá tốt. Các vấn đề bảo mật chủ yếu khác biệt đến từ: quy trình đánh giá xác nhận một ứng dụng để phát hành chính thức trên nền tảng đó, team có profile rõ ràng đáng tin cậy, có công ty kiểm tra độ bảo mật của code.

blockchain
Bảo mật luôn là yếu tố được quan tâm khi nhắc đến công nghệ Blockchain

5. Điều gì khiến Blockchain dù là xu thế của tương lai nhưng hiện tại vẫn rất ít người hiểu về nó?

Chị Phạm Hoàng Thu Uyên: Có thể giải thích dựa trên 4 lí do sau

1. 1 trong 4 chủ ví Crypto tham gia vào thị trường đơn thuần để theo đuổi “vận may” tài chính ngắn hạn.

2. Niềm tin là một trong các nhân tố quyết định. Trong số những người quen thuộc với tiền điện tử, khoảng 43% bày tỏ nghi ngờ về tính hợp pháp của chúng như một hình thức thanh toán. Cứ 10 người thì 3 người cho rằng tiền điện tử đơn thuần là “hyped” & sẽ bị lãng quên trong 10 năm, trong khi 4 người tin rằng nó sẽ chính thức trở thành một phương thức thanh toán tiêu chuẩn.

3. Biến động quá lớn về giá và sự thật là Blockchain đang tạo ra những thị trường còn quá non trẻ. Những điều này đều khiến những thế hệ “ổn đinh” chần chừ & gán cho Blockchain những danh xưng “cờ bạc, may rủi” tương tự như nhiều thị trường đầu cơ hay tài chính khác.

4. Bản thân Blockchain chưa có nhiều use-case giải quyết vấn đề thực tiễn gần với end users

6. Blockchain có thể hack được không?

Về mặt lý thuyết, một mạng lưới phi tập trung, như blockchain, khiến ai đó gần như không thể thực hiện các giao dịch gian lận. Để tham gia vào các giao dịch giả mạo, họ sẽ cần phải hack mọi node và thay đổi mọi sổ cái.

Tuy nhiên Hacker thường không hack vào cả hệ thống mà nhắm vào những “node” lỏng lẻo về bảo mật – Target vào cá nhân trong Blockchain. Bởi vậy mà hiện nay, nhiều hệ thống blockchain sử dụng các phương pháp xác minh giao dịch bằng ( Proof of stake) hoặc ( Proof of work) đã làm cho việc hack trở nên khó khăn hơn

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm các chủ đề hữu ích:

Minh Tiến

Bình luận

Sự kiện liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
Chat với FUNiX GPT ×

yêu cầu gọi lại

error: Content is protected !!