Ứng dụng điện toán đám mây trong kinh doanh
Ứng dụng điện toán đám mây giải quyết những hạn chế của cơ sở hạ tầng CNTT truyền thống tại chỗ cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng xử lý và lưu trữ không giới hạn.
- “Người làm IT ai cũng nên học về Cloud computing”
- AI trên đám mây: Chuyển đổi doanh nghiệp ứng dụng như thế nào?
- Ưu điểm và hạn chế của cơ sở dữ liệu đám mây
- Lợi thế và hạn chế của Cloud Bursting trong doanh nghiệp TMĐT
- Giới thiệu về Dữ liệu lớn AWS - Giải pháp AWS cho dữ liệu lớn
Table of Contents
Công nghệ đám mây thâm nhập vào tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh như cơ sở hạ tầng, triển khai ứng dụng, lưu trữ, phát triển và bảo mật thông tin. Hãy cùng khám phá những lợi ích, ứng dụng điện toán đám mây để có thể thấy tại sao các doanh nghiệp lại lựa chọn nó thay vì CNTT truyền thống.
1. Giảm chi phí doanh nghiệp
Việc mua và duy trì các thiết bị lưu trữ và máy tính gây tốn kém không ít cho doanh nghiệp chưa tính đến các hoạt động quản lý. Bạn phải đầu tư vào các thiết bị lớn để lưu trữ và xử lý dữ liệu và phải mở rộng diện tích chứa các thiết bị này để phù hợp với các thiết bị bổ sung kết nối mới có thể đưa vào hoạt động. Hơn nữa, bạn phải chi cho các biện pháp bảo mật, bảo trì thiết bị, nâng cấp phần mềm,…
Ứng dụng điện toán đám mây sẽ có thể loại bỏ tất cả những chi phí không cần thiết như: đầu tư hệ thống máy chủ, lưu trữ,… Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây có cơ sở hạ tầng cần thiết để lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp và xử lý bảo mật, bảo trì cho doanh nghi.
Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể tập trung 100% công sức vào mô hình kinh doanh, phân tích thị trường mà không cần phải đầu tư thời gian, tiền bạc lớn vào việc lưu trữ, quản lý dữ liệu.
>>> Xem thêm bài viết: Điện toán đám mây là gì? Công nghệ Cloud được hoạt động như thế nào?
2. Truy cập dữ liệu dễ dàng
Một lợi ích liên quan chặt chẽ của việc xử lý dữ liệu là quyền truy cập . Trong thiết lập CNTT truyền thống, bạn lưu trữ và xử lý dữ liệu trong trung tâm dữ liệu của mình hoặc khu vực lưu trữ. Khi nhân viên của bạn muốn truy cập dữ liệu này, rất có thể họ sẽ phải kết nối qua mạng của công ty bạn. Nếu không, bạn phải triển khai một cơ chế xác thực và bảo mật phức tạp để chỉ cho phép những người được ủy quyền truy cập. Tất cả những điều này đều gây rắc rối và làm tăng thêm chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Trong khi đó, ứng dụng điện toán đám mây có thể loại bỏ những vấn đề này. Nhà cung cấp dịch vụ có cơ chế bảo mật và xác thực cần thiết chỉ cho phép người dùng được ủy quyền truy cập dữ liệu. Quan trọng hơn, nhân viên trong công ty có thể truy cập dữ liệu từ bất kỳ nơi nào trên thế giới khi có kết nối internet. Khả năng tiếp cận này cũng là một yếu tố thay đổi cuộc chơi trong mô hình làm việc của doanh nghiệp từ tập trung tại văn phòng sang work from home.
3. Sao lưu tự động
Khi bạn lưu trữ dữ liệu trong máy tính bạn sẽ rất khó sao lưu và khôi phục tài liệu khi gặp sự cố như lũ lụt và động đất, mất tài sản,…
Khi bạn ứng dụng điện toán đám mây, không có vấn đề nào có thể khiến bạn bị rủi ro mất dữ liệu. Nhà cung cấp dịch vụ đám mây có trách nhiệm sao lưu và bảo vệ dữ liệu của bạn. Nhà cung cấp sẽ trả tiền phạt nếu tốc độ truy cập dữ liệu xuống dưới một giới hạn nhất định, thường là 99,99%. Tất cả những điều này có nghĩa là bạn có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình mà không cần lo lắng về việc lưu trữ và bảo vệ dữ liệu của mình. Quan trọng hơn, công việc kinh doanh của bạn sẽ tiếp tục phát triển, bất chấp bất kỳ thảm họa nào.
4. Tăng tính linh hoạt
Trong CNTT lưu trữ truyền thống, bạn phải trả nhiều tiền cho việc nâng cấp và cài đặt phần cứng khi doanh nghiệp có nhu cầu phát triển. Bạn cũng phải đợi để có thể sử dụng trong khi thực hiện nâng cấp. Tuy nhiên, bộ hoạt kinh doanh của bạn sẽ có thể bị đình trệ, gặp lỗi trong lúc chờ đợi.
Ứng dụng của điện toán đám mây sẽ giúp bạn có rất nhiều sự linh hoạt. Bạn có quyền truy cập ngay vào hệ thống dữ liệu của công ty bất cứ lúc nào. Hoạt động nâng cấp diễn ra song song và không có rủi ro thất lạc dữ liệu.
5. Phân tích nâng cao và thông tin chi tiết
Dữ liệu là nguồn tài nguyên lớn của doanh nghiệp. Khi lượng lớn dữ liệu được phân tích, bạn có thể nhận được thông tin chi tiết về khách hàng, xu hướng kinh doanh, hiệu suất làm việc,…Tất cả những điều này cũng có thể giúp bạn đưa ra các quyết định chiến lược có tác động tích cực đến công ty của bạn.
Trong cơ sở hạ tầng CNTT truyền thống, bạn sẽ phải đầu tư rất nhiều để thiết lập các thiết bị cần thiết để xử lý lượng lớn dữ liệu. Bạn cũng có thể phải tận dụng các công cụ AI tiên tiến, có thể đòi hỏi tiền bạc và kiến thức chuyên môn.
Tuy nhiên, công nghệ đám mây đơn giản hóa điều này vì vậy bạn không mất những thông tin chi tiết này. Đám mây cho phép bạn nhận được số liệu phân tích mà không cần chi tiêu nhiều vào việc thiết lập. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cũng sử dụng tự động hóa và các công cụ AI và ML nâng cao để cung cấp thông tin chi tiết chuyên sâu từ dữ liệu của bạn. Bằng cách đó, bạn có thể đưa ra các quyết định kinh doanh khi dữ liệu được phân tích tự động.
6. Tự động hóa và tích hợp
Thông thường doanh nghiệp sẽ phải kết hợp nhiều công cụ, phần mềm trong cùng một quy trình làm việc để tự động hóa. Khi doanh nghiệp phải làm điều đó với cơ sở hạ tầng CNTT nội bộ của mình, đó là một thách thức. Bởi vì các công cụ hoặc nền tảng khác nhau có hệ điều hành và thông số kỹ thuật chức năng khác nhau. Điều này cũng có thể gây khó khăn cho bạn trong việc thiết lập và phân bổ các tài nguyên cần thiết.
Ngược lại, ứng dụng của công nghệ điện toán đám mây giúp toàn bộ quy trình trở nên liền mạch. Bạn có thể chỉ cần chọn các công cụ bạn muốn và kết hợp chúng lại với nhau để tự động hóa các quy trình của mình. Nhà cung cấp đám mây xử lý các yêu cầu về cơ sở hạ tầng và điện toán cơ bản. Trong trường hợp này, bạn có thể tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện khả năng tự động hóa của mình chứ không phải thiết lập nó.
7. Bảo mật dữ liệu 100%
Các thiết lập lưu trữ dữ liệu truyền thống khiến bạn phải chịu trách nhiệm về tính bảo mật dữ liệu và ứng dụng của mình. Đổi lại, điều này đòi hỏi chi phí khổng lồ để bảo đảm an toàn cho cơ sở dữ liệu của bạn như: triển khai tường lửa và Hệ thống phát hiện xâm nhập, đội ngũ IT giám sát và vận hành.
Với ứng dụng điện toán đám mây, các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện tất cả các biện pháp bảo mật bằng cách tận dụng các công nghệ mới nhất để bảo vệ dữ liệu của bạn. Doanh nghiệp sẽ yên tâm về khả năng bảo mật dữ liệu nội bộ, số liệu kinh doanh, thông tin khách hàng,…
8. Khả năng mở rộng được nâng cấp
Công nghệ đám mây cho phép doanh nghiệp tăng và giảm quy mô phần mềm trong vòng vài phút. Các ứng dụng cho phép doanh nghiệp mua phần mềm theo gói, tính năng do đó bạn không nhất thiết phải mua toàn bộ ứng dụng mới có thể sử dụng được.
Bên cạnh đó, các ứng dụng cloud dễ dàng cho phép tích hợp với của phần mềm, ứng dụng khác trong cùng hệ thống để thuận tiện quản lý và triển khai trong quá trình hoạt động.
Nhiều công ty hiểu được lợi ích của điện toán đám mây đối với hoạt động kinh doanh của họ, vì vậy họ muốn tận dụng tối đa nó. Hiện tại, hơn 94% doanh nghiệp toàn cầu đã áp dụng công nghệ đám mây và điều này có thể sẽ tiếp tục. Đó là lý do tại sao công nghệ đám mây chắc chắn là một phần của tương lai.
Trên đây là những Ứng dụng điện toán đám mây cloud trong các doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn đọc.
>> Đọc ngay chuỗi bài viết liên quan:
Từ A-Z về công nghệ điện toán đám mây Cloud
Điện toán đám mây là gì? Công nghệ Cloud được hoạt động như thế nào?
Ứng dụng Công nghệ Cloud điện toán đám mây trong kỷ nguyên số 2022
Top 5 Công dụng điện toán đám mây Cloud trong Giáo dục
9 Lợi ích của điện toán đám mây thay thế các phần mềm on-premise
Nguyễn Cúc
Bình luận (0
)