PGS.TS Vũ Duy Mẫn làm “chánh văn” cho thầy trò FUNiX
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Học viên FUNiX hỏi nhanh - đáp gọn với mentor Phạm Viết Hồng Lĩnh
Không chỉ có phần chia sẻ thu hút, diễn giả xDay Hà Nội tháng 2 – Cựu chuyên viên Công nghệ Ban thư ký Liên hợp Quốc còn dành thời gian trả lời những câu hỏi lý thú từ khán giả tham dự sự kiện.
Với đặc thù là môi trường mở và tạo điều kiện hết sức thoải mái để sinh viên đối thoại với mentor và nhà trường, cộng với sức hấp dẫn của diễn giả, xDay Hà Nội nhanh chóng nóng lên bởi nhiều câu hỏi từ mentor và sinh viên dành cho Cựu chuyên viên Ban công nghệ Liên hợp quốc – PGS – TS Vũ Duy Mẫn.
Người mở đầu cho “cơn mưa câu hỏi” không ai khác chính là cha đẻ FUNiX – anh Nguyễn Thành Nam. Chăm chú lắng nghe chia sẻ của bác Mẫn như những khán giả khác, anh ngay lập tức đặt câu hỏi cho diễn giả: Trong phần talk anh liên tục nhấn mạnh tính đa dạng nhưng thế giới hiện tại đang chứng kiến xu thế co cụm, chủ nghĩa dân tộc, điển hình như các động thái của Mỹ mới đây. Có phải vì chúng ta coi trọng toàn cầu hóa quá nên thành “đồng hóa” ?
Trả lời câu hỏi của Hiệu trưởng FUNiX, bác Vũ Duy Mẫn cho rằng: Mọi hiện tượng đều phát triển theo đồ thị hình sin. Có tư tưởng cho rằng Mỹ đóng vai trò “sen đầm” nhiều quá trên trường quốc tế nên ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh tế nội đia. Tầng lớp đó đa phần là “cổ xanh” da trắng ở Mỹ, họ không ở đô thị lớn, sống lao động đơn giản và thu nhập trung bình. Toàn cầu hóa sẽ khiến những công việc đó mất đi và chuyển dịch sang các nước phát triển, bộ phận này mất đi quyền lợi của mình, vì thế Trump nhắm vào họ. Mặt khác số ng đi bầu cử là quá thấp, trong tranh cử cũng không ai nghĩ Trump thắng, vì thế khi ông ta đăng đàn cả thiên hạ mới bất ngờ.
Thực tế là ngay cả Mỹ cũng không đi ngược lại toàn cầu hóa, nhưng trong một chừng mực nào đó, đây là hiện tượng cộng hưởng, là sự nổi dậy của tầng lớp bị bỏ quên. Cá nhân tôi không nghĩ toàn cầu hóa là xu hướng quay đầu, chỉ chững lại. Châu Âu và Canada đang phản đối rất mạnh xu thế co cụm này. Công bằng mà nhận xét, nếu đưa công việc về Mỹ nhưng khi công việc đó về Mỹ họ cũng chưa đáp ứng được nhu cầu công việc này vì họ không được trang bị nhiều chuyên môn.
Ngay sau phần chia sẻ về công dân toàn cầu – cơ hội và thách thức cho lập trình Việt, bạn Nguyễn Đình Tùng đã hỏi diễn giả câu hỏi mà nhiều bạn sinh viên khác cũng băn khoăn: Đúng là để trở thành công dân toàn cầu cần phải huy động rất nhiều kiến thức và nguồn lực, tuy vậy, môi trường và cuộc sống hiện tại ở Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng có nhiều rào cản, đặc biệt là vật chất.Vậy nên đầu tư trở thành công dân toàn cầu hay tập trung làm cho mình giỏi hơn, cuộc sống gia đình tốt hơn?
Đáp lại câu hỏi, bác Vũ Duy Mẫn đã chia sẻ rất chân tình: Rèn luyện trở thành con người có giá trị, trở thành công dân toàn cầu là nhu cầu để sống hiệu quả hơn, để mức sống cá nhân khá lên hơn. Các bạn Việt Nam sở dĩ đi du học xong phần nhiều ở nước ngoài cống hiến, là bởi rõ ràng các bạn đã cộng nhiều giá trị hơn cho xã hội và nhận được thù lao cao hơn. Phát triển trở thành công dân toàn cầu và vấn đề nâng cao mức sống của bản thân, tôi cho là không mâu thuẫn với nhau.
Vấn đề là tiêu chí của các bạn như thế nào, bạn lên kế hoạch và quản lý thời gian như thế nào? Thay vì nhậu nhẹt, Facebook, nói xấu nhau… các bạn hãy tập trung tìm hiểu các vấn đề khách quan hơn, phục vụ cho mình thì sẽ tốt hơn. Học cách quản lý thời gian tốt và trau dồi những phẩm chất, kỹ năng để phát triển, bạn sẽ đạt được mục đích nhanh hơn và phát triển bản thân tốt hơn.
Với câu hỏi sinh viên thiếu cả kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm làm việc, thì nên ưu tiên cái nào? Diễn giả chia sẻ: Suy nghĩ cá nhân của tôi là làm việc này song song với nhau và luôn phấn đấu. Dĩ nhiên, học tập vẫn là tốt nhất, bạn phải đạt kết quả tốt, nhưng đừng biến mình thành cái máy học. Chúng ta tập trung vào việc có ý nghĩa và bớt đi các hoạt động vô bổ thì sẽ đạt được mục đích.
Có bạn khán giả đặt câu hỏi: Công nghệ Việt có trường hợp nào gây được tiếng vang trong cộng đồng quốc tế không, diễn giả đã nêu ngay trường hợp Flabby Bird đình đám của Nguyễn Hà Đông. Theo PGS.TS có thể apps đó chưa vĩ đại nhất, đó là một sản phẩm thành công, độc lập và tròn trình. Nhiều cty đi nước ngoài “đánh chiếm” như Viettel, FPT, đó cũng là thành công.
Có cơ hội gặp gỡ một nhân vật lớn của ngành công nghệ Việt Nam, các mentor FUNiX cũng không bỏ lỡ cơ hội được nghe diễn giả chia sẻ và giải đáp các vấn đề mình còn băn khoăn. Mentor Bùi Quang Hiếu đặt câu hỏi khá sát với chủ đề: Mentor cần làm gì để động viên, cổ vũ sinh viên thành công dân toàn cầu?
Bác Vũ Duy Mẫn cho rằng, mấu chốt là sinh viên với mentor phải gắn bó hơn nữa. “Nếu ta có 1000 sinh viên và 500 mentor thì nên chăng nên cho sinh viên “nhận” mentor và tối thiểu trong một chứng chỉ các em gắn bó vs mentor, mentor gắn bó với sinh viên , sinh viên được mentor chia sẻ nhiều câu chuyện hơn như chọn hướng phát triển trong ngành thế nào, tương lai ra sao, cần đọc sách gì, làm những gì…. Từ đó truyền cảm hứng và suy nghĩ tích cực để sinh viên hành động.
Qua thống kê tôi thấy 1000 sinh viên, trong 1 năm học tối thiểu 2 chứng chỉ, 1 năm đạt đc có 12000 câu hỏi. 500 Mentor trả lời 12000 câu hỏi là quá ít. Cần phải tạo điều kiện gắn kết hơn và các mentor hãy xung phong hỗ trợ xuyên suốt cho sinh viên”
Mentor Nguyễn Trần Phú thì băn khoăn: Môi trường học tập đặc thù của VN khiến khả năng đặt câu hỏi và tự học của học sinh/ sinh viên khá thấp, họ chưa có ý thức tôi cần đặt cái gì? Anh có thể đề xuất phương án giải quyết cho vấn đề này không?
Với câu hỏi này, bác Vũ Duy Mẫn trả lời rất tâm huyết: Tôi vẫn có quan điểm người thầy là quan trọng, và giáo dục Việt Nam nhiều lần cải cách vẫn không nhìn ra vấn đề cần sửa đổi dù thay sách rất nhiều. Tôi cần có giáo viên giỏi thì giáo dục của tôi mới lên. Như ở Phần Lan, giáo dục được công nhận vì là phổ cập, các mục tiêu, con số đều minh bạch.
Nếu chúng ta kỳ vọng FUNiX không cần giáo viên giỏi mà dựa vào sinh viên hay hỏi để phát triển, tôi nghĩ nó vẫn khập khiễng. Lý thuyết này chỉ hiệu quả khi sinh viên đã nắm chắc một ngành và cần công nghệ là công cụ phát triển tiếp, bởi nơi kiếm ra nhiều tiền nhất thường nằm ở các lĩnh vực thuộc biên giới các ngành. Trong trường hợp này, người học đã có mindset, có kinh nghiệm học và mục tiêu rõ ràng. May mắn là FUNiX không như vậy.
Nêu các bạn là học sinh cấp III, nhất là phần lớn không ở trường chuyên sẽ khó hơn, các bạn này cần hỗ trợ và FUNiX làm được, nhờ liên tục phát triển hệ thống mentor. Nhưng các bạn từ cấp III học lên hay chưa tiếp xúc với môn này những nhà sư phạm giỏi để bồi dưỡng kỹ năng mềm, tư duy mở để phát triển. Không nên kỳ vọng các bạn học sinh cấp III được đào tạo bình thường ở Việt Nam mà active ngay, điều này là khá khó, cần hỗ trợ các bạn. Bởi vậy các bạn mentor cần bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của mình.
Tại Mỹ việc xây dựng đội ngũ giáo viên là điều được Chính phủ coi trọng.
Rõ ràng là cần giáo viên và hiệu trưởng tốt, ở mọi mô hình giáo dục.
Trong tương lai về chính sách VN dành cho phát triển CNTT sẽ ra sao và Việt Nam sẽ đứng ở đâu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4?
Trả lời câu hỏi này, diễn giả cho biết: Tôi tin các chuyên gia công nghệ Việt rất rõ điều này, bản thân tôi là thành viên Ban chủ nhiệm chương trình Tin học quốc gia từ ngày đầu, tôi tin Việt Nam cũng đã kỳ vọng nhiều.
Tôi tin trong tương lai VN sẽ khá cởi mở trong vấn đề phát triển công nghệ. Tuy nhiên tính ứng dụng của công nghệ trong lòng xã hội hơi yếu, cụ thể là người dân chưa được hưởng những thành quả công nghệ áp dụng vào bộ máy y tế, trường học, hành chính… hàng ngày
Chính phủ điện tử là 1 ý tưởng hay, đưa công nghệ vào việc phục vụ nhân dân có chất lượng tốt hơn, và xây dựng dịch vụ này cần được nâng cao.
Xem thêm một số hình ảnh của xDay Hà Nội tại đây.
Mai Phương
Đại học trực tuyến FUNiX – funix.edu.vn
Bình luận (0
)