Bảy sai lầm đầu đời Coder nào cũng gặp phải và cách hóa giải chúng

Bảy sai lầm đầu đời Coder nào cũng gặp phải và cách hóa giải chúng

Tin tức 02/12/2016

Thành thật đi, bạn đã ít nhất một lần, hoặc thậm chí mắc đến cả 7 sai lầm này !

Mới đây, một chia sẻ từ giới công nghệ về bảy sai lầm non nớt của coder  khi chập chững vào đời mà tin là đồng chí nào cũng mắc phải đang nhận được sự lan tỏa nhiệt tình trong giới. Cùng “điểm mặt” những lần đáng xấu hổ này xem bạn đã phải “chôn xuống hố” bao nhiêu trong số chúng rồi nhé !

0

  1. Tư duy non xanh “Code lại từ đầu”

Mới vào đời: Thời sinh viên nghe chừng êm đẹp trên các trường Đại học với giảng đường với nhiều giấc ngủ dài là nguyên nhân chính khiến hầu hết developer mới ra trường một thói quen: nhìn một mớ code hỗn độn của người trước, thôi thì mình bỏ hết, code lại từ đầu cho thoải mái.

1

Thực tế là: Sẽ sớm thôi, thậm chí là sớm hơn dự định, các coder xanh sẽ nhận ra rằng, tạo ra cái mới mà không quan tâm đến những cái đã có thì bạn đã vô tình/ hữu tình lãng phí khá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, và tự vác vào thân thêm một cơ số bug đáng kể. Và sếp bạn (hình như) không thích điều này

Thuốc giải: Thực tế là bất kỳ một cái gì bạn đã nghĩ ra, thì đã có người làm điều đó từ rất lâu rồi (Tin FUNiX đi!), nên hãy thu nhặt, gom góp xem họ đã làm gì và nó có hợp để mình lôi về nhà dùng không.

Tại FUNiX, các bạn được làm cùng thầy mình ngay những dự án từ đơn giản đến phức tạp, nên giấc mơ “code lại từ đầu” được hạ xuống triệt để.

2.“Con chiên ngoan đạo” của một ngôn ngữ lập trình – và chỉ một

Mới vào đời: Các developer mới vào nghề mang theo tâm hồng trong trắng, yêu và tin vào công nghệ như một tín đồ ngoan đạo, vậy nên khi đã cuồng một ngôn ngữ nào thì y như rằng sẽ chung thủy với chỉ nó, cảm giác rằng với ngôn ngữ này trong tay – bạn có thể chinh phục bất kỳ ứng dụng từ những khách hàng khó tính. Những ngôn ngữ khác chỉ như gió thoảng qua tay code, không cần để tâm.

2

Thực tế là: Bạn đã hạn chế đi rất nhiều cơ hội nghề nghiệp và “lên trình” trong nghề này rồi đấy. Các ngôn ngữ đều có liên kết với nhau, ví dụ như nếu học JAVA bạn hoàn toàn có tư duy tiếp cận ngôn ngữ khác.

Thuốc giải: Đừng để mình có 1 vũ khí, thử hình dung xem bạn sẽ ra sao khi không có nó ? Học thêm và học thêm, chỉ có lợi cho bạn thôi.

3. Code là code của mình mà…

Mới vào nghề: Code phải chạy được trước đã, còn cấu trúc code thế nào là do mình tạo ra, viết code làm sao để mình đọc vô mình hiểu và sửa nhanh là được. Còn những developer khác thì kệ họ thôi 😀3

 

Thực tế là: Công việc của một Coder nói riêng dù làm ở đâu cũng cần lắm những người làm chung, những người sẽ sử dụng code của bạn sau này, vì thếsớm hay muộn bạn sẽ  phải định hình tư duy lại về cách “đẻ” code thôi.

Thuốc giải: Thay vì sản xuất ra một sản phẩm chỉ có mình hiểu, hãy làm một thứ đơn giản nhất để “đồng loại” nhìn vào đều hiểu, biết đâu họ sẽ là người kế thừa/ phát triển con của bạn tốt hơn

4. Mình biết code, biết hết ý mà …

Mới vào nghề: Thủa vừa chạm ngõ giới phần mềm, developer vẫn hay tin rằng, mình biết hết rồi, và chỉ cần biết syntax – hiểu cách dùng vài component là có thể bắt tay vào code như một tay lái lụa rồi.

4

Thực tế là: Đến vài năm sau này, họ sẽ hối tiếc vì đã không học nhiều hơn…

Thuốc giải: Đừng ếch ngồi đáy giếng vầy các coder ơi, bạn hãy học thật nhiều, giới này không ngại dạy bạn học nhiều hơn. Các mentor tại FUNiX luôn dạy sinh viên nhiều hơn những gì họ được học 😀

5.Code chạy được rồi, xong !

Mới vào nghề: Code chạy ra kết quả đúng là mừng lắm rồi!

5

Thực tế là: Bạn có chắc chắn code mình viết ra sẽ đúng trong mọi trường hợp, và không có những tình huống phát sinh không? Test là việc của tester ư? Họ sẽ nói với bạn rằng: Tôi không có thời gian để nghĩ ra mọi trường hợp để test đâu nha ! Và rồi sau đó, ai sẽ fix? Bạn chứ còn ai nữa!

Thuốc giải: Vì thế, hãy có trách nhiệm với dòng code bạn tuôn ra nhé ! Tìm hỏi các cao thủ hoặc 500 anh em là một gợi ý không tồi đâu.

6. Che giấu mọi tội lỗi và tin rằng họ (sếp, tiền bối) không biết đâu !

Mới vào nghề: Bug nào cũng chôn hết, chôn hết nó xuống, không cho nó nổi !

6

Thực tế là: Đúng là không ai kể cả tôi và bạn muốn người khác nhìn thấy lỗi của mình – đấy một tư tưởng phổ biến. Tuy nhiên nó chỉ là một cách che giấu sự hạn hẹp của bản thân và thái độ không hài lòng khi người khác review code và chỉ ra lỗi của mình. Kĩ năng code chỉ là một phần, quan trọng phải là “thái độ”.

Thuốc giải: Bạn có muốn tiến bộ không ? Vậy thì phải nghiêm túc với từng dòng code và biết cách lắng nghe nhé ! Tại FUNiX, giấu lỗi là một “đại tội” và bạn phải trung thực với sản phẩm của mình. Yên tâm là các mentor sẽ sửa và chỉ bạn nhiệt tình để bạn không rơi vào tình trạng đó nữa !

7. “Yêu lap trọn đời” – Kết hôn với cái máy tính

Mới vào nghề: Máy tính thân yêu là cả thế giới của developer, ăn ngủ cùng nó, một giây không rời xa.

7

Thực tế là: Networking được cho là điểm yếu lớn nhất của các developer, và nó cần được khắc phục. Rồi sẽ đến lúc Developer nhận ra chân lý rằng  phải bước ra ngoài, thay đổi không khí, gặp gỡ với mọi người, bạn mới có nhiều cảm hứng làm việc và chớp lấy những cơ hội bạn không bao giờ có thể tìm thấy trên chiếc máy tính!

Thuốc giải: Còn gõ máy làm gì nữa, ra ngoài thôi!

Tại FUNiX, hàng tháng đều có sự kiện kết nối sinh viên với các chuyên gia trong nghề, các mentor, nhà tuyển dụng… bạn sẽ tìm được vô khối lời khuyên từ các tiền bối, những chia sẻ tâm huyết, nhiều thật nhiều cơ hội việc làm… tại FUNiX, đời coder thật vui biết bao nhiêu !

Còn bạn thì sao ? Bạn đã mắc phải bao nhiêu sai lầm trong số chúng? Chia sẻ cho FUNiX, và biết đâu chúng tôi sẽ có cách tốt nhất “hóa giải” lời nguyền này cho bạn !

Nguồn: TopITwork

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX

Bình luận (
0
)

Bài liên quan

  • Tầng 0, tòa nhà FPT, 17 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@funix.edu.vn
  • 0782313602 (Zalo, Viber)        
Chat Button
FUNiX V2 GenAI Chatbot ×

yêu cầu gọi lại