“Phổ cập lập trình” – nhìn từ Nhật Bản, nghĩ đến Việt Nam
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Thang 06/2016, Bộ Giáo dục Nhật Bản đã có quyết định tất cả các học sinh cấp 2 trường công nước này bắt buộc phải học lập trình ngay từ đầu cấp để chuẩn bị lực lượng nhân sự sẵn sàng cho “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.
Nữ sinh Nhật tự điều hành công ty tin học
Cuộc sống của nữ sinh trung học Emi Morikawa đã thay đổi hoàn toàn sau khi cô học lập trình máy tính. Morikawa bắt đầu học lập trình từ tháng 6 năm ngoái tại trường trung học ở Turlock, California. Tại đây, cô cảm thấy vô cùng ấn tượng với việc rất nhiều học sinh cũng tầm tuổi như cô cũng đang đam mê với lập trình, có nhiều thành công và mơ ước trở thành nhà khoa học máy tính. Hàng ngày, cô cũng đến trường, học chương trình phổ thông, tiếng Anh. Thế nhưng ít ai biết cùng lúc đó, Morikawa cũng điều hành công ty tin học của riêng mình.
“Trong quá trình học lập trình, tôi nhận ra rằng việc lập công ty riêng sẽ có ích cho tương lai của tôi hơn là việc học đại học. Nhiều bạn bè cùng lứa tuổi của tôi đi học đại học mà không biết họ thích cái gì. Tôi nghĩ việc theo đuổi đam mê của mình quan trọng hơn tất cả”, nữ sinh Emi Morikawa chia sẻ.
“Ngay khi tôi học được đến trình độ để có thể tự viết ra chương trình của riêng mình, tôi bắt đầu nhận ra học lập trình thật là thú vị, nó tuyệt vời hơn rất nhiều việc suốt ngày đọc chép, ghi nhớ rồi thi để được điểm cao ở trường rồi cũng chả làm gì được với nó”, Morikawa nhớ lại.
Morikawa chỉ là một trong số rất rất nhiều bạn thiếu niên yêu thích lập trình đang rèn luyện để đón đầu Cách mạng Công nghiệp 4.0 âm thầm diễn ra trên nhiều nền kinh tế thế giới từ Âu sang Á. Nhìn chung, đây là cuộc cách mạng mang công nghệ thông tin vào phục vụ mạnh mẽ hơn cho cuộc sống của con người. Và trong đó, ngành lập trình giữ một vai trò vô cùng quan trọng bởi nó giúp con người viết ra những sản phẩm tùy biến phục vụ cho nhu cầu của họ. Nó không chỉ mang đến tri thức cho nhiều người mà còn giúp họ có được một công việc mới.
Và chuyện Nhật Bản “phổ cập tin học” đón đầu Cách mạng Công nghiệp 4.0
Đầu tháng 6/2016, chính phủ Nhật đã chính thức thông qua chương trình giáo dục lập trình mới cho học sinh phổ thông. Theo đó, tất cả các học sinh cấp 2 trường công tại Nhật sẽ bắt buộc phải học lập trình ngay từ đầu cấp. Mục tiêu của chương trình này là để chuẩn bị lực lượng nhân sự sẵn sàng cho cái được chính phủ gọi là “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, đó sẽ là kỷ nguyên phát triển bùng nổ của nhiều ngành như robot và trí tuệ nhân tạo.
Theo khảo sát mới đây của Bộ Giáo dục nước này, việc dạy lập trình từ sớm có thể giúp phát triển tư duy và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chính phủ Nhật đang khuyến khích phát triển công dân Nhật khởi nghiệp, mở doanh nghiệp tự kinh doanh. Đây là thay đổi hiếm thấy trong lịch sử bởi chính sách Nhật vốn chú trọng phát triển các tập đoàn lớn.
Trên thực tế, việc cho học sinh học lập đã trở thành xu hướng trên thế giới. Trước đó từ năm 2000, lập trình là môn học bắt buộc tại các trường trung học ở Israel. Tháng 1/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã công bố kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD vào chương trình đào tạo ngành khoa học máy tính cho học sinh Mỹ.
Tại Việt Nam, chuyện còn bỏ ngỏ
Ở Việt Nam, dù chưa thành một trào lưu rầm rộ, nhiều bạn trẻ đã đã mày mò tự học lập trình ngay khi còn đi học, nhiều cuộc thi, sân chơi lập trình như Alice, Scratch, CSC… đã được mở ra nhằm tìm kiếm, bồi dưỡng những lập trình viên nhí. Tuy nhiên, lập trình vẫn chưa là một môn học và vẫn còn là lĩnh vực khó tiếp cận với đại đa số học sinh nước ta. Mentor Trương Đăc Tài, Senior QC Engineer trong lĩnh vực testing tại FPT Software TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Nhìn chung học sinh ở Việt Nam không có lợi thế về việc tiếp cận học lập trình. Các em có lẽ chỉ được tiếp xúc với lập trình qua môn tin học ở cấp 3, và đó là một môn học bắt buộc. Nội dung giảng dạy đã cũ và không thể đáp ứng được nhu cầu thực tế, chỉ là cưỡi ngựa xem hoa mà thôi. Đối với những em học sinh yêu thích lập trình thật sự thi các em ấy chỉ tìm hiểu qua internet là chủ yếu. Điều này có những điểm lợi và những điểm bất lợi. Các em có thể tiếp cận sớm và nhiều nguồn kiến thức trên internet, tuy nhiên lại thiếu sự đồng nhất và người hướng dẫn. Cho nên nếu không có một quyết tâm cao thì các em ấy dễ bỏ cuộc, đi vào ngõ cụt hoặc là sẽ tốn nhiều thời gian để nghiên cứu.”
Cách mạng số đã chạm đến tận cửa nhưng dường như chưa có một động thái rõ ràng nào từ phía Nhà quản lý cho việc phải trang bị kiến thức lập trình, kiến thức công nghệ như một kỹ năng bắt buộc với học sinh.
Trong bối cảnh đó, nhiều đơn vị giáo dục và công nghệ tại Việt Nam đã nỗ lực đưa lập trình tới gần hơn nhóm đối tượng này. Ở FUNiX có gần 40 em dưới 18 tuổi đang theo học tại trường. Hình thức đào tạo Online cho phép các em học mà vẫn không ảnh hưởng đến thời gia trên lớp. Không chỉ đơn thuần tự học, các em còn được mentor hỗ trợ khi gặp phải vấn đề khó và sinh hoạt cùng cộng đồng lập trình hàng tháng, tạo điều kiện để các em có cái nhìn đúng hơn và thêm yêu lập trình. Nhiều em học sinh có thành tích học rất ấn tượng tại FUNiX như Lưu Hoàng Long – học sinh THPT đầu tiên tốt nghiệp chứng chỉ Công dân số tại trường, Lê Nguyễn Thiện Nhân – “sinh viên” trẻ nhất FUNiX đang học lớp 7, Nguyễn Đức Thành Công – giải nhất cuộc thi lập trình viên nhí CSC…
Cùng với các đơn vị giáo dục và công nghệ khác, FUNiX với vai trò tiên phong trong giáo dục trực tuyến đang nỗ lực đưa lập trình trở thành một môn học thú vị, một lĩnh vực gần gũi với học sinh THCS và THPT, giúp các em có niềm đam mê và định hướng theo đuổi lập trình. Từ đó, từng bước xây dựng nguồn nhân lực vững chắc để đón đầu Cách mạng Công nghệ 4.0 đang từng ngày diễn ra.
Tuy vậy, để lập trình đến với nhiều học sinh hơn, vẫn cần những hành động tích cực hơn nữa đến từ các đơn vị, tổ chức và đặc biệt là từ phía Bộ Giáo Dục.
Mai Phương
Tư liệu tham khảo: Techmaster
Đại học trực tuyến FUNiX – funix.edu.vn
Bình luận (0
)