Công nhân lao đao trong đại dịch: Xã hội không vô cảm
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nặng nề về nhiều mặt, mà người lao động yếu thế, trong đó có nhóm công nhân tại các nhà máy phải hứng chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi.
- 2 thách thức khi làm việc từ xa - hình thức làm việc lên ngôi trong đại dịch
- Người trẻ nên làm gì khi đại dịch chưa có dấu hiệu hạ nhiệt?
- Lý do nhiều người chọn học lập trình để tạo bước ngoặt sự nghiệp giữa Covid
- Chuyển nghề mùa dịch: Công nghệ thông tin - ngành nghề triển vọng
- Làm gì nếu bạn là công nhân, NLĐ muốn chuyển nghề lập trình?
Table of Contents
Dịch bệnh Covid ảnh hưởng tới nhiều mặt đời sống, xã hội. Trong đó, tầng lớp lao động, công nhân… là những người chịu nhiều thiệt thòi.
Lao đao vì đại dịch
Do ảnh hưởng từ dịch Covid, sau gần một tháng “bế quan tỏa cảng” trong căn phòng trọ chật hẹp, vợ chồng anh Đại, chị Nga (quê Lạng Sơn) mới được về quê. Vợ mang bầu tháng thứ 8, cũng không thể bám trụ công việc trong nhà máy, nhất là khi dịch bệnh rình rập, có thể khiến cả gia đình phải chia rẽ ngay trong những thời khắc quan trọng. Điều đó khiến anh chị quyết định phải bỏ việc.
Quê anh ở vùng núi Bắc Sơn, Lạng Sơn, nơi chỉ có duy nhất nghề làm ruộng. Về quê, cũng có nghĩa là hai vợ chồng mất đi nguồn thu nhập chính, phải dựa vào mảnh vườn và cha mẹ già cùng khoản tiết kiệm ít ỏi.
Hàng nghìn công nhân như anh Đại và vợ, đã đánh mất sinh kế duy nhất của mình, và đứng trước tương lai mù mịt hậu đại dịch. Có những người còn kém may mắn hơn, khi vừa mất việc, mất người thân vì dịch bệnh.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nặng nề về nhiều mặt, mà người lao động yếu thế, trong đó có nhóm công nhân tại các nhà máy phải hứng chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, đến tháng 9 năm 2021 cả nước có hơn 1,3 triệu người lao động thất nghiệp, 1,3 triệu lao động đã phải về quê do không có việc làm và cuộc sống khó khăn. Riêng quý II năm 2021, khoảng 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên đã bị ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm mất việc làm, tạm nghỉ, làm việc luân phiên, giảm giờ làm, hoặc giảm thu nhập. Đến ngày 1-8-2021, số lao động đang làm việc trong các DN công nghiệp giảm 5,3% so với cùng thời điểm tháng 7 và giảm 10,6% so với cùng thời điểm năm 2020.
Xã hội không vô cảm
Trước muôn trùng khó khăn, thì nhà nước, các đơn vị có thẩm quyền đã có những hành động nhằm hỗ trợ người lao động một cách cụ thể.
Cụ thể là chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 như hỗ trợ bằng tiền từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ giới thiệu việc làm, học nghề, chuyển đổi nghề cho số lao động về quê. Một số tỉnh đẩy mạnh kết nối cung – cầu lao động, giải quyết việc làm thông qua việc cung cấp thông tin của các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhằm tuyên truyền, thông báo, hướng dẫn người lao động đăng ký nhu cầu tìm việc làm. Các đơn vị có liên quan triển khai đào tạo nghề nghiệp giải quyết việc làm cho người lao động về quê do ảnh hưởng Covid-19.
Các địa phương như Thừa Thiên Huế có hỗ trợ chính sách vay vốn giải quyết việc làm đối với những người có nhu cầu cũng sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để tự tạo việc làm riêng, tự khởi nghiệp, lập nghiệp, qua đó có thể giải quyết thêm nhiều việc làm cho người lao động tại địa phương sau này.
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã giao các Sở, ngành liên quan tham mưu kế hoạch về triển khai đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động, chương trình hành động thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động Thừa Thiên Huế trở về địa phương do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Hướng đi chuyển nghề thời 4.0
Ngoài các ngành nghề phổ biến, người lao động là công nhân, nhân viên các ngành nghề chịu ảnh hưởng vì Covid, có thể lựa chọn học trực tuyến để chuyển nghề IT.
Với đặc thù có nhu cầu tuyển dụng lớn, ngành này không phân biệt tuổi tác, giới tính đều có thể tham gia. Đặc biệt, FUNiX hiện có chương trình doanh nghiệp CNTT tài trợ toàn bộ học phí để người có nhu cầu có thể hoàn thành chương trình đào tạo trở thành lập trình viên.
Khóa học chuyển nghề công nghệ thông tin dự kiến kéo dài 6 tháng. Học viên cần cam kết học tập trực tuyến ít nhất 3 – 4 giờ/ngày; cam kết làm việc cho doanh nghiệp ít nhất một năm sau khi học xong…
Với hướng đi mới mẻ này, nhiều cơ hội cho công nhân, người lao động yếu thế tìm được hướng đi mới, triển vọng sau dịch bệnh.
Quỳnh Anh
Bình luận (0
)